Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), Ngân hàng trung ương Anh (BoE) và Ngân hàng Trung ương Thụy Sỹ (SNB) đều đã tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản trong tuần qua. Đây là bước đi đã được các thị trường dự báo trước.

Một thông điệp rất rõ ràng

Các thị trường đã phản ứng tiêu cực sau khi Fed tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản lên mức cao nhất của 15 năm. Mức điều chỉnh 50 điểm cơ bản đánh dấu xu hướng tăng chậm lại của Fed so với bốn cuộc họp trước đó, khi thể chế này thực hiện tăng lãi suất thêm 75 điểm cơ bản.

Chú thích ảnh

Trụ sở Fed tại Washington, D.C, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN

Tuy nhiên, Chủ tịch Fed Jerome Powell đã báo hiệu rằng bất chấp những dấu hiệu gần đây cho thấy lạm phát có thể đã đạt đỉnh, nỗ lực nhằm đưa chỉ số này về mức có thể kiểm soát vẫn chưa kết thúc.

Ông Powell cho biết trong một cuộc họp báo hôm 14/12 rằng: "Lạm phát trong lĩnh vực dịch vụ được kỳ vọng sẽ không sụt giảm nhanh, vì vậy chúng tôi sẽ phải duy trì chính sách của mình. Lãi suất có thể sẽ tăng lên mức cao hơn để đạt được mục tiêu mà chúng tôi (Fed) mong muốn”.

Đồng quan điểm với Fed, hôm 15/12, ECB cũng đã quyết định nâng lãi suất cơ bản, dù với mức tăng nhỏ hơn. Tương tự, BoE cũng thực hiện tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản. Cả hai ngân hàng đều cho biết sẽ tiếp tục lộ trình tăng "đáng kể” hơn nữa để chế ngự lạm phát.

George Saravelos, Trưởng bộ phận nghiên cứu ngoại hối tại ngân hàng Deutsche Bank, cho biết các ngân hàng trung ương lớn đã đưa ra thông điệp rõ ràng rằng "các điều kiện tài chính cần phải được thắt chặt”.

Chuyên gia này nói: "Chúng tôi đã nhận định từ đầu năm 2022 rằng trong năm nay, mọi thứ sẽ chỉ xoay quanh việc nâng lãi suất. Bây giờ, khi các ngân hàng trung ương đã thực hiện điều này thì chủ đề của năm 2023 sẽ rất khác, đó là ngăn chặn sự sụp đổ của các thị trường”.

Chính sách điều chỉnh theo triển vọng kinh tế

Thông điệp diều hâu từ Fed và ECB đã phần nào khiến thị trường ngạc nhiên, mặc dù bản thân các quyết định không nằm ngoài kỳ vọng thị trường.

Ngân hàng Berenberg hôm 16/12 đã điều chỉnh dự báo về lộ trình thắt chặt chính sách của Fed. Theo đó, thể chế này sẽ tăng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản, lên mức cao nhất là 5-5,25%, trong suốt ba cuộc họp chính sách đầu tiên của năm 2023.

Chuyên gia kinh tế trưởng Holger Schmieding của Berenberg nhận định rằng mặc dù các yếu tố như lạm phát giảm và tỷ lệ thất nghiệp tăng vào cuối năm 2023 có thể khiến Fed đổi ý song hiện tại thể chế này vẫn đang có ý định tiếp tục nâng lãi suất.

Berenberg cũng dự đoán ECB, dù vẫn khá rụt rè với việc nâng lãi suất, sẽ nâng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản vào ngày 16/3 tới, sau khi đã nâng 50 điểm cơ bản trong cuộc họp vào ngày 2/2, điều này đưa tỷ lệ tái cấp vốn chính của ngân hàng lên 3,5%.

Chuyên gia kinh tế trưởng Schmieding cho biết: "Tuy nhiên, từ mức cao như vậy, ECB có thể sẽ phải giảm lãi suất sau khi lạm phát về mức gần 2% vào năm 2024”.

Trong khi đó, BoE được kỳ vọng sẽ tỏ ra ôn hòa hơn một chút so với Fed và ECB. Các quyết định trong tương lai của ngân hàng sẽ phụ thuộc nhiều vào diễn biến của cuộc suy thoái kinh tế được cho là sẽ xảy ra ở Vương quốc Anh.

Berenberg dự kiến BoE sẽ nâng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản vào tháng Hai để đưa lãi suất lên mức cao nhất là 3,75%. Sang đến năm 2023, ngân hàng sẽ giảm 50 điểm cơ bản lãi suất, trước khi giảm thêm 25 điểm cơ bản vào cuối năm 2024.

Chuyên gia Schmieding giải thích: "Mặc dù vậy, trong bối cảnh các dữ liệu kinh tế gần đây mang lại những bất ngờ tích cực, việc Fed và BoE tăng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản sẽ không tạo ra sự khác biệt đáng kể đối với triển vọng kinh tế”.

Chuyên gia này nói: "Chúng tôi vẫn dự đoán kinh tế Mỹ sẽ thu hẹp 0,1% vào năm 2023, sau đó tăng trưởng 1,2% vào năm 2024, trong khi Vương quốc Anh có thể sẽ rơi vào suy thoái kinh tế, với Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) giảm 1,1% vào năm 2023, trước khi phục hồi với mức tăng 1,8% vào năm 2024”.

Trong khi đó, đối với ECB, Berenberg nhận thấy việc ECB tăng thêm 50 điểm cơ bản dự kiến sẽ có tác động hạn chế tăng trưởng rõ ràng, nhất là vào giai đoạn cuối năm 2023 và đầu năm 2024.

Ông Schmieding cho biết: "Mặc dù giữ nguyên dự đoán tăng trưởng GDP thực tế cho Khu vực đồng euro (Eurozone) trong năm tới ở mức -0,3%, chúng tôi sẽ hạ dự báo về tốc độ phục hồi kinh tế trong năm 2024 của khối này từ 2,0% xuống 1,8%.

Chuyên gia Schmieding lưu ý rằng hành động của các ngân hàng trung ương trong năm 2022 không phải là một chỉ báo đáng tin cậy cho các hành động chính sách trong tương lai.

"Chúng tôi nhận thấy rủi ro đối với các dự báo vừa đưa ra, nhưng do suy thoái ở Eurozone có thể nghiêm trọng hơn so với dự báo của ECB và vì lạm phát có thể sẽ giảm đáng kể từ tháng Ba trở đi, chúng tôi cho rằng trong lần nâng lãi suất cuối cùng được thực hiện vào tháng 3/2023, ECB có thể sẽ tăng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản thay vì 50 điểm cơ bản”, ông Schmieding nói.

Theo báo Tin tức

Các tin khác


Huyện Lạc Sơn quan tâm phát triển lĩnh vực dịch vụ

(HBĐT) - Thực hiện Chương trình hành động thực hiện Chiến lược tổng thể phát triển khu vực dịch vụ của Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh, UBND huyện Lạc Sơn đã quán triệt, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, chính quyền địa phương tổ chức thực hiện, đẩy mạnh và phát huy vai trò của cả hệ thống chính trị trong việc phát triển lĩnh vực dịch vụ của địa phương. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành về chiến lược phát triển ngành dịch vụ trên địa bàn. Đảm bảo các mục tiêu về phát triển ngành dịch vụ thông qua thực hiện Quy hoạch tỉnh, các kế hoạch phát triển KT-XH, phát triển ngành dịch vụ giai đoạn 5 năm và hàng năm được thực hiện thống nhất, đồng bộ.

450 triệu đồng thực hiện chính sách đối với người có uy tín trong cộng đồng

(HBĐT) - Thực hiện chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số theo Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, năm 2022.

Công ty CP phát triển giáo dục và thương mại Việt Nhật: Triển khai nhiều chính sách hỗ trợ xuất khẩu lao động

(HBĐT) - Với ngành nghề kinh doanh chính là cung ứng và quản lý nguồn lao động, Công ty CP Phát triển giáo dục và thương mại Việt Nhật (Hà Nội) được tỉnh cho phép về các địa phương tuyên truyền, tư vấn, tuyển dụng lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng từ năm 2019.

Việt Nam và Bỉ cần đầu tư tập trung vào lĩnh vực đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chống biến đổi khí hậu

Chiều 15/12 (giờ địa phương) tại Brussels, trong chương trình thăm chính thức Vương quốc Bỉ, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự và phát biểu tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam-Vương quốc Bỉ. Diễn đàn do Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Đại sứ quán Việt Nam tại Bỉ và Liên đoàn Giới chủ Bỉ phối hợp tổ chức. Cùng dự có Công chúa Bỉ Astrid.

Tăng trưởng kinh tế nhờ nội lực

Tại hội thảo "Động lực phát triển kinh tế Việt Nam 2023" do báo Xây dựng tổ chức, TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC), nguyên Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã nêu rõ thực trạng khó khăn của các doanh nghiệp hiện nay.

16 ngân hàng cam kết giảm lãi suất cho vay

Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cho biết, hiện có 16 tổ chức tín dụng đã đăng ký, cam kết giảm lãi suất cho vay.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục