(HBĐT) - Mặc dù còn nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid - 19 những tháng đầu năm và tình hình thế giới bất ổn kéo theo những tác động xấu, tuy vậy, năm 2022 KT-XH của tỉnh ta tiếp tục có bước phục hồi khá. Kết quả đó có thể khẳng định là nhờ sự chỉ đạo quyết liệt của cấp ủy, chính quyền và sự nỗ lực bứt phá của cộng đồng doanh nghiệp.


Khu công nghiệp Lương Sơn thu hút nhiều doanh nghiệp trong nước và nước ngoài vào đầu tư, góp phần phát triển kinh tế -xã hội địa phương. Ảnh chụp tại Công ty TNHH Midori Apparel Việt Nam Hòa Bình. 

Tính đến nay, tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) ước đạt 9,38%, vượt kế hoạch đề ra. GRDP bình quân đầu người ước đạt 66,7 triệu đồng, đạt kế hoạch đề ra. Tổng đầu tư toàn xã hội ước đạt 18.720 tỷ đồng, chiếm khoảng 33% GRDP, vượt kế hoạch đề ra.  Tổng thu ngân sách nhà nước ước đạt 6.410 tỷ đồng, đạt kế hoạch đề ra. Tổng kim ngạch  xuất khẩu ước đạt 1.437 triệu USD; kim ngạch nhập khẩu ước đạt 1.097 triệu USD, đều đạt kế hoạch đề ra... 

Để  chia sẻ khó khăn, tạo đà phục hồi sau đại dịch, tỉnh ta đã triển khai các chính sách hỗ trợ thuộc Chương trình phục hồi và phát triển KT-XH như: Chương trình hỗ trợ lãi suất 2%/năm trong 2 năm 2022-2023 thông qua hệ thống các ngân hàng thương mại. Tiếp tục triển khai thực hiện các giải pháp cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm tháo gỡ khó khăn cho các khách hàng bị thiệt hại do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Đến nay, đã thực hiện miễn, giảm 54 tỷ đồng tiền lãi của dư nợ gốc 9.922 tỷ đồng đối với 82.411 khách hàng. Bên cạnh đó, đã thực hiện giải ngân được trên 5,2 tỷ đồng đối với 11 doanh nghiệp nhằm hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19. 

Trong công tác chỉ đạo, điều hành, UBND tỉnh thường xuyên theo dõi sát tình hình và chủ động tháo gỡ khó khăn trong sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn. Các chương trình khuyến công tiếp tục được đẩy mạnh. Chỉ số sản xuất công nghiệp năm 2022 ước tăng 16% so với cùng kỳ năm trước; trong đó ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 15%, ngành sản xuất và phân phối điện tăng 19%, ngành công nghiệp cung cấp nước sạch và xử lý rác thải tăng 3%, riêng ngành công nghiệp khai khoáng giảm 8%. Giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 41.626 tỷ đồng, tăng 14,3% so với cùng kỳ năm trước. Công tác xúc tiến thương mại, thương mại điện tử và kết nối cung cầu được đẩy mạnh. Tỉnh đã triển khai thực hiện tốt Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, chương trình nhận diện hàng Việt Nam với tên gọi "Tự hào hàng Việt Nam” năm 2022... Trong năm, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt 53.485 tỷ đồng, tăng 20,27% so với cùng kỳ năm trước, bằng 101,9% kế hoạch năm. 

Đặc biệt, ngay sau khi dịch Covi -19 được kiểm soát, với việc tổ chức tốt công tác quảng bá, xúc tiến, ngành du lịch của tỉnh đã có bước phục hồi mạnh mẽ. Chính thức mở cửa du lịch từ ngày 15/3/2022 cùng với việc triển khai các hoạt động kích cầu du lịch nên nhu cầu du lịch tăng mạnh. Tổng khách du lịch đến tỉnh Hoà Bình trong năm ước đạt 2,58 triệu lượt, tăng 98,5% so với cùng kỳ năm trước, bằng 100% kế hoạch năm (trong đó, khách quốc tế 100 nghìn lượt, tăng 138% so với cùng kỳ năm trước; khách nội địa 2,48 triệu lượt, tăng 97% so với cùng kỳ năm trước); tổng doanh thu ước đạt 2.400 tỷ đồng, tăng 118,2% so với cùng kỳ năm trước, bằng 100% kế hoạch năm. 

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, tỉnh cũng có nhiều khó khăn trong giải ngân vốn đầu tư công và thu ngân sách từ đấu giá quyền sử dụng đất. Theo đồng chí Nguyễn Văn Thắng, Giám đốc Sở KH&ĐT, công tác giải ngân vốn đầu tư công đã được triển khai từ đầu năm và giao vốn đến từng công trình, dự án. Tuy nhiên, bên cạnh những chương trình, nguồn vốn có tỷ lệ giải ngân đạt khá thì vẫn còn có nguồn vốn tỷ lệ giải ngân thấp, nhất là vốn nước ngoài (ODA). Mặt khác, các khoản thu từ đấu giá quyền sử dụng đất không đạt kế hoạch đề ra cũng ảnh hưởng đến kế hoạch đầu tư công của tỉnh năm 2023. 

Để tăng tốc hoàn thành chỉ tiêu KT-XH năm 2022, UBND tỉnh chỉ đạo các ngành, địa phương đẩy mạnh triển khai kế hoạch chuyển đổi số đảm bảo hiệu quả, thực chất. Thường xuyên cập nhật, theo dõi sát diễn biến tình hình thị trường, lưu thông hàng hóa trên địa bàn để kịp thời dự báo và chủ động xây dựng các phương án cung ứng hàng hóa thiết yếu, lương thực, thực phẩm, nhất là dịp Tết Nguyên đán 2023. Phấn đấu hoàn thành cao nhất nhiệm vụ thu ngân sách 2022; hỗ trợ giải quyết vướng mắc trong thu ngân sách từ đấu giá quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất; rà soát lại các nguồn thu; tăng cường xử lý các đơn vị, dự án chậm nộp và nợ thuế. Quản lý chi ngân sách chặt chẽ, đúng quy định, đảm bảo tiết kiệm và hiệu quả. Tiếp tục tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh, khởi công các dự án trọng điểm mang tính đột phá nhằm thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu, kế hoạch đã đề ra. 

                                                                  Đinh Hòa






Các tin khác


Phát huy hiệu quả tín dụng chính sách

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tiếp tục được truyền tải kịp thời, là động lực quan trọng để hộ nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn tỉnh phát triển kinh tế, vượt lên đói, nghèo.

Huyện Tân Lạc: Tổng dư nợ tín dụng chính sách đạt trên 480 tỷ đồng

(HBĐT) - Theo báo cáo của Phòng giao dịch NHCSXH huyện Tân Lạc, đến hết tháng 11/2022, tổng dư nợ tín dụng chính sách trên địa bàn huyện đạt 480,2 tỷ đồng, với 14.680 khách hàng còn dư nợ.

Công nhận 20 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh năm 2022

(HBĐT) - Ủy ban nhân dân tỉnh vừa có Quyết định số 3187, ngày 12/12/2022 về việc công nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh năm 2022.

Cán đích 700 tỷ USD, xuất nhập khẩu - điểm sáng kinh tế 2022

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam đã đạt 700,23 tỷ USD. Đây là cột mốc mới ghi dấu về quy mô thương mại trên phạm vi toàn cầu.

Huyện Lạc Sơn quan tâm phát triển lĩnh vực dịch vụ

(HBĐT) - Thực hiện Chương trình hành động thực hiện Chiến lược tổng thể phát triển khu vực dịch vụ của Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh, UBND huyện Lạc Sơn đã quán triệt, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, chính quyền địa phương tổ chức thực hiện, đẩy mạnh và phát huy vai trò của cả hệ thống chính trị trong việc phát triển lĩnh vực dịch vụ của địa phương. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành về chiến lược phát triển ngành dịch vụ trên địa bàn. Đảm bảo các mục tiêu về phát triển ngành dịch vụ thông qua thực hiện Quy hoạch tỉnh, các kế hoạch phát triển KT-XH, phát triển ngành dịch vụ giai đoạn 5 năm và hàng năm được thực hiện thống nhất, đồng bộ.

450 triệu đồng thực hiện chính sách đối với người có uy tín trong cộng đồng

(HBĐT) - Thực hiện chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số theo Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, năm 2022.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục