(HBĐT) - Mặc dù đứng trước những khó khăn, thách thức của nền kinh tế, song ngành Công Thương tỉnh Hòa Bình đã và đang không ngừng nỗ lực hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu, mục tiêu được giao, góp phần tích cực vào tăng trưởng kinh tế chung của tỉnh với chất lượng tăng trưởng được cải thiện, tái cơ cấu kinh tế đi vào chiều sâu.
Các đồng chí: Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ; Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo một số ban, ngành thăm tình hình sản xuất - kinh doanh tại Công ty TNHH Nhựa Lạc Sơn, huyện Lạc Sơn. Ảnh: P.V
Trong năm 2022, tình hình KT-XH của tỉnh tiếp tục đạt được những kết quả tích cực, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. Có 18/19 chỉ tiêu hoàn thành và vượt kế hoạch đề ra; an sinh xã hội và phúc lợi xã hội được quan tâm thực hiện. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) ước đạt 9,03%, vượt kế hoạch đề ra. GRDP bình quân đầu người ước đạt 66,7 triệu đồng. Tổng thu ngân sách nhà nước ước đạt 6.410 tỷ đồng.
Góp phần vào tăng trưởng KT – XH là sự nỗ lực không ngừng của ngành Công Thương. Cụ thể, đối với lĩnh vực sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn, Tỉnh ủy, UBND tỉnh thường xuyên theo dõi sát tình hình và chủ động tháo gỡ khó khăn trong sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp. Các chương trình khuyến công tiếp tục được đẩy mạnh. Chỉ số sản xuất công nghiệp năm 2022 ước tăng 16%, cao hơn so với cùng kỳ năm trước và cao hơn mức tăng trưởng chung của nền kinh tế. Trong đó ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 15%, ngành sản xuất và phân phối điện tăng 19%. Đây là hai ngành chính đóng góp vào phát triển của ngành công nghiệp; tạo thêm nhiều việc làm cho xã hội. Ngành công nghiệp cung cấp nước sạch và xử lý rác thải tăng 3%. Giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 41.626 tỷ đồng, tăng 14,3% so với cùng kỳ năm trước.
Công tác đầu tư hạ tầng kỹ thuật các cụm công nghiệp (CCN) có nhiều chuyển biến tích cực. Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 16 CCN đã được UBND tỉnh quyết định thành lập với diện tích 683,225 ha. Năm 2022, Sở Công Thương tham mưu UBND tỉnh phê duyệt 10 dự án thứ cấp vào CCN với tổng mức đầu tư khoảng 900 tỷ đồng, nâng tổng số dự án cấp quyết định chủ trương đầu tư là 30 dự án thứ cấp với tổng diện tích đã cho thuê 80,31 ha; tổng số vốn đăng ký khoảng 2.745,5 tỷ đồng; tạo việc làm cho khoảng 1.300 lao động. Công tác quản lý cung cấp điện đáp ứng được nhu cầu sử dụng điện của các tổ chức, đơn vị và nhân dân, góp phần phát triển KT-XH...
Công tác xúc tiến thương mại, thương mại điện tử và kết nối cung cầu được đẩy mạnh; đã triển khai thực hiện tốt Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, chương trình nhận diện hàng Việt Nam với tên gọi "Tự hào hàng Việt Nam” năm 2022... Thương mại điện tử tiếp tục phát triển làm tăng sức mua của nhân dân. Năm 2022, tỉnh Hòa Bình đã xây dựng và ra mắt sàn thương mại điện tử, qua đó góp phần tiêu thụ hiệu quả hàng hóa, nông sản cho người dân và doanh nghiệp của địa phương. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ năm 2022 ước đạt 53.485 tỷ đồng, tăng 20,27% so với cùng kỳ năm trước, bằng 101,9% kế hoạch năm.
Đặc biệt, về xuất, nhập khẩu, trong bối cảnh cả nước sớm kiểm soát được dịch Covid-19, mở cửa nền kinh tế, đồng thời đẩy mạnh các hoạt động phục hồi và phát triển KT-XH, do đó kim ngạch xuất, nhập khẩu của cả nước cũng như tỉnh Hòa Bình đã đạt được kết quả tích cực.
Với 63 doanh nghiệp hoạt động xuất, nhập khẩu, năm 2022, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh ước đạt 1.437,2 triệu USD, tăng 18% so với cùng kỳ năm trước, bằng 100% so với kế hoạch năm. Trong đó nhóm hàng điện tử, thấu kính và dệt may tiếp tục là mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Đặc biệt, xuất khẩu nông sản của tỉnh đã có bước chuyển biến quan trọng. Năm 2022, tỉnh Hòa Bình đã xuất khẩu thành công nhãn Sơn Thủy và bưởi sang thị trường EU, góp phần nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm, mở ra hướng sản xuất mới cho các hợp tác xã và doanh nghiệp. Kim ngạch nhập khẩu ước đạt 1.097,7 triệu USD.
Tuy vậy, bên cạnh những mặt đạt được vẫn còn nhiều khó khăn đối với lĩnh vực công thương như hạ tầng CCN còn hạn chế, dẫn đến việc thu hút các dự án vào hoạt động sản xuất trong cụm còn chậm. Hạ tầng thương mại chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển. Chợ truyền thống đã xuống cấp. Sức mua thị trường trong tỉnh được khôi phục trở lại nhưng chủ yếu tiêu thụ vẫn tập trung vào nhóm hàng hóa thiết yếu.
Để đảm bảo phát triển bền vững lĩnh vực công thương trong năm tới đây, tỉnh Hòa Bình sẽ tiếp tục tập trung cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; phát triển doanh nghiệp, thu hút đầu tư. Trong đó, thúc đẩy tái cơ cấu công nghiệp theo hướng giảm tỷ trọng ngành công nghiệp khai khoáng, công nghiệp gia công, tăng tỷ trọng các ngành chế biến, chế tạo, công nghiệp hỗ trợ phục vụ các ngành công nghiệp mũi nhọn. Đẩy mạnh công tác khuyến công và tư vấn phát triển công nghiệp; thúc đẩy sự phát triển của cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn.
Tập trung huy động các nguồn lực, tiếp tục đầu tư, phát triển hạ tầng khu, CCN, hạ tầng giao thông; chú trọng thu hút các nhà đầu tư hạ tầng CCN, như CCN Đông Lai - Thanh Hối, CCN Thanh Nông và các CCN dự kiến bổ sung mới làm cơ sở thu hút nhà đầu tư thứ cấp; quan tâm, khắc phục tình trạng chậm giải phóng mặt bằng để đẩy mạnh thu hút đầu tư; mở rộng hình thức huy động và sử dụng các nguồn vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng CCN. Tạo điều kiện thuận lợi nhất để các nhà đầu tư triển khai dự án đúng tiến độ, phát huy công suất, hiệu quả hoạt động của các nhà máy; đảm bảo hoàn thành và vượt kế hoạch giá trị sản xuất công nghiệp.
Tăng cường công tác khuyến công; tập trung đào tạo phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống gắn với các điểm du lịch và sản xuất hàng xuất khẩu; hỗ trợ đầu tư ứng dụng máy móc, thiết bị tiên tiến, mô hình trình diễn kỹ thuật sản phẩm mới. Đẩy mạnh công tác tư vấn phát triển công nghiệp, thúc đẩy sự phát triển của cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn.
Tin tưởng rằng, với những kết quả đạt được trong năm 2022 và những giải pháp đề ra, trong thời gian tới, cùng với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo từ các đồng chí lãnh đạo tỉnh, sự nỗ lực không ngừng của Sở Công Thương, các sở, ngành liên quan, các huyên, thành phố, lĩnh vực công thương của tỉnh sẽ có những phát triển vượt bậc, đóng góp vào sự phát triển bền vững của KT – XH tỉnh nhà, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 – 2025.
(HBĐT) - Trong 20 chỉ tiêu phát triển KT-XH năm 2022 ước đạt và vượt kế hoạch đề ra, đáng chú ý là tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 8,9%, vượt kế hoạch đề ra; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng 28,2% so với năm trước, vượt 9,5% kế hoạch năm; hoạt động thương mại - dịch vụ khá sôi động; các chỉ tiêu xã hội đều cơ bản đạt và vượt kế hoạch... Nhìn chung, bức tranh KT-XH của huyện Cao Phong năm 2022 có nhiều khởi sắc, mở ra những cơ hội phát triển mới cho năm 2023.
(HBĐT) - Thời gian qua, tỉnh đã huy động nhiều nguồn lực thực hiện tiêu chí số 3 về thủy lợi trong xây dựng nông thôn mới. Nhờ vậy, hệ thống đê điều được củng cố, nâng cấp và mở rộng, ngày càng kiên cố đảm bảo an toàn cho các khu vực được bảo vệ.
(HBĐT) - Theo báo cáo của Sở NN&PTNT, tổng nguồn vốn huy động thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) năm 2022 trên địa bàn tỉnh là 3.528,911 tỷ đồng. Trong đó, vốn ngân sách T.Ư hỗ trợ trực tiếp cho chương trình hơn 221 tỷ đồng; vốn ngân sách tỉnh, huyện, xã 232,2 tỷ đồng; vốn lồng ghép chương trình, dự án khác gần 1.391,6 tỷ đồng; vốn tín dụng trên 1.369 tỷ đồng; vốn huy động từ doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế hơn 88 tỷ đồng; vốn huy động đóng góp của cộng đồng dân cư hơn 225 tỷ đồng.
Ngày 21/12, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã ký kết gói tài trợ trị giá 107 triệu đô la Mỹ (USD) với Công ty cổ phần Điện gió BIM (Điện gió BIM) để hỗ trợ vận hành một trang trại điện gió công suất 88 MW ở tỉnh Ninh Thuận.
(HBĐT) - Chiều 23/12, Sở Tài chính tổ chức hội nghị tổng kết công tác tài chính, ngân sách năm 2022, triển khai nhiệm vụ năm 2023. Dự và chỉ đạo có đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.
(HBĐT) - Chiều 21/12, UBND tỉnh tổ chức hội nghị công bố kết quả Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp huyện và các sở, ban, ngành tỉnh Hòa Bình năm 2022. Dự hội nghị có các đồng chí: Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Đậu Anh Tuấn, Phó Tổng thư ký kiêm Trưởng Ban Pháp chế, VCCI; lãnh đạo HĐND, UBND, UBMTTQ tỉnh và các sở, ban, ngành; Bí thư Thành ủy, Huyện ủy, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh; đại diện một số doanh nghiệp, nhà đầu tư trên địa bàn tỉnh.