(HBĐT) - LTS: Hội chợ Công thương khu vực phía Bắc - Hoà Bình năm 2022 có chủ đề "Công Thương Hòa Bình hội nhập và phát triển”. Hội chợ được tổ chức từ ngày 25 - 31/12/2022 tại Trung tâm Hội chợ và triển lãm tỉnh Hòa Bình. PV Báo Hòa Bình đã phỏng vấn đồng chí Phạm Tiến Dũng, Tỉnh ủy viên, Giám đố Sở Công Thương, Phó Trưởng ban Thường trực Ban tổ chức Hội chợ về sự kiện này.
Sở Công Thương tỉnh Hòa Bình tham gia Hội nghị kết nối cung cầu và giới thiệu sản phẩm tại TP Đà Nẵng năm 2022.
PV: Xin đồng chí khái quát tình hình hoạt động thương mại trong năm 2022 trên địa bàn tỉnh?
Đồng chí Phạm Tiến Dũng: Sau khi dịch Covid-19 cơ bản được khống chế, các hoạt động thương mại, dịch vụ phục hồi và có mức tăng trưởng khá. Các chuỗi cung ứng được kết nối trở lại; tình hình cung cầu hàng hóa trên địa bàn tỉnh được đảm bảo. Diễn biến thị trường tiếp tục ổn định, không có hiện tượng khan hàng, sốt giá. Các mặt hàng thiết yếu được cung ứng đầy đủ, kịp thời cho sản xuất và đời sống nhân dân. Công tác quản lý thị trường, chống buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại được tăng cường; thực hiện tốt công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, xử lý vi phạm, niêm yết giá theo đúng quy định.
Công tác xúc tiến thương mại (XTTM), thương mại điện tử và kết nối cung cầu được đẩy mạnh. Trong tỉnh đã triển khai thực hiện tốt cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, chương trình nhận diện hàng Việt Nam với tên gọi "Tự hào hàng Việt Nam” năm 2022... Trong năm, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt 53.485 tỷ đồng, tăng 20,27% so với cùng kỳ năm trước, bằng 101,9% kế hoạch năm.
Hoạt động xuất, nhập khẩu chuyển biến tích cực, trong đó xuất khẩu đạt 1.437 triệu USD, nhập khẩu đạt 1.097,7 triệu USD. Một số nông sản được xuất khẩu sang thị trường châu Âu, Mỹ như: nhãn, bưởi, mía. Đặc biệt, Hội chợ Công thương khu vực phía Bắc - Hòa Bình 2022 được tổ chức vào những ngày cuối năm là điểm nhấn của ngành Công Thương trong năm nay.
PV: Vậy xin đồng chí chia sẻ về ý nghĩa, vai trò của Hội chợ Công thương khu vực phía Bắc - Hoà Bình năm 2022?
Đồng chí Phạm Tiến Dũng: Hội chợ Công thương khu vực phía Bắc - Hoà Bình tổ chức từ ngày 25 - 31/12 với chủ đề "Công Thương Hòa Bình hội nhập và phát triển” là một trong những hoạt động XTTM cấp quốc gia năm 2022. Thành phần tham gia là các doanh nghiệp, HTX, cơ sở công nghiệp nông thôn trong và ngoài tỉnh có đủ điều kiện theo quy định; các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố; các Sở Công Thương, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh, Trung tâm Khuyến công và XTTM các tỉnh, thành phố.
Hội chợ là dịp để các địa phương giới thiệu tiềm năng, các thành tựu kinh tế - văn hóa - xã hội, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp mở rộng thị trường. Thông qua Hội chợ góp phần tăng cường sự liên kết giữa các tỉnh thuộc khu vực Tây Bắc cũng như cả nước trong xu thế hội nhập và phát triển. Cùng với đó sẽ thúc đẩy khai thác lợi thế, hợp tác đầu tư, thương mại - du lịch, giao lưu văn hóa giữa Hoà Bình với các tỉnh, thành phố trong cả nước.
Đây là một kênh XTTM quan trọng, góp phần tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước tham gia giao lưu hợp tác, liên kết đầu tư, quảng bá thương hiệu, sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng thị trường tiêu thụ nội địa và đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa, góp phần tôn vinh những sản phẩm thế mạnh của các tỉnh khu vực Tây Bắc nói riêng và cả nước nói chung.
P.V: Quy mô của Hội chợ Công thương khu vực phía Bắc – Hoà Bình 2022 như thế nào, thưa đồng chí?
Đồng chí Phạm Tiến Dũng: Tham gia Hội chợ lần này có trên 100 doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng, đơn vị, các doanh nghiệp trong nước với gần 300 gian hàng thuộc 28 tỉnh, thành phố phía Bắc. Tỉnh Hòa Bình tham gia 71 gian hàng trưng bày các sản phẩm công nghiệp tiêu biểu; sản phẩm công nghiệp chế biến, chế tạo, công nghiệp xuất khẩu tiêu biểu; sản phẩm chủ lực đặc trưng và tiềm năng của tỉnh.
Các gian hàng tiêu chuẩn được chia thành các khu: Khu trưng bày thành tựu KT-XH của tỉnh Hòa Bình, khu trưng bày sản phẩm các cơ sở công nghiệp nông thôn trong và ngoài tỉnh, khu trưng bày giới thiệu làng nghề thủ công mỹ nghệ, khu trưng bày các sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, khu trưng bày các sản phẩm nông sản, các sản phẩm OCOP…
Các mặt hàng chủ yếu bao gồm: Máy móc thiết bị, cơ khí, điện tử, viễn thông, tin học, thiết bị nghe nhìn, phương tiện vận tải; vật tư, vật liệu xây dựng, sản phẩm hàng hóa khác phục vụ nông nghiệp, nông thôn: Phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ; hàng tiêu dùng; sản phẩm thực phẩm chế biến, thực phẩm công nghệ, gia vị, rượu, bia, nước giải khát; các sản phẩm nông sản, sản phẩm tham gia chương trình OCOP đã được xếp hạng sao của các địa phương trong và ngoài tỉnh; các sản phẩm OCOP gắn với du lịch; các mặt hàng nông, lâm, thủy sản, giống cây trồng, vật nuôi… Thức ăn gia súc, gia cầm và các phương tiện chế biến, vận chuyển, bảo quản nông sản thực phẩm. Đặc biệt là giới thiệu các sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của tỉnh Hòa Bình và các tỉnh, thành phố trên toàn quốc.
Bên cạnh các gian hàng, Hội chợ còn diễn ra các chương trình văn hóa nghệ thuật vào buổi tối và các hoạt động vui chơi giải trí khác. Đồng thời triển khai các hoạt động XTTM, đầu tư và du lịch; hỗ trợ các huyện, thành phố hoạt động giới thiệu các thành tựu phát triển KT-XH của địa phương.
PV: Đồng chí cho biết những điểm nhấn đáng chú ý tại Hội chợ?
Đồng chí Phạm Tiến Dũng: Điểm nhấn tại Hội chợ lần này, ngoài các gian hàng trưng bày kết nối giao thương giữa các tỉnh, thành phố còn diễn ra chuỗi các sự kiện như: Công bố kết quả bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Hòa Bình lần thứ 2, năm 2022; đưa vào vận hành sàn giao dịch thương mại điện tử của tỉnh; ra mắt phòng triển lãm, trưng bày và giới thiệu các sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Hòa Bình; phát hành ấn phẩm "Hòa Bình sản phẩm chủ lực, đặc trưng và tiềm năng”.
Tại khai mạc Hội chợ sẽ khai trương sàn thương mại điện tử tỉnh Hòa Bình với tên miền: hoabinhtrade.gov.vn và được kết nối với cổng dữ liệu thông tin thương mại điện tử quốc gia; Công bố kết quả bình chọn và trao chứng nhận cho 20 sản phẩm của các doanh nghiệp, HTX, các cơ sở công nghiệp nông thôn tiêu biểu lần thứ 2, năm 2022; cắt băng khai trương Phòng triển lãm, trưng bày và giới thiệu các sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Hòa Bình.
Với sự chỉ đạo sâu sát, cụ thể của UBND tỉnh và Bộ Công Thương, cùng công tác chuẩn bị chu đáo, chặt chẽ của Ban Tổ chức Hội chợ, tin tưởng rằng, Hội chợ Công thương khu vực phía Bắc - Hòa Bình năm 2022 sẽ thành công tốt đẹp, tạo tiền đề cho các hoạt động XTTM trong năm 2023 và những năm tiếp theo.
PV: Xin cảm ơn đồng chí!
Hồng Trung (Thực hiện)
(HBĐT) - Trong điều kiện khó khăn, tỉnh đã huy động nguồn lực ưu tiên đầu tư các dự án, công trình giao thông trọng điểm, tạo sức lan tỏa thúc đẩy phát triển KT-XH. Những năm qua, tỉnh đã hoàn thành một số tuyến đường chiến lược, đột phá, tạo động lực thu hút đầu tư phát triển các khu, cụm công nghiệp, du lịch. Đồng thời, tạo quỹ đất hai bên đường phục vụ xây dựng, đầu tư hạ tầng thương mại, đô thị, nhà ở xã hội.
(HBĐT) - Trong 20 chỉ tiêu phát triển KT-XH năm 2022 ước đạt và vượt kế hoạch đề ra, đáng chú ý là tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 8,9%, vượt kế hoạch đề ra; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng 28,2% so với năm trước, vượt 9,5% kế hoạch năm; hoạt động thương mại - dịch vụ khá sôi động; các chỉ tiêu xã hội đều cơ bản đạt và vượt kế hoạch... Nhìn chung, bức tranh KT-XH của huyện Cao Phong năm 2022 có nhiều khởi sắc, mở ra những cơ hội phát triển mới cho năm 2023.
(HBĐT) - Thời gian qua, tỉnh đã huy động nhiều nguồn lực thực hiện tiêu chí số 3 về thủy lợi trong xây dựng nông thôn mới. Nhờ vậy, hệ thống đê điều được củng cố, nâng cấp và mở rộng, ngày càng kiên cố đảm bảo an toàn cho các khu vực được bảo vệ.
(HBĐT) - Theo báo cáo của Sở NN&PTNT, tổng nguồn vốn huy động thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) năm 2022 trên địa bàn tỉnh là 3.528,911 tỷ đồng. Trong đó, vốn ngân sách T.Ư hỗ trợ trực tiếp cho chương trình hơn 221 tỷ đồng; vốn ngân sách tỉnh, huyện, xã 232,2 tỷ đồng; vốn lồng ghép chương trình, dự án khác gần 1.391,6 tỷ đồng; vốn tín dụng trên 1.369 tỷ đồng; vốn huy động từ doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế hơn 88 tỷ đồng; vốn huy động đóng góp của cộng đồng dân cư hơn 225 tỷ đồng.
Ngày 21/12, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã ký kết gói tài trợ trị giá 107 triệu đô la Mỹ (USD) với Công ty cổ phần Điện gió BIM (Điện gió BIM) để hỗ trợ vận hành một trang trại điện gió công suất 88 MW ở tỉnh Ninh Thuận.
(HBĐT) - Chiều 23/12, Sở Tài chính tổ chức hội nghị tổng kết công tác tài chính, ngân sách năm 2022, triển khai nhiệm vụ năm 2023. Dự và chỉ đạo có đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.