(HBĐT) - "Đến với huyện Cao Phong thời điểm cuối năm, tôi rất ấn tượng bởi nơi đây sở hữu nhiều giá trị của một miền quê đáng sống với cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, khí hậu trong lành, cuộc sống bình yên, con người thân thiện. Đặc biệt, vào thời điểm này, nơi đây tràn đầy vị ngọt thơm, tươi mát của các loại cam…”, đó là chia sẻ của anh Quách Văn Dũng - du khách đến từ huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa.


Sản phẩm cam Cao Phong thơm ngon đặc trưng được bày bán tại Lễ hội Cam Cao Phong năm 2022.

Cũng như nhiều du khách tham dự Lễ hội Cam Cao Phong lần thứ 7 và Hội chợ thương mại huyện Cao Phong năm 2022, anh Quách Văn Dũng ấn tượng nhất với các loại cam, quýt đặc sản được bày bán. Có trên 200 gian hàng giới thiệu sản phẩm phong phú và hấp dẫn; trong đó, các gian hàng bày bán cam lòng vàng, cam đường Canh, cam Xã Đoài… luôn có sức hút đối với đông đảo du khách. Hình thức hấp dẫn, chất lượng tốt, tất cả đều là cam sạch với Chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ là "Cam Cao Phong”. Thế nên thật dễ hiểu khi tại đây, mỗi ngày có đến cả trăm tấn cam được bày bán, tiêu thụ, chưa kể kênh bán buôn và các đơn đặt hàng lớn.

Chị Loan đến từ nhà vườn Thanh Loan cho biết: Năm nào huyện tổ chức Lễ hội cam Cao Phong, nhà vườn cũng tham gia tích cực vì chúng tôi xác định, đây là cơ hội tốt để giới thiệu, quảng bá sản phẩm đến với đông đảo du khách. So với các lễ hội trước thì lễ hội năm 2022 có lượng khách đông hơn hẳn. Trung bình mỗi gian hàng bán lẻ được vài tấn cam mỗi ngày, chưa kể bán buôn. Kết quả này cho thấy sức hút của cam Cao Phong cũng như hiệu quả của lễ hội. Năm 2022, Lễ hội Cam Cao Phong được tổ chức trở lại sau 2 năm phải tạm ngừng để phòng, chống dịch Covid-19. Đây là lễ hội truyền thống được huyện tổ chức vào cuối tháng 11 hàng năm nhằm quảng bá thương hiệu nông sản đặc trưng, nổi bật, đáng tự hào nhất của huyện, đồng thời góp phần đắc lực gìn giữ và phát triển thương hiệu cam Cao Phong - sản phẩm nông nghiệp đầu tiên và duy nhất đến thời điểm này của tỉnh được cấp bằng bảo hộ Chỉ dẫn địa lý.

Không riêng những ngày diễn ra lễ hội, cam Cao Phong vốn luôn có sức hút đặc biệt khiến đông đảo du khách thập phương háo hức tìm đến. Nhiều năm nay, mùa cam chín đã trở thành một sản phẩm du lịch hấp dẫn của huyện. Đến với Cao Phong dịp cuối năm, du khách có được trải nghiệm tuyệt vời khi lạc bước vào vườn cam, tận mắt ngắm những chùm quả chín mọng, sai trĩu cành. Du khách cũng được cắt cam, rồi thưởng thức vị ngọt thanh, thơm nhẹ, mát lành không thể trộn lẫn với loại cam nào khác… Đó là những trải nghiệm thật khó quên, khiến biết bao du khách tìm về mỗi khi Cao Phong vào mùa cam chín.

Mùa thu hoạch cam ở Cao Phong diễn ra khá dài, vì nơi đây có diện tích trồng cam lớn. Theo số liệu thống kê, hiện nay, toàn huyện có trên 1.300 ha, giống cam đa dạng được trồng rải vụ với thời điểm thu hoạch khác nhau. Thông thường, mùa cam chín sẽ bắt đầu từ cuối tháng 9 năm trước và kéo dài đến hết tháng 4 năm sau. Cam cũng như các loại cây ăn quả có múi của huyện được trồng bằng các loại giống có năng suất, chất lượng cao, chăm sóc theo quy trình tiêu chuẩn VietGAP, đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, được thị trường ưa chuộng.

Với chất lượng đã được khẳng định trong nhiều năm, cam Cao Phong luôn có sức hấp dẫn đặc biệt đối với người tiêu dùng trong, ngoài tỉnh cũng như với du khách. Vì thế, huyện đang triển khai đồng bộ các giải pháp để khai thác các giá trị của cây cam, trong đó, biến nông sản đặc trưng thành một thương hiệu du lịch có nhiều sức hút, để ngày càng có nhiều khách du lịch tìm đến đây tận hưởng vị ngọt thơm của cam Cao Phong.

Khánh An

Các tin khác


Ấn tượng phát triển ngành công nghiệp

(HBĐT) - Những năm qua, tỉnh ta từng bước khai thác, phát huy được tiềm năng, thế mạnh trong sản xuất công nghiệp (SXCN), tiểu thủ công nghiệp (TTCN), tạo chuyển biến rõ nét cả về quy mô và chất lượng.

Huyện vùng cao Đà Bắc vượt khó

(HBĐT) - Là huyện nghèo duy nhất của tỉnh, thời gian qua, cấp ủy, chính quyền và Nhân dân các dân tộc huyện vùng cao Đà Bắc đã đoàn kết, nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp để vượt khó, xây dựng quê hương ngày một ấm no. Trong đó, quan tâm đầu tư kết cấu hạ tầng được huyện coi là "chìa khóa” quan trọng nhất.

“Bức tranh” nông thôn mới xã đặc biệt khó khăn huyện Yên Thủy

(HBĐT) - Năm 2022, huyện Yên Thủy có thêm 2 xã là Bảo Hiệu, Lạc Lương được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Như vậy, cùng với Hữu Lợi đã được công nhận năm 2021, huyện có 3/5 xã vùng đặc biệt khó khăn (ĐBKK) đạt chuẩn NTM. Việc đầu tư xây dựng NTM tại các xã vùng ĐBKK góp phần quan trọng cải thiện cơ sở hạ tầng, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân.

Huyện Lạc Thủy phát triển vùng động lực

(HBĐT) - Trong chiến lược phát triển KT-XH, huyện Lạc Thủy có 6 xã, thị trấn thuộc vùng động lực của tỉnh, gồm: thị trấn Chi Nê, thị trấn Ba Hàng Đồi, các xã: Phú Thành, Phú Nghĩa, Yên Bồng, Đồng Tâm. Huyện đang phát huy tối đa nguồn lực, tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng KT-XH đồng bộ, tạo sự đột phá để phát triển bền vững.

Lương Sơn - sức bật nơi cửa ngõ Thủ đô

(HBĐT) - Với sự quyết tâm, đồng lòng của cả hệ thống chính trị, sự phát triển sôi động của vùng đất cửa ngõ Thủ đô tạo cho huyện Lương Sơn diện mạo mới, văn minh, hiện đại, vươn tầm cao mới.

Giá dầu mỏ thế giới tăng trở lại

Giá dầu mỏ thế giới trong phiên giao dịch ngày 30/12 đã quay đầu tăng sau khi số liệu báo cáo mới nhất cho thấy số lượng giàn khoan dầu đang hoạt động của Mỹ giảm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục