(HBĐT) - Dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán, nhu cầu mua sắm hàng hóa của người dân tăng mạnh. Đây cũng là thời điểm nhiều doanh nghiệp, hộ kinh doanh lợi dụng để buôn lậu, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng. Nhằm góp phần ổn định thị trường, bảo vệ người tiêu dùng, lực lượng quản lý thị trường (QLTT) cùng các lực lượng chức năng đã tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.


Đội Quản lý thị trường số 1 tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường dịp Tết Nguyên đán 2023. 

Theo đánh giá của Ban chỉ đạo 389 tỉnh, Hòa Bình là địa phương không có biên giới quốc gia, cảng biển nên hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả không phức tạp nhưng vẫn diễn ra, đặc biệt là dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán. Hiện nay, các đối tượng lợi dụng hình thức thương mại điện tử, giao dịch trực tuyến để kinh doanh hàng giả, hàng nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc, hàng không đảm bảo tiêu chuẩn, chất lượng. Các mặt hàng được giao bán trên mạng xã hội, thiết bị di động, sau đó gửi theo đường bưu chính chuyển tới người tiêu dùng, gây khó khăn cho cơ quan chức năng trong việc phát hiện nơi kinh doanh, kho cất giấu hàng hóa của các đối tượng để xử lý. Phương thức, thủ đoạn hoạt động của các đối tượng ngày càng tinh vi, vận chuyển hàng lậu, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ, giả mạo nhãn mác, xuất xứ, nguồn gốc không rõ ràng…

Chị Nguyễn Thị Trang, phường Tân Thịnh (TP Hòa Bình) cho biết: Tôi thường mua hàng trên mạng xã hội fcebook, zalo. Có nhiều loại thực phẩm, đồ uống được giao bán với giá rẻ bằng 1/2 so với giá tại siêu thị, đại lý và chợ dân sinh nên tôi rất lo về chất lượng. Đặc biệt, dịp gần Tết Nguyên đán, mặt hàng giò, chả, gà ủ muối, mứt sấy được giao bán tràn lan trên mạng, khiến người tiêu dùng hoang mang về nguồn gốc xuất xứ. Đơn cử như giá 1 con gà ủ muối trọng lượng từ 1,2 - 1,5 kg được giao bán trên facebook hơn 100.000 đồng/con, trong khi đó, giá gà sống tại chợ dao động từ 100-130.000 đồng/kg. 
Để góp phần ổn định thị trường hàng hóa trên địa bàn tỉnh dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán, ngày 9/11/2022, Cục QLTT tỉnh ban hành Kế hoạch số 817/KH-CQLTT về cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tháng cuối năm 2022, dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán  Quý Mão 2023. 

Đồng chí Nguyễn Bá Thức, Cục trưởng Cục QLTT tỉnh cho biết: Để đợt cao điểm đạt hiệu quả, Cục QLTT đã chỉ đạo các Đội QLTT xác định các tuyến, địa bàn, mặt hàng trọng điểm để kiểm tra, kiểm soát. Chú trọng kiểm tra, xử lý các cơ sở kinh doanh đầu mối bán buôn số lượng lớn, cung cấp nguyên liệu, đồng thời thông tin cảnh báo cho người tiêu dùng biết và tránh sử dụng. Kiểm tra, kiểm soát, xử lý có trọng tâm, trọng điểm các đối tượng kinh doanh, hoạt động có tổ chức tập kết, vận chuyển hàng cấm, hàng hóa nhập lậu, gian lận thương mại. Trong đó chú trọng đấu tranh, ngăn chặn các mặt hàng thuốc lá nhập lậu, pháo nổ, thịt và các sản phẩm chế biến từ thịt gia súc, gia cầm nhập lậu, bánh kẹo, rượu, bia, nước giải khát nhập lậu; xăng dầu, thuốc tân dược, phụ gia nhập lậu vi phạm an toàn thực phẩm dùng để sản xuất, chế biến hàng công nghiệp thực phẩm... 

Thực hiện đợt cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Quý Mão, từ ngày 15/12/2022 - 15/1/2023, lực lượng QLTT tỉnh đã thực hiện kiểm tra 53 vụ; xử lý 38 vụ, tổng số tiền phạt vi phạm hành chính là 199  triệu đồng.

Thời gian tới, lực lượng QLTT tiếp tục tăng cường kiểm tra, kiểm soát các hoạt động buôn bán, vận chuyển hàng cấm, hàng lậu, hàng giả và gian lận thương mại, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng kém chất lượng… Đồng thời, tăng cường các biện pháp nghiệp vụ, giám sát việc chấp hành các quy định của pháp luật của các tổ chức,    cá nhân tham gia hoạt động thương mại điện tử. Tổng hợp, đánh giá, phân loại đối tượng, mặt hàng, nhận diện các hành vi, phương thức, thủ đoạn để bảo đảm phát hiện, xử lý kịp thời các đối tượng lợi dụng hoạt động thương mại điện tử để thực hiện hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm...


Thu Thủy


Các tin khác


Bình ổn thị trường, bảo đảm nguồn cung phục vụ Tết Nguyên đán 2023

(HBĐT)-Thời điểm cuối năm và dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa thường tăng cao, nhất là nhóm hàng thực phẩm tươi sống, thực phẩm công nghiệp. Để góp phần bình ổn thị trường, bảo đảm tiêu dùng của người dân, ngành Công Thương đã chủ động phối hợp các ngành liên quan, doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động cung ứng, phân phối, kiểm soát và điều tiết giá cả hàng hóa thiết yếu.

Phát triển đô thị theo mô hình mạng lưới liên kết xanh, bền vững

(HBĐT) - Với sự quyết liệt chỉ đạo của tỉnh và sự vào cuộc của các ngành, địa phương, đến nay, tỷ lệ đô thị hóa (ĐTH) toàn tỉnh đạt 33,42%, khả thi sẽ hoàn thành vượt mức chỉ tiêu ĐTH của tỉnh đến năm 2025 đạt 38% theo Nghị quyết Đại hội (NQĐH) Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII. Các ngành chức năng đang tham mưu trình UBND tỉnh phê duyệt chương trình phát triển đô thị (PTĐT) giai đoạn 2025, định hướng đến năm 2030, từ đó đặt ra kế hoạch cụ thể, tập trung các nguồn lực đầu tư hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, hiện đại, có bản sắc, có môi trường và chất lượng sống đô thị tốt hơn, hướng tới một đô thị có vị thế kinh tế, văn hóa trong cả nước.

Triển khai kịp thời, hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách

(HBĐT) - Năm 2022, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh đã truyền tải kịp thời vốn chính sách đến gần 34 nghìn lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Qua đó góp phần thiết thực đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh.

Huyện Cao Phong:Tổng dư nợ tín dụng chính sách trên 340 tỷ đồng

(HBĐT) - Theo báo cáo của Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Cao Phong, đến hết năm 2022, tổng dư nợ tín dụng chính sách trên địa bàn huyện đạt 340,644 tỷ đồng (tăng 28,4 tỷ đồng so với năm 2021). Doanh số cho vay đạt hơn 117 tỷ đồng, cho trên 2,7 nghìn lượt hộ nghèo, cận nghèo và đối tượng chính sách khác được vay vốn.

Toàn tỉnh có 2.537 tổ tiết kiệm và vay vốn

(HBĐT) - Theo báo cáo của Chi nhánh NHCSXH tỉnh, đến ngày 31/12/2022, toàn tỉnh có 2.537 tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV), giảm 65 tổ so với thời điểm 31/12/2021 do củng cố, sáp nhập các tổ TK&VV có quy mô nhỏ, chưa phù hợp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục