(HBĐT) - Chúng tôi đến thăm Công ty CP Kim Bôi ở thị trấn Ba Hàng Đồi (Lạc Thủy). Đây là một trong ít doanh nghiệp hoạt động hiệu quả trong lĩnh vực sản xuất, chế biến các sản phẩm từ măng ở khu vực đang phấn đấu đưa thương hiệu măng tươi Việt Nam vươn xa, chinh phục các thị trường quốc tế.


Công nhân Công ty CP Kim Bôi sơ chế sản phẩm măng tươi.

Công ty CP Kim Bôi được thành lập năm 2007 với điểm xuất phát là cơ sở sản xuất nhỏ. Ngay từ thời điểm đầu, công ty đã xác định thị trường trong nước phải là hàng đầu, từ đó tạo kinh nghiệm và chất lượng hướng đến chinh phục thị trường quốc tế. Cuối năm 2021, Công ty CP Kim Bôi xuất khẩu 28 tấn măng tươi đã qua chế biến sang Hà Lan. Các sản phẩm như măng búp, măng thái sẵn, măng chua, măng trúc quân tử, măng thái sợi khô, măng khô… có mặt khắp các siêu thị, sàn thương mại điện tử các tỉnh, thành phố trong nước và một số nước trên thế giới. 80% sản phẩm măng tươi và miến của công ty đã và đang được phân phối qua các sàn thương mại điện tử, siêu thị và các kênh phân phối tư nhân. Trong đó sản phẩm đặc trưng là măng Kim Bôi và phở khô Kim Bôi, đạt sản phẩm OCOP 4 sao cấp tỉnh, xuất khẩu đi các nước: Nhật Bản, Hàn Quốc, Hà Lan, Đức, Anh, Đông Âu. Doanh thu năm 2022 của công ty là 70 tỷ đồng, đóng góp tích cực cho ngân sách và giải quyết việc làm cho lao động địa phương. Đặc biệt, công ty đã góp phần hình thành công nghiệp chế biến các sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn.

Ông Ngô Đức Sinh, Giám đốc Công ty CP Kim Bôi cho biết: Kim Bôi và tỉnh Hoà Bình có tiềm năng rất lớn để phát triển công nghiệp chế biến các sản phẩm từ măng. Công nghiệp chế biến tác động sâu sắc đến hoạt động lâm nghiệp. Các sản phẩm nông nghiệp khác như bí, hoa quả các loại đều có những thời điểm khó khăn về tiêu thụ. Riêng măng và các sản phẩm từ măng luôn có sự tăng trưởng ổn định trong nhiều năm nay. Thực tế trên địa bàn huyện Kim Bôi có nhiều gia đình có thu nhập từ măng cao hơn trồng các loại cây khác. Có những gia đình thu nhập cả trăm triệu đồng từ bán măng trong vụ vừa rồi.

Điển hình như gia đình anh     Bùi Văn Du, ở xóm Chỉ Ngoài, xã Hùng Tiến (Kim Bôi) nhiều năm nay duy trì trồng 3 ha, mỗi vụ thu được vài tấn, tiền bán măng được vài chục triệu đồng. Anh Du cho biết, người dân trong xóm chủ yếu làm nông nghiệp, làm rừng và trồng luồng lấy măng để bán góp phần cải thiện cuộc sống. 

Theo ông Ngô Đức Sinh, công ty đang đứng trước những khó khăn cần được tháo gỡ. Về khách quan, rừng sản xuất đã bị bán cho nhiều chủ nên rất khó phát triển trồng măng nguyên liệu phục vụ chế biến. Thực tế sản lượng măng của Kim Bôi không đủ đáp ứng yêu cầu chế biến. Công ty đã phải liên kết mở rộng thị trường ở Sơn La (hiện có khoảng 5.000 ha), Thanh Hoá, thậm chí ở cả Lào. Riêng Hoà Bình mới thực hiện khuyến nông trồng được khoảng 30 ha. Về chủ quan, chính sách đầu tư của tỉnh chưa thực sự tốt. 4 năm công ty không thuê được đất để mở rộng nhà máy. Hầu hết các vị trí phù hợp để chế biến nông sản nằm trong các dự án bất động sản, du lịch, dự án phân lô bán đấu giá. Công ty đã đề xuất 2 điểm khác nhưng đều vướng các dự án; 2 điểm không vướng dự án lại chờ quy hoạch phân lô bán đấu giá, không có kết quả phản hồi. Công ty mong được thuê đất tại xã Kim Lập, Kim Bôi để phát triển nhà máy lớn, hiện đại phục vụ xuất khẩu măng; được hỗ trợ khuyến nông trồng từ 5.000 - 10.000 ha măng nguyên liệu cho xuất khẩu. 

Giống măng bương của Hòa Bình được khẳng định là ngon bậc nhất của Việt Nam và tại nhiều nước trên thế giới. Khi được tháo gỡ khó khăn, công ty khẳng định sẽ phát triển ngành măng và rau củ quả, đưa tỉnh Hòa Bình trở thành trung tâm măng của Việt Nam và đóng góp tốt cho ngân sách, giải quyết việc làm cho người dân địa phương.

Vừa qua, thăm và làm việc với Công ty CP Kim Bôi, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Phi Long đề nghị UBND  tỉnh chỉ đạo các sở, ngành, chính quyền địa phương hỗ trợ thiết thực để công ty mở rộng quy mô sản xuất, giải quyết đề xuất của công ty nhằm góp phần phát triển nông nghiệp bền vững, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn. Đối với công ty, bên cạnh phát triển sản xuất, kinh doanh cũng cần đảm bảo thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về thuế, chế độ cho người lao động, môi trường….
   
 Lê Chung

Các tin khác


Đẩy nhanh tiến độ các dự án giao thông trọng điểm

(HBĐT) - Xác định phát triển hạ tầng giao thông là một trong những đột phá chiến lược thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh, ngay trong những ngày đầu năm 2023, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành, chủ đầu tư gấp rút triển khai các giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình, dự án giao thông trọng điểm.

Chương trình hành động của Chính phủ về phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030

Ngày 7/2, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 12/NQ-CP Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khánh kiểm tra hoạt động sản xuất, kinh doanh tại huyện Lương Sơn

(HBĐT) - Ngày 7/2, đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã đến thăm, kiểm tra hoạt động sản xuất, kinh doanh tại một số doanh nghiệp trong khu công nghiệp (KCN) Lương Sơn và một số dự án trên địa bàn huyện Lương Sơn. Tham dự có lãnh đạo một số sở, ngành chức năng của tỉnh.

Phấn đấu kéo giảm tai nạn giao thông ở cả ba tiêu chí

(HBĐT) - Sáng 7/2, đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị trực tuyến của UBND tỉnh tổng kết công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông (ATGT) năm 2022; triển khai nhiệm vụ năm 2023. Tham gia có thành viên Ban ATGT tỉnh, các huyện, thành phố.

Chính phủ bổ sung 31.392 tỷ đồng cho Bộ GTVT bố trí kế hoạch vốn

Chính phủ bổ sung cho Bộ Giao thông vận tải 31.392 tỷ đồng vốn chi đầu tư phát triển để bố trí các dự án hạ tầng giao thông.

Huyện Đà Bắc: Khẩn trương sản xuất vụ chiêm xuân

(HBĐT) - Tranh thủ thời tiết thuận lợi, những ngày này, bà con huyện vùng cao Đà Bắc tập trung làm đất, khẩn trương gieo trồng vụ chiêm xuân đảm bảo khung thời vụ tốt nhất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục