(HBĐT) - Trên tinh thần đào tạo theo nhu cầu và "cầm tay chỉ việc", công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đặc biệt là lao động tại các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) huyện Đà Bắc đã đạt được những kết quả quan trọng. Qua đó góp phần giải quyết việc làm, tạo sinh kế cho người dân.
Sau khi được học nghề nghiệp vụ khách sạn, nhà hàng, chị Đinh Hải Luyến, xóm Ké, xã Hiền Lương (Đà Bắc) nắm được nhiều kiến thức quan trọng nhằm quản lý, điều hành 2 homestay của gia đình.
Với địa thế tiếp giáp lòng hồ sông Đà, có quang cảnh đẹp, gia đình chị Đinh Hải Luyến, xóm Ké, xã Hiền Lương quyết định cải thiện ngôi nhà đang ở thành homestay đón khách du lịch. Những ngày đầu khởi nghiệp, chị Luyến làm du lịch một cách "bản năng" theo sự hiểu biết của bản thân, vì vậy lượng khách thụ động và hầu như không có hoạt động để giữ chân cũng như thu hút du khách quay trở lại. Năm 2019, sau khi tham gia lớp nghiệp vụ nhà hàng, khách sạn do Trung tâm GDNN - GDTX huyện Đà Bắc mở tại xã, chị Luyến tự tin mở thêm homestay thứ 2 của gia đình. Chị Luyến chia sẻ: Tham gia lớp đào tạo nghề 3 tháng, tôi được học về nghiệp vụ buồng phòng, trang trí bàn ăn, nấu ăn cơ bản. Ngoài ra, tôi được bổ túc nhiều kiến thức, kỹ năng để tạo ra các sản phẩm du lịch thú vị tại homestay như trang trí, tạo cảnh quan đẹp để du khách có điểm check in chụp ảnh, tổ chức tua đi bộ, bơi thuyền xung quanh khu vực lòng hồ. Có địa điểm vui chơi, được ăn ngon, ở sạch, du khách đã quay trở lại thường xuyên hơn, đặc biệt là khách Thủ đô Hà Nội. Khi có khách đến, gia đình cũng bắt đầu biết làm "truyền thông" chụp lại các hoạt động trải nghiệm của khách, đăng tải lên trang facbook của homestay, từ đó quảng bá tốt hơn cho dịch vụ của gia đình. Đạt được kết quả đó là nhờ tôi đã vận dụng kiến thức học được thông qua lớp đào tạo nghề do huyện tổ chức.
Tại xóm Sưng, xã Cao Sơn, sau khi thực hiện đề án phát triển du lịch cộng đồng nhằm hỗ trợ sinh kế vùng ĐBDTTS, nhiều chị em đăng ký nguyện vọng, tham gia lớp đào tạo nghề hướng dẫn viên du lịch và nghề dệt thổ cẩm. Sau 3 tháng học tập, chị em mạnh dạn xây dựng điểm trưng bày sản phẩm và trải nghiệm nghề dệt thổ cẩm do chính mình làm chủ. Chị Lý Thị Nhất, hội viên phụ nữ xóm Sưng chia sẻ: Lớp học được tổ chức tại xóm, chị em không phải đi học xa. Sau khi học lý thuyết, chúng tôi thực hành trên chính những sản phẩm của mình nên rất thuận lợi. Nghề nhuộm, dệt và thêu sản phẩm thổ cẩm đã làm từ rất lâu nhưng nhờ được học tập, chị em đã sáng tạo ra nhiều loại sản phẩm phù hợp với du lịch để bán cho du khách như túi, mũ, ví cầm tay, móc khoá...
Đào tạo theo nhu cầu và chú trọng hình thức "cầm tay chỉ việc" là giải pháp chính huyện Đà Bắc đang triển khai nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn, trong đó có lao động vùng sâu, xa, vùng ĐBDTTS. Đồng chí Đinh Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm GDNN - GDTX huyện Đà Bắc cho biết: Năm 2022, trung tâm mở 28 lớp đào tạo nghề, riêng lớp đào tạo nghề thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng ĐBDTTS có 17 lớp với gần 600 học viên, chủ yếu là các nghề phụ nông nghiệp. Để nâng cao chất lượng đào tạo nghề, trước khi mở lớp, trung tâm khảo sát nhu cầu học nghề của người lao động. Phối hợp chặt chẽ với các xã tổ chức tuyển sinh, đào tạo trực tiếp tại xã. Các khóa đào tạo đều cơ cấu hơn 70% số tiết thực hành và có sản phẩm trực tiếp. Với nhiều môn mới, trung tâm liên hệ với giáo viên các trường cao đẳng, đại học ở Hà Nội để ký kết hợp đồng giảng dạy cho học viên.
Song song với nâng cao chất lượng giảng dạy, huyện tập trung triển khai nhiều giải pháp nhằm giải quyết việc làm cho người lao động sau khi đào tạo, như hỗ trợ người dân tiếp cận với các nguồn vốn ưu đãi, con giống, cây trồng, vật nuôi từ các chương trình mục tiêu quốc gia. Nhờ những giải pháp tích cực nhằm nâng cao năng lực, đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động, đời sống Nhân dân vùng ĐBDTTS trên địa bàn huyện từng bước ổn định, có chuyển biến tích cực.
Đinh Hòa
(HBĐT) - Thời gian qua, huyện Kim Bôi chú trọng ứng dụng máy móc và thực hiện cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp. Cơ giới hóa trở thành "chìa khóa" để nâng cao giá trị sản xuất, giúp hình thành vùng sản xuất tập trung theo hướng hàng hóa. Việc đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp còn góp phần giải quyết tình trạng thiếu lao động thời vụ tại khu vực nông thôn.
Tư tưởng chỉ đạo và nội dung của Nghị quyết số 30-NQ/TW đã đưa ra nhiều quan điểm định hướng, ý tưởng và tầm nhìn mới, có tính đột phá trong phát triển Vùng đồng bằng sông Hồng. Các địa phương cần linh hoạt, chủ động biến thách thức thành cơ hội, biến tiềm năng, lợi thế thành động lực để Vùng đồng bằng sông Hồng thật sự phát triển đột phá, khẳng định vai trò là đầu tàu kinh tế, động lực tăng trưởng lớn nhất cả nước.
Các công ty vận tải đường sắt vừa ban hành quy định giảm mức phí và thời gian đổi, trả vé tàu sau Tết, áp dụng đến 26/4/2023.
(HBĐT) - Đến huyện Lương Sơn những ngày đầu năm, trong không khí rộn ràng của xuân Quý Mão 2023, khắp các nhà máy, công trường, trên mỗi con đường, tuyến phố, hoạt động sản xuất, giao thương hối hả bắt nhịp thời gian... Hiện, Lương Sơn đang nỗ lực phát triển để tạo bứt phá, tiến tới xây dựng huyện đạt tiêu chí đô thị loại IV, đến năm 2025 trở thành đơn vị hành chính cấp thị xã.
(HBĐT) - Sáng 10/2, xã Mỵ Hoà (Kim Bôi) tổ chức lễ công bố và đón bằng công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) năm 2022; trường TH&THCS Mỵ Hòa đạt chuẩn quốc gia mức độ I. Dự lễ có các đồng chí: Nguyễn Đồng, Uỷ viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ; Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh...
(HBĐT) - Chấm điểm thi đua chặt chẽ, thảo luận công khai làm rõ điểm cộng, điểm trừ. Trong hội nghị tổng kết năm, việc bình xét thi đua được thực hiện theo đúng tiêu chí "bó đũa chọn cột cờ”, suy tôn những đơn vị, cá nhân xứng đáng để đề nghị cấp trên khen thưởng. Đây được xem như một luồng gió mới trong Khối thi đua các tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế - xã hội - tổ chức tài chính (Khối thi đua số 4) của tỉnh.