(HBĐT) - Khởi đầu từ vài hộ gia đình với diện tích nhỏ lẻ, đến nay, diện tích trồng cây lấy hạt chất lượng cao trên địa bàn xã Văn Nghĩa (Lạc Sơn) đã được nhân rộng lên hơn 10 ha. Trồng cây lấy hạt được đánh giá cho hiệu quả kinh tế gấp 3 - 4 lần trồng lúa, giúp bà con xã Văn Nghĩa từng bước thoát nghèo, vươn lên phát triển kinh tế.


Gia đình anh Bùi Văn Sáng, xóm Ấm, xã Văn Nghĩa (Lạc Sơn) phát triển mô hình trồng cây lấy hạt cho lợi nhuận cao.

Đưa chúng tôi thăm ruộng mướp đắng của người dân xóm Ấm, anh Bùi Văn Tập, Trưởng xóm cho biết: "Xóm Ấm có diện tích trồng cây lấy hạt lớn nhất xã với 3,5 ha/vụ, sản xuất mỗi năm 2 vụ. Khi tham gia mô hình, bà con được cung cấp hạt giống, công ty đầu tư ứng trước vật tư, cán bộ kỹ thuật trực tiếp hướng dẫn kỹ thuật canh tác. Thổ nhưỡng thích hợp, thời tiết thuận lợi nên mướp đắng, bí đỏ phát triển xanh tốt, cho hạt chất lượng cao. Trồng cây lấy hạt không khó, quan trọng nhất là khâu thụ phấn nhân tạo, đòi hỏi sự cần cù, tỉ mỉ của nông dân. Từ lúc gieo đến khi thu hoạch khoảng 70 - 80 ngày. Ngày trước, khi mới bắt đầu thực hiện, người dân làm theo chỉ dẫn của công ty từ khâu xuống giống đến thu hoạch. Giờ đây bà con đã thuần thục từng chi tiết, không cần chuyên gia hướng dẫn. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất đòi hỏi nông dân phải thực hiện nghiêm ngặt các quy định để đem lại sản phẩm chất lượng nhất”.

Từ năm 2015, cây lấy hạt chất lượng cao (chủ yếu là mướp đắng và bí) được đưa về đồng đất Văn Nghĩa. Sau 8 năm canh tác cho thấy điều kiện tự nhiên của xã thích hợp cho việc trồng cây lấy hạt. Các giống cây này có năng suất cao, dễ chăm sóc, kháng bệnh tốt, đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng khắt khe. Thuận lợi là việc trồng cây lấy hạt được thực hiện theo hợp đồng ký kết cung cấp giống, phân bón, thuốc trừ sâu, bao tiêu đầu ra và hỗ trợ kỹ thuật giữa nông dân và các doanh nghiệp. Hiện có 2 doanh nghiệp là Công ty Tân Lộc Phát và Công ty Tân Hiệp Thành ký kết hợp đồng sản xuất với bà con.

Trong quá trình canh tác, các hộ được công ty cử chuyên gia về địa phương hướng dẫn cách chăm sóc hiệu quả, từ đó đảm bảo năng suất, chất lượng hạt. Hơn nữa, việc ký kết hợp đồng giữa doanh nghiệp và người dân đảm bảo đầu ra, thưởng năng suất… góp phần giúp người dân yên tâm hơn trong canh tác.

Kết quả của mô hình trồng cây lấy hạt chất lượng cao tại xã Văn Nghĩa đã được chứng minh rõ ràng. Diện tích trồng hàng năm duy trì 10 ha/năm, tập trung nhiều nhất ở các xóm: Đồi, Ấm, Mới Nang. Trong đó, xóm Ấm có trên 10 hộ làm mô hình, tiêu biểu có các hộ thực hiện kế hoạch 5 năm như hộ các anh: Bùi Văn Sáng, Bùi Văn Sao, Bùi Văn Trúc, chị Bùi Thị Lý…

Hộ anh Sáng có diện tích lớn nhất với gần 3.000 m2 hỗn hợp, đem lại cho gia đình thu nhập gần 100 triệu đồng/năm. Anh Sáng cho biết: "Mặc dù mô hình trồng cây lấy hạt có nhiều thuận lợi như phù hợp điều kiện tự nhiên, cho hiệu quả kinh tế cao hơn trồng lúa. Tuy nhiên, bà con cũng gặp khó khăn như thiếu nước tưới, quy trình chăm sóc nghiêm ngặt và ảnh hưởng từ một số dự án tại địa phương ít nhiều cản trở quá trình sản xuất. Người dân mong muốn được chính quyền các cấp quan tâm, tạo điều kiện hỗ trợ bà con sản xuất, góp phần phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới”.

Hiện nay, 1 ha trồng mướp đắng cho sản lượng khoảng 500 kg hạt, giá bán dao động từ 500 - 600 nghìn đồng/kg; 1 ha trồng bí cho sản lượng khoảng 300 kg hạt, giá bán từ 800 - 900 nghìn đồng/kg. Cây lấy hạt chất lượng cao dễ canh tác, cho hiệu quả kinh tế cao nên những năm gần đây được bà con đầu tư phát triển, góp phần quan trọng vào giảm nghèo, nâng cao thu nhập của Nhân dân xã Văn Nghĩa lên 46 triệu đồng/ người/năm.

Hoàng Dương


Các tin khác


Giá dầu châu Á giảm phiên sáng 6/3

Mở cửa phiên sáng 6/3, giá dầu châu Á giảm sau khi Trung Quốc đặt mục tiêu cho tăng trưởng kinh tế năm 2023 ở mức khoảng 5%, thấp hơn dự kiến của thị trường là mức tăng trưởng 5,5% tại nước tiêu thụ dầu lớn thứ hai thế giới.

Đóng cửa tạm thời Cảng hàng không Điện Biên từ ngày 1/4 để phục vụ xây dựng, mở rộng

Cục Hàng không Việt Nam (Bộ GTVT) vừa nhận được văn bản của UBND tỉnh Điện Biên về phương án đóng cửa tạm thời Cảng hàng không Điện Biên từ ngày 1/4/2023.

Sáng 6/3, giá vàng giao dịch quanh mốc 66,8 triệu đồng/lượng

Sáng 6/3, giá vàng trong nước biến động trái chiều, giao dịch quanh mốc 66,8 triệu đồng/lượng.

Hội Nông dân xã Tòng Đậu: Chung sức xây dựng nông thôn mới

(HBĐT) - Thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), những năm qua, Hội Nông dân (HND) xã Tòng Đậu (Mai Châu) đã tích cực tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên trong xã chung tay, góp sức thực hiện các tiêu chí NTM ở địa phương.

Trả lời kiến nghị cử tri trước Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV

(HBĐT) - LTS: Trước Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, cử tri trong tỉnh đã gửi tới Quốc hội các ý kiến, kiến nghị. Các bộ, ngành chức năng đã trả lời ý kiến của cử tri theo thẩm quyền. Báo Hòa Bình trích đăng một số nội dung cử tri, bạn đọc quan tâm.

Đặc sản cam Cao Phong ra mắt tại thị trường Anh

Theo phóng viên TTXVN tại London, sau bưởi đỏ Tân lạc và bưởi Diễn Yên Thủy, cam Cao Phong Hòa Bình lần đầu tiên đã có mặt tại thị trường Anh qua đường xuất khẩu chính ngạch, đánh dấu sự trở lại của loại trái cây đặc sản miền Bắc trên thị trường thế giới sau hơn 40 năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục