(HBĐT) - Làng nghề chế tác gỗ lũa, đá cảnh xã Lâm Sơn (Lương Sơn) nằm dọc quốc lộ 6, trên địa bàn xóm Đoàn Kết, cách không xa trụ sở UBND xã. Nhiều sản phẩm đồ mỹ nghệ thủ công, đá cảnh đẹp, ấn tượng được trưng bày tại các cơ sở sản xuất.


Anh Đoàn Xuân Thành, trưởng làng nghề chế tác gỗ lũa, đá cảnh xã Lâm Sơn (Lương Sơn) giới thiệu sản phẩm đồ mỹ nghệ.

Các nghệ nhân, thợ lành nghề miệt mài lao động sáng tạo những sản phẩm riêng có từ nguyên liệu gỗ, đá sản xuất ra sản phẩm nghệ thuật muôn hình, muôn vẻ độc đáo, sống động phục vụ nhu cầu khách hàng mọi nơi.  Nghề chế tác gỗ lũa, đá cảnh có mặt ở xã Lâm Sơn từ năm 1994, đến nay gần 30 năm. Từ một vài hộ ban đầu, cùng với thời gian có thêm nhiều hộ tham gia sản xuất, kinh doanh, chế tác gỗ lũa, đá cảnh. Mẫu mã, quy mô sản xuất được đầu tư mở rộng, sản phẩm ngày càng đa dạng, chất lượng được nâng cao, đáp ứng nhu cầu trang trí, hưởng thụ của người dân xa gần. Năm 2017, địa phương được UBND tỉnh công nhận làng nghề chế tác gỗ lũa, đá cảnh.

Thăm cơ sở sản xuất của anh Đoàn Xuân Thành, trưởng làng nghề. Cơ sở của anh Thành có 3 thợ lành nghề trực tiếp tham gia sản xuất hàng mỹ nghệ gỗ lũa như bàn ghế, các linh vật, đã cung cấp ra thị trường hàng trăm sản phẩm, trong đó có nhiều sản phẩm được chế tác từ các loại gỗ quý hiếm, có giá trị nghệ thuật cao như: Long chầu, ngũ phúc, tam bảo…

Chúng tôi đến đúng lúc anh đang miệt mãi gọt rũa mảnh gốc gù hương tỏa hương thơm ngát. Anh Thành tâm sự: Trước đây, xã Lâm Sơn có nhiều điều kiện để phát triển vì sở hữu nguồn nguyên liệu là những gốc cây quý, đá cảnh quý tự nhiên của địa phương. Sau này thành nghề, làng nghề, người dân đã tìm kiếm gỗ, đá ở các địa phương khác về gia công, chế tác. Những năm gần đây, nhất là khi được công nhận là làng nghề đã cung cấp hàng trăm sản phẩm hàng mỹ nghệ gỗ lũa ra thị trường, nhiều sản phẩm có giá trị nghệ thuật cao nhiều người muốn sở hữu. Sau dịch bệnh, cùng với thị trường bất động sản trầm lắng, hoạt động của làng nghề dần ổn định trở lại.

Hiện, tại xã Lâm Sơn, ngoài cơ sở của anh Đoàn Xuân Thành còn có nhiều cơ sở sản xuất gỗ lũa, đá cảnh quy mô khá lớn như: cơ sở sản xuất gỗ lũa Luận Hoài; cơ sở chế tác đá cảnh của các ông: Lê Huy Sơn, Trần Xuân Thể, Trần Duy Minh… 

Phần lớn các sản phẩm làm từ gỗ lũa đều đẽo thành các bức tượng Thần Tài, Phật Di Lặc, Đạt Ma Sư Tổ, các linh vật, động vật, cây cối... Nhiều sản phẩm được sản xuất, trưng bày, hàng trăm sản phẩm từ bàn ghế, các tượng long - ly - quy - phượng, tam phúc, tam bảo... được khách hàng tin dùng đặt hàng. Nghề gỗ lũa, đá cảnh là hướng đi riêng có của xã Lâm Sơn góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, gắn với xây dựng nông thôn mới của địa phương. Hiện toàn xã có 53 hộ (chủ yếu ở xóm Đoàn Kết) tham gia nghề chế tác gỗ lũa, đá cảnh, số thợ lành nghề cũng tăng lên hơn 100 người.

Sản phẩm của làng nghề gỗ lũa, đá cảnh xã Lâm Sơn thường xuyên tham gia hội chợ ở các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc như: Hải Dương, Hải Phòng, Nam Định, Hà Nam và một số tỉnh phía Nam. Sản phẩm ngày càng khẳng định được uy tín trên thị trường, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế bền vững của địa phương.

Lê Chung

Các tin khác


Chấn chỉnh hoạt động thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh

(HBĐT) - UBND tỉnh vừa ban hành Chỉ thị số 05/CT-UBND về việc chấn chỉnh công tác thanh tra, kiểm tra (TT, KT) doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Khảo sát, đánh giá thực hiện Điều lệ Hội Nông dân Việt Nam khóa VII

(HBĐT) - Ngày 10/3, tại Hội Nông dân tỉnh, đoàn công tác của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam do đồng chí Mai Bắc Mỹ, Trưởng Ban Đối ngoại và hợp tác quốc tế làm trưởng đoàn đã tổ chức khảo sát, đánh giá tình hình thực hiện Điều lệ Hội Nông dân Việt Nam khóa VII, nhiệm kỳ 2018 - 2023, nắm bắt những vấn đề còn bất cập, vướng mắc trong quá trình thực hiện; đề xuất sửa đổi, bổ sung Điều lệ Hội Nông dân Việt Nam khóa VIII. 

Tuyên truyền ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2023

(HBĐT) - Sở Công Thương phối hợp với Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tỉnh, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, Cục Quản lý thị trường tỉnh và Ủy ban nhân dân huyện Kim Bôi vừa tổ chức tuyên truyền ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam 2023 tại chợ Rạnh, xã Đông Bắc.

Ngân hàng Chính sách xã hội triển khai ứng dụng VBSP Smartbanking

Để tăng cường các dịch vụ, tiện ích phục vụ khách hàng là cá nhân, người vay vốn, Ngân hàng Chính sách xã hội triển khai dịch vụ ngân hàng điện tử trên điện thoại di động thông minh (mobile banking) đến khách hàng dưới hình thức ứng dụng trên thiết bị di động, điện thoại di động.

Huyện Mai Châu: Tổng dư nợ tín dụng chính sách đạt trên 365 tỷ đồng

(HBĐT) - Đến hết tháng 2/2023, tổng dư nợ tín dụng chính sách trên địa bàn huyện Mai Châu đạt 365,4 tỷ đồng/7.968 khách hàng còn dư nợ.

Doanh số cho vay tín dụng chính sách đạt trên 170 tỷ đồng

(HBĐT) - Theo báo cáo của chi nhánh Ngân hành Chính sách xã hội tỉnh, 2 tháng đầu năm 2023, doanh số cho vay tín dụng chính sách trên địa bàn tỉnh đạt hơn 170 tỷ đồng, cho gần 4 nghìn lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác vay vốn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục