(HBĐT) - Hiện nay, sản xuất theo chuỗi giá trị đang là lựa chọn số một của ngành nông nghiệp nhằm hướng tới mục tiêu nâng cao giá trị sản phẩm và phát triển bền vững. Bắt kịp xu thế đó, với tiềm năng, lợi thế vùng lòng hồ sông Đà, Liên minh HTX tỉnh đã đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ các HTX xây dựng mô hình theo chuỗi giá trị đối với ngành hàng cá, qua đó góp phần nâng cao giá trị sản phẩm "cá sông Đà" trên thị trường.
HTX cá sạch Bảy Tuyển chuyên cung cấp cá tươi cho thị trường Hà Nội và một số tỉnh lân cận.
Nhận thấy giá trị kinh tế từ cá sông Đà, gia đình chị Nguyễn Thị Dung (TP Hòa Bình) đã gắn bó với nghề nuôi cá lồng trên sông Đà từ nhiều năm nay. Với mong muốn xây dựng thương hiệu cá sạch sông Đà, chị Dung đã liên kết với 6 thành viên và thành lập HTX cá sạch Bảy Tuyển với quy mô 25 lồng cá, chuyên nuôi các loại đặc sản như: lăng đen, lăng vàng, trắm đen, diêu hồng, chép giòn... Chị Dung cho biết: Khi thành lập HTX, gia đình đã liên kết được với nhiều hộ để mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao sản lượng. Đồng thời, triển khai quy trình sản xuất khép kín, từ con giống đầu vào đều được tuyển chọn là con giống loại 1, nuôi dinh dưỡng khi cá bé và nuôi hoàn toàn bằng cá tép dầu khi con cá bắt đầu đủ lớn. Cá được nuôi đảm bảo thời gian 2 - 3 năm mới thu hoạch.
Hiện nay, trung bình mỗi năm, HTX cá sạch Bảy Tuyển xuất ra thị trường trên dưới 100 tấn cá tươi các loại, chủ yếu tại thị trường Hà Nội và các tỉnh lân cận. Ngoài sản phẩm cá tươi, HTX cũng cho ra một số sản phẩm cá đã qua sơ chế như ruốc cá sông Đà.
Chị Dung cho biết thêm: Cá của HTX Bảy Tuyển đã vào được chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch tại Hà Nội và một số siêu thị lớn. Để vào được thị trường lớn và các kênh phân phối "khó tính" như hiện nay, trước tiên HTX đã quản lý chặt chẽ quy trình sản xuất, đảm bảo chất lượng cá sạch, tươi, thịt chắc, giàu dinh dưỡng khi đến với người tiêu dùng. Bên cạnh đó, Liên minh HTX tỉnh đã hỗ trợ tổ chức nhiều chương trình xúc tiến thương mại, giới thiệu sản phẩm tại các hội chợ, các đợt trưng bày, giới thiệu sản phẩm để quảng bá, giới thiệu sản phẩm cá sạch sông Đà đến với người tiêu dùng.
Hiện nay, đối với ngành hàng cá, toàn tỉnh có 8 HTX và 6 tổ hợp tác nuôi trồng, chế biến thủy sản với gần 100 thành viên, chủ yếu thuộc khu vực lòng hồ Hòa Bình. Xác định ngành hàng cá là một trong những thế mạnh của tỉnh, Liên minh HTX tỉnh đã tập trung nhiều hoạt động hỗ trợ các HTX và các tổ hợp tác nuôi trồng, chế biến thủy sản trên vùng hồ sông Đà.
Đồng chí Võ Hoài Giáp, Trưởng phòng Hỗ trợ, Liên minh HTX tỉnh cho biết: Hiện nay, cá trên lòng hồ Hòa Bình có thương hiệu rất lớn trên thị trường Hà Nội cũng như các tỉnh lân cận. Việc xây dựng chuỗi giá trị tập hợp các HTX có vai trò quan trọng để cùng nhau xây dựng thương hiệu cho con cá, mở rộng quy mô sản xuất, đáp ứng được nhu cầu thị trường và tạo cho các HTX từng bước vững mạnh hơn, có đầy đủ con giống, khoa học kỹ thuật cũng như hỗ trợ trang thiết bị. Năm qua, Liên minh HTX tỉnh đã hỗ trợ 4 máy cho cá ăn tự động, giảm bớt chi phí lao động và tổ chức nhiều lớp bồi dưỡng tập huấn cho cán bộ quản lý HTX và đào tạo nghề cho thành viên, người lao động để nâng cao năng lực cho HTX trong việc nuôi trồng thủy sản để tận dụng hết lợi thế so sánh của HTX trên vùng lòng hồ.
Đặc biệt, nhằm quảng bá, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm cho các thành viên, Liên minh HTX tỉnh đã tổ chức nhiều hội nghị giới thiệu sản phẩm, xúc tiến đầu tư để liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Trong năm 2022, đã tổ chức 2 hội nghị kết nối cung cầu và giới thiệu sản phẩm tại Hà Nội, Hải Phòng với 84 HTX, 66 doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tham gia. Đồng thời, Liên minh HTX tỉnh tổ chức 2 lớp bồi dưỡng quản trị HTX; 11 lớp dạy nghề ngắn hạn cho 333 lượt thành viên và người lao động; hỗ trợ 12 HTX vay 3,12 tỷ đồng nguồn quỹ hỗ trợ HTX; lũy kế doanh số cho vay đạt hơn 6,900 tỷ đồng…
Phương Linh
(HBĐT) - Thực hiện Đề án 939 về hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017 - 2025, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) TP Hòa Bình đã có nhiều hoạt động thiết thực đồng hành cùng phụ nữ khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh. Nhờ các chương trình hỗ trợ của Đề án 939 đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho hội viên, phụ nữ.
(HBĐT) - Theo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, tổng nguồn vốn huy động trên toàn địa bàn đến cuối tháng 2/2023 của các tổ chức tín dụng đạt gần 40.600 tỷ đồng, tăng 0,9% so với đầu năm, trong đó, vốn huy động từ tổ chức và dân cư đạt khoảng 30.500 tỷ đồng, tăng 1,3%, huy động tiền gửi từ dân cư chiếm trên 72,5%/vốn huy động.
(HBĐT) - Sự vụ bảo hộ thương hiệu gạo ST25 ở một số thị trường trên thế giới và gần đây là bản quyền giống thanh long ruột đỏ Long Định 1 (LĐ1) sau những tranh cãi nảy lửa đã tìm ra được hướng giải quyết hài hòa lợi ích cho cả doanh nghiệp và nông dân.
(HBĐT) - Nhằm góp phần vào mục tiêu xóa đói, giảm nghèo của xã, huyện, những năm qua, Hội Nông dân (HND) xã Chiềng Châu (Mai Châu) nỗ lực thực hiện tốt vai trò làm cầu nối đưa nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đến hội viên nông dân (HVND).
(HBĐT) - Với sự tận tâm, trách nhiệm của mình, những năm qua, tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) ở các thôn, bản chính là cầu nối quan trọng trong chuyển tải vốn chính sách đến với hộ nghèo và các đối tượng chính sách.
(HBĐT) - Hai tháng đầu năm, Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Yên Thủy đã thực hiện giải ngân 7 chương trình tín dụng chính sách, với doanh số cho vay đạt 20,4 tỷ đồng/457 lượt khách hàng vay vốn. Đến hết tháng 2, tổng dư nợ tín dụng chính sách trên địa bàn huyện đạt 375,7 tỷ đồng/10.055 khách hàng còn dư nợ. Trong đó, nợ trong hạn chiếm 99,93%, nợ quá hạn 99 triệu đồng (chiếm 0,026%), nợ khoanh 149 triệu đồng (chiếm 0,039%).