Công ty CP Lạc Thủy (huyện Lạc Thủy) phục hồi và đẩy mạnh sản xuất - kinh doanh, tạo việc làm cho lao động địa phương, đóng góp tích cực vào nguồn thu ngân sách.
Thực tế cho thấy, năm 2022, thu NSNN của tỉnh chỉ đạt trên 5.274 tỷ đồng. Con số này tuy cao hơn so với dự toán Thủ tướng Chính phủ, song lại không đạt chỉ tiêu HĐND tỉnh giao là 6.410 tỷ đồng. Hai tháng đầu năm nay, mặc dù dịch Covid-19 đã được kiểm soát, tạo điều kiện thuận lợi cho phục hồi và phát triển KT-XH, tuy nhiên, số thu vẫn đạt thấp so với yêu cầu.
NSNN là nguồn lực quan trọng để thực hiện các mục tiêu phát triển KT-XH của địa phương, bởi vậy cần huy động ở mức cao nhất nguồn thu vào NSNN theo quy định của pháp luật để bảo đảm nguồn lực tài chính thực hiện các mục tiêu đã đề ra. Đa dạng hóa nguồn thu tạo ra sự đóng góp của các thành phần kinh tế làm cho nguồn thu ngày càng tăng lên, ổn định lâu dài; đồng thời mở rộng nguồn thu, bảo đảm thu đúng, đủ và bền vững… Đó là quan điểm chỉ đạo xuyên suốt của Tỉnh ủy để thực hiện nhiệm vụ đặc biệt quan trọng này, hướng đến mục tiêu số thu đạt 10.000 tỷ đồng vào năm 2025 như Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII đề ra.
Theo đó, tỉnh đã và đang ráo riết chỉ đạo nhiệm vụ thu nộp NSNN. BTV Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết chuyên đề về tạo nguồn thu và tăng cường quản lý thu NSNN trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, giai đoạn 2021 – 2025. Trên cơ sở đó, UBND tỉnh và các sở, ngành, địa phương cụ thể hóa bằng các kế hoạch để tổ chức thực hiện. Đặc biệt, UBND tỉnh đã thành lập và đẩy mạnh vai trò của Ban Chỉ đạo (BCĐ) đôn đốc thu, nộp NSNN tỉnh. BCĐ xây dựng kế hoạch hoạt động năm và định kỳ hàng tháng họp giao ban nhằm kịp thời nắm bắt tiến độ thu NSNN, nhất là những khó khăn, vướng mắc để bàn giải pháp tháo gỡ.
Trong kế hoạch hoạt động năm 2023, BCĐ đã xác định cụ thể nội dung công việc, thời gian, tiến độ hoàn thành và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan trong thực hiện nhiệm vụ thu NSNN. Xác định trách nhiệm và cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, ban, ngành là để thực hiện nhiệm vụ đặc biệt quan trọng này, hướng đến mục tiêu số thu đạt 10.000 tỷ đồng vào năm 2025 như Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII đề ra.
Theo đó, tỉnh đã và đang ráo riết chỉ đạo nhiệm vụ thu nộp NSNN. BTV Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết chuyên đề về tạo nguồn thu và tăng cường quản lý thu NSNN trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, giai đoạn 2021 - 2025. Trên cơ sở đó, UBND tỉnh và các sở, ngành, địa phương cụ thể hóa bằng các kế hoạch để tổ chức thực hiện. Đặc biệt, UBND tỉnh đã thành lập và đẩy mạnh vai trò của Ban Chỉ đạo (BCĐ) đôn đốc thu, nộp NSNN tỉnh. BCĐ xây dựng kế hoạch hoạt động năm và định kỳ hàng tháng họp giao ban nhằm kịp thời nắm bắt tiến độ thu NSNN, nhất là những khó khăn, vướng mắc để bàn giải pháp tháo gỡ.
Trong kế hoạch hoạt động năm 2023, BCĐ đã xác định cụ thể nội dung công việc, thời gian, tiến độ hoàn thành và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan trong thực hiện nhiệm vụ thu NSNN. Xác định trách nhiệm và cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, ban, ngành là thành viên BCĐ.
Một trong những yêu cầu của BCĐ là: Bảo đảm phối hợp chặt chẽ, thường xuyên, hiệu quả giữa các cơ quan, ban, ngành là thành viên BCĐ. Thường xuyên trao đổi, giải quyết kịp thời khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ...
Để phấn đấu thực hiện thắng lợi nhiệm vụ thu NSNN trên địa bàn tỉnh năm 2023, theo BCĐ đôn đốc thu nộp NSNN, nhất thiết phải nắm chắc diễn biến tình hình KT-XH, hoạt động SX-KD của doanh nghiệp để kịp thời tham mưu đề xuất các giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho người nộp thuế; hỗ trợ, tạo điều kiện để người nộp thuế khôi phục SX-KD, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo nguồn thu bền vững cho NSNN. Thường xuyên rà soát tiến độ thu tiền sử dụng đất của từng dự án đấu giá đất, dự án nhà ở, tiến độ sắp xếp lại cơ sở nhà đất của cơ quan Nhà nước theo Nghị định số 167/2017/ NĐ-CP, ngày 31/12/2017 của Chính phủ và Nghị định số 67/2021/NĐ-CP, ngày 15/7/2021 của Chính phủ, có giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện.
Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố chủ động phối hợp rút ngắn thời gian thực hiện các thủ tục hành chính về đất đai, đầu tư, xây dựng...; tham mưu đẩy nhanh tiến độ giao đất, đấu giá các dự án thu tiền sử dụng đất, các dự án nhà ở, dự án đấu giá quyền sử dụng đất theo Nghị định số 167/2017/ NĐ-CP và Nghị định số 67/2021/NĐ-CP... chuyển hồ sơ xác định nghĩa vụ tài chính làm cơ sở để cơ quan thuế ban hành thông báo, đôn đốc thu kịp thời vào NSNN, đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu thu tiền sử dụng đất đạt 3.500 tỷ đồng, phấn đấu tăng thu thêm 500 tỷ đồng theo chỉ đạo của Tỉnh ủy. Các cơ quan, đơn vị phối hợp với Cục Thuế, Chi cục Hải quan Hòa Bình thu các khoản thuế, phí nhằm hoàn thành vượt mức nhiệm vụ thu thuế, phí năm 2023 do HĐND và UBND tỉnh giao là 7.285 tỷ đồng.
Tại cuộc họp gần đây nhất, BCĐ đôn đốc thu, nộp NSNN tỉnh đã chỉ đạo các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố phối hợp tiếp tục triển khai chính sách tài khoá, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển KT-XH; tăng cường quản lý thu ngân sách ngay từ những tháng đầu năm để phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ thu NSNN đã được T.Ư và tỉnh giao. Thực hiện tốt quy chế phối hợp giữa các sở, ban, ngành và các đơn vị liên quan trong việc thực hiện nhiệm vụ thu, nộp NSNN trên địa bàn tỉnh. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, quán triệt chính sách, pháp luật về thuế đến cán bộ, công chức, người dân và doanh nghiệp trên địa bàn nhằm nâng cao hiểu biết và ý thức tôn trọng pháp luật, bảo đảm hiệu quả thực thi pháp luật về thuế.
Bình Giang