Ngày 11/4, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) công bố Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2022. Thay vì xếp hạng 63 tỉnh thành, năm nay chỉ điểm danh 30 địa phương có điểm số PCI tốt nhất.

Với 72,95 điểm trên thang điểm 100, tỉnh Quảng Ninh lần thứ 6 dẫn đầu chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) nhờ nhiều sáng kiến thu hút đầu tư và cải cách hành chính.

Sáng nay (11/4), Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố chỉ số PCI 2022. Thay vì xếp hạng 63 tỉnh thành, PCI năm 2022 chỉ điểm danh 30 địa phương có điểm số tốt nhất.

Theo đó, Quảng Ninh tiếp tục dẫn đầu khi được 72,95 điểm trên thang điểm 100, tiếp tục ghi điểm với nhiều sáng kiến thu hút đầu tư và cải cách hành chính.

Trong khảo sát PCI 2022, 93% ý kiến đánh giá "cán bộ nhà nước giải quyết công việc hiệu quả” và 91% ý kiến đồng ý "thời gian thực hiện thủ tục hành chính được rút ngắn hơn so với quy định”.

Đặc biệt, 78% doanh nghiệp đánh giá "giáo dục phổ thông tại tỉnh có chất lượng tốt” và 69% doanh nghiệp nhận định "giáo dục dạy nghề tại tỉnh có chất lượng tốt”.

Quảng Ninh tiếp tục dẫn đầu chỉ số kinh tế cạnh tranh cấp tỉnh PCI năm 2022 - 1



Tỉnh Quảng Ninh lần thứ 6 dẫn đầu chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh (PCI). (Ảnh minh họa)

Đứng vị trí số 2 là Bắc Giang với 72,80 điểm. Các doanh nghiệp đã ghi điểm cho Bắc Giang nhờ các hoạt động tiếp xúc, đối thoại với doanh nghiệp qua nhiều kênh; lắng nghe và kịp thời giải quyết khó khăn, vướng mắc.

Bắc Giang cũng ghi điểm ở chỉ số tính minh bạch và thiết chế pháp lý. 92% doanh nghiệp trong tỉnh cho biết cơ quan trợ giúp pháp lý hỗ trợ doanh nghiệp dùng luật để khởi kiện khi có tranh chấp.

Tiếp theo là Hải Phòng với 70,76 điểm. Theo kết quả PCI 2022, 89% doanh nghiệp tại Thành phố Hải Phòng đánh giá "UBND tỉnh năng động và sáng tạo trong việc giải quyết các vấn đề mới phát sinh” và 92% doanh nghiệp cho biết "các khó khăn, vướng mắc được tháo gỡ kịp thời qua các cuộc đối thoại, tiếp xúc doanh nghiệp tại tỉnh.

Vị trí thứ 4 trong bảng xếp hạng PCI 2022 là Bà Rịa - Vũng Tàu với 70,26 điểm. Đây cũng là lần đầu tiên tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu góp mặt trong Top 5 về PCI.

Đồng Tháp đứng vị trí thứ 5 với 69,69 điểm trên thang điểm 100.

Đáng chú ý là trong Top 10 năm nay lại không hề có Hà Nội và TP.HCM. Theo đó, Hà Nội đứng thứ 20, TP.HCM đứng thứ 27 trong danh sách 30 tỉnh, thành phố có chất lượng điều hành tốt nhất trong PCI 2022. Năm 2021, Hà Nội đứng thứ 10 và TP.HCM ở vị trí 14/63. 

Các địa phương có PCI thấp có thể kể đến như: Cao Bằng với 59,58 điểm, tiếp tục ở vị trí thấp nhất, đứng thứ 63 nếu xếp hạng. Điện Biên ở vị trí 62, với 59,85 điểm và Bạc Liêu đứng thứ 61, với 60,36 điểm. Điện Biên và Bạc Liêu trong PCI 2021 ở vị trí tương ứng là 53 và 55.

Một điểm mới trong báo cáo PCI năm 2022 là lần đầu tiên VCCI cùng các đối tác giới thiệu và công bố chỉ số Xanh cấp tỉnh (PGI). 

Đây là bộ chỉ số đánh giá và xếp hạng địa phương thân thiện với môi trường dưới góc nhìn từ thực tiễn kinh doanh như mức độ ứng dụng công nghệ thân thiện môi trường của các doanh nghiệp tại địa phương, trình độ quản trị và ứng xử với môi trường của doanh nghiệp, mức độ quan tâm, sẵn sàng đầu tư về vấn đề môi trường của chính quyền địa phương và nhiều vấn đề môi trường quan trọng khác. Kết quả năm đầu tiên cho thấy, 3 tỉnh đứng đầu chỉ số PGI là: Trà Vinh, Lạng Sơn, và Bắc Ninh.

Theo VTC News

Các tin khác


Giải quyết vướng mắc dự án trọng điểm hồ Khả, Đồi Thung, xã Quý Hòa

(HBĐT) - Dự án hồ Khả và Đồi Thung, xã Quý Hòa (Lạc Sơn) là 2 dự án trọng điểm của tỉnh nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế, đem lại sản phẩm du lịch, dịch vụ, đô thị chất lượng cao, tạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế cho huyện Lạc Sơn cũng như của tỉnh. Tuy nhiên, công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) còn những khó khăn, vướng mắc cần tập trung giải quyết.

Giá trị sản xuất công nghiệp đạt gần 10.490 tỷ đồng

(HBĐT) - Trong quý I/2023, chỉ số sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh ước tăng 10,67% so với cùng kỳ năm trước. Giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 10.487,8 tỷ đồng, tăng 9,03% so với cùng kỳ năm trước.

Tỷ lệ hấp thụ giảm 50%, thị trường bất động sản vẫn trầm lắng

Kết thúc quý I/2023, thị trường bất động sản Việt Nam tiếp tục duy trì sự trầm lắng kể từ cuối tháng 5 năm 2022.

Huyện Đà Bắc ưu tiên đầu tư hạ tầng giao thông nông thôn

(HBĐT) - Những năm qua, huyện Đà Bắc chú trọng đầu tư cứng hóa hạ tầng giao thông nông thôn (GTNT). Coi đây là giải pháp quan trọng để đẩy nhanh công cuộc xóa đói, giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn.

Huyện Lạc Sơn: Xây dựng các sản phẩm OCOP dựa trên lợi thế của địa phương

(HBĐT) - Huyện Lạc Sơn hiện có các sản phẩm OCOP đạt chứng nhận 3 sao là ớt rẽ, thổ cẩm Lục Nghiệp Thành, cam Hương Nhượng, gà thịt đóng gói hút chân không và hạt dổi. Năm 2023, dự kiến huyện tiếp tục xây dựng 5 sản phẩm OCOP và đánh giá lại đối với 2 sản phẩm đã được công nhận. Để thực hiện chương trình, ngay từ đầu năm, huyện xây dựng kế hoạch và triển khai các giải pháp hỗ trợ nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương để tạo ra các sản phẩm chủ lực, có giá trị cao.

Tạo chuyển dịch hoạt động kinh doanh thương mại

(HBĐT) - Cùng với hệ thống trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi, đại lý, điểm bán lẻ phân bố rộng khắp các xã, thị trấn, trên địa bàn huyện Lạc Sơn có thêm 2 siêu thị tổng hợp vừa đi vào hoạt động thuộc Công ty TNHH đầu tư và xây dựng thương mại Mỹ Phong (thị trấn Vụ Bản) và doanh nghiệp tư nhân Tuấn Khánh (xã Thượng Cốc), tạo điểm nhấn cho hạ tầng thương mại của địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục