(HBĐT) - Cùng với hệ thống trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi, đại lý, điểm bán lẻ phân bố rộng khắp các xã, thị trấn, trên địa bàn huyện Lạc Sơn có thêm 2 siêu thị tổng hợp vừa đi vào hoạt động thuộc Công ty TNHH đầu tư và xây dựng thương mại Mỹ Phong (thị trấn Vụ Bản) và doanh nghiệp tư nhân Tuấn Khánh (xã Thượng Cốc), tạo điểm nhấn cho hạ tầng thương mại của địa phương.


Ki ốt kinh doanh tại chợ Lâm Hóa, xã Vũ Bình (Lạc Sơn) có hàng hóa phong phú, đáp ứng nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng.

Cửa hàng kinh doanh thương mại dịch vụ tổng hợp Phương Trung, phốHữu Nghị, thị trấn Vụ Bản có hoạt động lâu năm, quy mô ngày càng mở rộng. Theo chủ cửa hàng, trước đây, mặt hàng kinh doanh chính của gia đình là điện tử, nội thất. Từ khi tuyến QL 12B hoàn thành việc nâng cấp, nắm bắt nhu cầu tiêu dùng của người dân, cơ sở đã đa dạng mặt hàng kinh doanh, tập trung vào hàng hoá tiêu dùng thiết yếu. Để khách có thể đi một lần mua được những mặt hàng mình cần, cửa hàng nhập số lượng hàng hoá phong phú, đảm bảo chất lượng, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, niêm yết giá bán theo quy định, chủ yếu là hàng Việt Nam chất lượng cao được bày bán theo từng khu để người tiêu dùng thuận lợi khi chọn lựa mua sắm.

Thuộc sở hữu của doanh nghiệp tư nhân Tuấn Khánh, siêu thị Tuấn Khánh (xã Thượng Cốc) tổ chức hoạt động kinh doanh đa dạng ngành hàng, bao gồm thực phẩm, hàng tiêu dùng, trái cây, hàng nhập khẩu, hải sản… Khách hàng đến mua sắm được nhân viên hỗ trợ tư vấn nhiệt tình. Siêu thị có khu vực vui chơi cho trẻ em, dành riêng một góc làm quầy cafe và đồ ăn nhanh để khách hàng có chỗ nghỉ ngơi, ăn uống sau thời gian mua sắm, gặp gỡ, trao đổi sau giờ làm việc căng thẳng hoặc nơi chờ con tan học… Đây chính là điểm thu hút khách và góp phần tăng doanh thu cho siêu thị.

Bên cạnh các siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi, hệ thống chợ trên địa bàn hoạt động ổn định, các đơn vị được giao quản lý chợ tiếp tục huy động các nguồn vốn đầu tư, nâng cấp, cải tạo hạ tầng chợ ngày càng khang trang, đảm bảo phục vụ nhu cầu kinh doanh của tiểu thương. Tại chợ Nghĩa, thị trấn Vụ Bản có hệ thống ki ốt xây mới, hàng hoá bày bán phong phú, đặc biệt có 2 gian hàng được huyện ưu tiên hỗ trợ các hợp tác xã trưng bày, giới thiệu, quảng bá sản phẩm nông nghiệp đặc trưng, được chứng nhận sản phẩm OCOP cấp tỉnh. Một số chợ truyền thống khác như chợ Nhân Nghĩa, chợ trung tâm cụm xã Ngọc Sơn… từng bước được đầu tư từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, thuận tiện cho việc trao đổi, mua sắm hàng hóa của nhân dân.

Hiện nay, toàn huyện có 5.320 hộ kinh doanh, 63 doanh nghiệp, HTX kinh doanh lĩnh vực thương mại, dịch vụ. Ngoài vùng trung tâm thương mại thị trấn Vụ Bản, trên địa bàn có nhiều khu dân cư nông thôn khá sầm uất, thường được gọi là phố, khu chợ, như: chợ Ốc - xã Thượng Cốc, chợ Re - xã Ân Nghĩa, chợ Ngã Ba Xưa - xã Xuất Hóa, phố Lâm Hóa - xã Vũ Bình, chợ Chiềng - xã Tân Lập… tập trung ở các khu vực đầu mối giao thông, giao thương hàng hoá. Tính đến hết quý I/2023, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn huyện ước đạt 915,5 tỷ đồng, tăng 17,22% so với cùng kỳ, thực hiện 24,84% kế hoạch năm.

Theo đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó trưởng phòng Kinh tế và hạ tầng huyện, diện tích rộng, dân số đông, đời sống của người dân ngày càng cải thiện là cơ hội để huyện phát triển thương mại, dịch vụ. Bên cạnh việc khuyến khích các thành phần kinh tế, hộ gia đình, huyện quan tâm đầu tư xây dựng ki ốt ở các chợ, sắp xếp khoa học khu vực kinh doanh các ngành hàng, tuyên truyền, vận động tiểu thương áp dụng phương thức mua bán hiện đại, thực hiện nghiêm quy định pháp luật về niêm yết giá, bán đúng giá niêm yết. Thông qua đó, từng bước chuyển dịch từ thương mại truyền thống sang thương mại hiện đại, thúc đẩy quá trình luân chuyển hàng hoá, tạo diện mạo nông thôn mới, đô thị văn minh.

Bùi Minh


Các tin khác


Thực thi hiệu quả các động lực để đạt mục tiêu tăng trưởng

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Bích Lâm, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho biết, mới đây Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và Ngân hàng Thế giới (WB) lần lượt dự báo GDP cả năm 2023 của Việt Nam tăng 6,5% và 6,3% dựa trên quan điểm lạc quan và nhìn nhận Chính phủ Việt Nam thực thi hiệu quả động lực tăng trưởng quan trọng, thực thi chính sách tài khóa và tiền tệ rất linh hoạt, phù hợp với diễn biến và thực tế tình hình kinh tế trong nước, khu vực và thế giới.

Giải pháp cấp bách để chặn đà doanh nghiệp rút khỏi thị trường

Thông thường quý I hàng năm, số doanh nghiệp thành lập mới và tái hoạt động luôn cao hơn số doanh nghiệp rút khỏi thị trường. Tuy nhiên theo Tổng cục Thống kê (TCTK), do khó khăn kéo dài, quý I/2023, có tới hơn 60.000 doanh nghiệp rút khỏi thị trường, cao hơn nhiều số doanh nghiệp được thành lập.

Đảm bảo vùng nguyên vật liệu phục vụ xây dựng các công trình, dự án trên địa bàn tỉnh

(HBĐT) - UBND tỉnh ban hành Công văn số 440/UBND-KTN ngày 31/3/2023 về đảm bảo vùng nguyên vật liệu phục vụ xây dựng các công trình, dự án trên địa bàn tỉnh.

Phát triển cụm công nghiệp và tầm nhìn chiến lược đến năm 2050

(HBĐT) - Tỉnh ta được quy hoạch 21 cụm công nghiệp (CCN) với tổng diện tích 866,605 ha. Hiện đã có 16/21 CCN được UBND tỉnh quyết định thành lập với diện tích trên 683 ha. Tổng vốn đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật các CCN được phê duyệt trên 4.862 tỷ đồng.

Nông dân xã Mai Hạ chăm sóc dưa vụ xuân

(HBĐT) - Toàn xã Mai Hạ (Mai Châu) hiện có hơn 30 ha dưa thì riêng xóm Chiềng Hạ có hơn 10 ha, trong đó chủ yếu trồng cây dưa hấu. Nông dân xã Mai Hạ cần mẫn trồng, chăm sóc dưa, hy vọng một mùa vụ thắng lợi

Chủ động các biện pháp chống hạn bảo vệ sản xuất

(HBĐT) - Trước dự báo tình hình thời tiết khô hạn, ngay từ đầu năm, ngành NN& PTNT đã chỉ đạo các địa phương chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống hạn, đảm bảo cho các loại cây trồng, nhất là vụ lúa xuân sinh trưởng, phát triển và đạt năng suất, sản lượng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục