(HBĐT) - Huyện Lạc Sơn hiện có các sản phẩm OCOP đạt chứng nhận 3 sao là ớt rẽ, thổ cẩm Lục Nghiệp Thành, cam Hương Nhượng, gà thịt đóng gói hút chân không và hạt dổi. Năm 2023, dự kiến huyện tiếp tục xây dựng 5 sản phẩm OCOP và đánh giá lại đối với 2 sản phẩm đã được công nhận. Để thực hiện chương trình, ngay từ đầu năm, huyện xây dựng kế hoạch và triển khai các giải pháp hỗ trợ nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương để tạo ra các sản phẩm chủ lực, có giá trị cao.


Nhằm giúp các chủ thể tiêu thụ sản phẩm OCOP, UBND huyện Lạc Sơn chỉ đạo xây dựng gian trưng bày, giới thiệu và bán các sản phẩm OCOP của huyện.

Với 3 dòng sản phẩm chính là rượu nếp, rượu nếp trứng khe và rượu nếp cái hoa vàng được sản xuất theo quy trình nấu rượu men lá của người Mường Lạc Sơn, sản phẩm rượu Tiên tửu nếp xứ Mường do hộ anh Nguyễn Anh Tuấn, thị trấn Vụ Bản xây dựng được UBND huyện đề xuất  tham gia đánh giá sản phẩm OCOP năm 2023.

Được biết, để tạo ra sản phẩm, gia đình anh Tuấn đã nghiên cứu quy trình nấu rượu bằng men lá của người Mường cổ. Vì vậy, quá trình lên men được sử dụng hoàn toàn bằng men lá, kết hợp nguyên liệu là gạo trứng khe đặc sản của bà con xã Miền Đồi, dựa trên công nghệ nấu rượu qua 5 tháp trưng cất do gia đình anh nhập khẩu từ nước ngoài để cho ra sản phẩm rượu đạt chất lượng cao. 

Anh Nguyễn Anh Tuấn, chủ cơ sở sản xuất rượu Tiên tửu nếp xứ Mường chia sẻ: "Khi quyết định sản xuất loại rượu đặc sản này, chúng tôi nhận được hướng dẫn của các sở, ngành và UBND huyện Lạc Sơn để hoàn thiện quy trình sản xuất rượu sạch truyền thống. Đến nay, quy trình qua 8 bước từ sơ chế nguyên liệu, lên men sơ cấp và thứ cấp,  ngâm ủ, trưng cất khử Andehyde, lão hóa rượu và đóng gói sản phẩm đều đã qua các bước kiểm định chặt chẽ. Theo đó, tất cả các sản phẩm rượu của cơ sở đều qua khử độc và để đủ thời gian trên 3 tháng mới đưa ra thị trường tiêu thụ. Chúng tôi đã ký kết với các hộ trồng lúa nếp tại xã Miền Đồi để xây dựng vùng nguyên liệu cho sản phẩm". 

Năm 2023, theo kế hoạch, ngoài sản phẩm rượu nếp Tiên tửu xứ Mường, huyện Lạc Sơn tiếp tục xây dựng các sản phẩm bưởi da xanh (xã Yên Phú); gạo nếp trứng khe (xã Miền Đồi);  mật ong Mường Vang và rượu cần Mường Vang (xã Tân Lập) tham gia chương trình đánh giá sản phẩm OCOP. Để hoàn thành mục tiêu, theo đồng chí    Phan Thị Hạnh, Phó trưởng phòng NN&PTNT huyện Lạc Sơn: Thời điểm này, huyện tập trung hỗ trợ tiêu chuẩn hóa, phát triển sản phẩm theo hướng sản xuất hàng hóa có chất lượng; tư vấn, hướng dẫn các chủ thể tham gia xây dựng hoàn thiện hồ sơ, hỗ trợ đăng ký sở hữu trí tuệ, chứng nhận sản phẩm theo tiêu chuẩn sản xuất an toàn... đảm bảo đủ các điều kiện tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm. 

Không chỉ chú trọng xây dựng các sản phẩm mới, với những nhóm sản phẩm đã được đánh giá xếp hạng, huyện nghiên cứu xây dựng thêm các sản phẩm chế biến và chú trọng các tiêu chí về an toàn thực phẩm, mẫu mã bao bì để hướng đến xây dựng các sản phẩm xuất khẩu.

 Được đánh giá xếp hạng sản phẩm OCOP 3 sao từ năm 2019, giá trị hạt dổi Chí Đạo của HTX cung cấp giống cây dổi và dịch vụ nông nghiệp xã Chí Đạo được nâng lên đáng kể. Từ đó, nâng diện tích trồng dổi tại xã lên hơn 40 ha và cây dổi trở thành cây trồng chủ lực của nhiều hộ ở xã Chí Đạo. Không dừng lại ở đó, hiện nay, HTX tiếp tục nghiên cứu để cho ra dòng sản phẩm muối hạt dổi làm gia vị và tinh dầu hạt dổi làm nguyên liệu sản xuất thuốc xoa bóp, điều trị các bệnh về xương khớp.

Ông Bùi Văn Bin, Giám đốc HTX cung cấp giống cây dổi và dịch vụ nông nghiệp xã Chí Đạo cho biết: Qua nghiên cứu cho thấy, tinh dầu dổi làm thuốc xoa bóp chữa bệnh xương khớp rất hiệu quả. Chúng tôi đang đề xuất huyện có giải pháp hỗ trợ để từ sản phẩm hạt dổi ban đầu cho ra thêm nhiều dòng sản phẩm qua chế biến, góp phần nâng cao hơn nữa giá trị của sản phẩm OCOP. 

Nhằm hỗ trợ các chủ thể nâng cao chất lượng, giá trị các sản phẩm OCOP, huyện Lạc Sơn chú trọng phối hợp mở các lớp đào tạo, tập huấn cho cán bộ quản lý, điều hành Chương trình OCOP các xã, thị trấn và các chủ thể tham gia nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng về xây dựng phương án kinh doanh, cách thức hoàn thiện bao bì, nhãn mác, xây dựng thương hiệu sản phẩm. Đặc biệt, đẩy mạnh xúc tiến thương mại, quảng bá giới thiệu sản phẩm gắn với ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, huyện đã xây dựng gian trưng bày, giới thiệu, bán các sản phẩm OCOP ngay tại huyện và liên kết với nhiều địa phương trong, ngoài tỉnh để giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP, đưa các sản phẩm đặc sản của huyện lên sàn giao dịch thương mại điện tử để quảng bá, giới thiệu sản phẩm. 

 Đinh Hòa

Các tin khác


Mở rộng thị trường xuất khẩu mía

(HBĐT) - Cuối tháng 3 vừa qua, trên 17 tấn mía trắng đầu tiên của tỉnh được xuất khẩu sang thị trường Mỹ - một trong những thị trường khó tính trên thế giới. Đơn hàng này một lần nữa cho thấy kỳ vọng xuất khẩu sản phẩm mía Hòa Bình ngày càng rộng mở.

Thực thi hiệu quả các động lực để đạt mục tiêu tăng trưởng

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Bích Lâm, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho biết, mới đây Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và Ngân hàng Thế giới (WB) lần lượt dự báo GDP cả năm 2023 của Việt Nam tăng 6,5% và 6,3% dựa trên quan điểm lạc quan và nhìn nhận Chính phủ Việt Nam thực thi hiệu quả động lực tăng trưởng quan trọng, thực thi chính sách tài khóa và tiền tệ rất linh hoạt, phù hợp với diễn biến và thực tế tình hình kinh tế trong nước, khu vực và thế giới.

Giải pháp cấp bách để chặn đà doanh nghiệp rút khỏi thị trường

Thông thường quý I hàng năm, số doanh nghiệp thành lập mới và tái hoạt động luôn cao hơn số doanh nghiệp rút khỏi thị trường. Tuy nhiên theo Tổng cục Thống kê (TCTK), do khó khăn kéo dài, quý I/2023, có tới hơn 60.000 doanh nghiệp rút khỏi thị trường, cao hơn nhiều số doanh nghiệp được thành lập.

Đảm bảo vùng nguyên vật liệu phục vụ xây dựng các công trình, dự án trên địa bàn tỉnh

(HBĐT) - UBND tỉnh ban hành Công văn số 440/UBND-KTN ngày 31/3/2023 về đảm bảo vùng nguyên vật liệu phục vụ xây dựng các công trình, dự án trên địa bàn tỉnh.

Phát triển cụm công nghiệp và tầm nhìn chiến lược đến năm 2050

(HBĐT) - Tỉnh ta được quy hoạch 21 cụm công nghiệp (CCN) với tổng diện tích 866,605 ha. Hiện đã có 16/21 CCN được UBND tỉnh quyết định thành lập với diện tích trên 683 ha. Tổng vốn đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật các CCN được phê duyệt trên 4.862 tỷ đồng.

Nông dân xã Mai Hạ chăm sóc dưa vụ xuân

(HBĐT) - Toàn xã Mai Hạ (Mai Châu) hiện có hơn 30 ha dưa thì riêng xóm Chiềng Hạ có hơn 10 ha, trong đó chủ yếu trồng cây dưa hấu. Nông dân xã Mai Hạ cần mẫn trồng, chăm sóc dưa, hy vọng một mùa vụ thắng lợi

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục