(HBĐT) - Sáng 11/4, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tổ chức lễ công bố Báo cáo thường niên Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI năm 2022.


Báo cáo PCI năm 2022 được xây dựng dựa trên thông tin phản hồi từ 11.872 doanh nghiệp (DN), trong đó có 10.590 DN tư nhân và 1.282 DN có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam. 

Điều tra PCI 2022 thấy được nỗ lực vượt khó của cộng đồng DN và chính quyền các tỉnh, thành phố trong năm đầu tiên phục hồi sau đại dịch Covid-19. Các DN trong và ngoài nước tiếp tục có trải nghiệm tích cực về sự thay đổi trong cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian và giảm thiểu chi phí không chính thức của chính quyền các địa phương.

Cũng trong Báo cáo này, lần đầu tiên VCCI và USAID giới thiệu và công bố Chỉ số Xanh cấp tỉnh (PGI). Đây là bộ chỉ số đánh giá và xếp hạng địa phương thân thiện với môi trường dưới góc nhìn từ thực tiễn kinh doanh như mức độ ứng dụng công nghệ thân thiện môi trường của các DN tại địa phương, trình độ quản trị và ứng xử với môi trường của DN, mức độ quan tâm, sẵn sàng đầu tư về vấn đề môi trường của chính quyền địa phương và nhiều vấn đề môi trường quan trọng khác.

Theo kết quả công bố, tỉnh Quảng Ninh duy trì vị trí quán quân năm thứ sáu liên tiếp với điểm số 72,95 trên thang điểm 100. Đứng vị trí thứ hai là tỉnh Bắc Giang với số điểm 72,80, tăng 8,06 điểm và cải thiện 29 bậc so với PCI 2021. TP Hải Phòng giữ vị trí thứ ba với 70,76 điểm…

Báo cáo PCI 2022 ghi nhận 6 xu hướng đáng chú ý về chất lượng điều hành cấp tỉnh. Cụ thể: Chất lượng điều hành kinh tế cấp tỉnh có sự cải thiện theo thời gian. Chất lượng giải quyết thủ tục hành chính có chuyển biến song các DN vẫn báo cáo tình trạng phiền hà ở một số lĩnh vực chủ chốt. Chất lượng thực thi chính sách ở cấp sở, ngành và cấp huyện còn nhiều không gian để cải thiện. Tình trạng trả chi phí không chính thức duy trì xu hướng giảm. Tiếp cận đất đai vẫn là điểm nghẽn lớn, đòi hỏi những nỗ lực cải cách quyết liệt hơn trong thời gian tới. Nhiều loại thông tin và tài liệu đã minh bạch hơn so với trước đây nhưng các DN kỳ vọng khả năng tiếp cận thông tin được cải thiện hơn nữa.

Đối với tỉnh Hòa Bình, năm 2022, điểm số PCI đạt 62,81 điểm, tăng 5,65 điểm so với năm 2021 (năm 2021 đạt 57,16 điểm). Với kết quả này, tỉnh ta xếp thứ 53/63 tỉnh, thành phố và tăng 9 bậc trên bảng xếp hạng so với năm 2021. Tuy nhiên, so với tỉnh xếp thứ 30 trong bảng xếp hạng, Hòa Bình kém 2,62 điểm (tỉnh Ninh Thuận đạt 65,43) và so với tỉnh đứng đầu, tỉnh ta kém tới 10,11 điểm (tỉnh Quảng Ninh đạt 72,95 điểm).

Thực tế cho thấy, năm 2022, điểm số và thứ tự xếp hạng Chỉ số PCI của Hòa Bình đã có chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, kết quả này vẫn thấp so với kỳ vọng của tỉnh và mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII đề ra. Do vậy, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh vẫn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận, ủng hộ của cộng đồng doanh nghiệp trong tỉnh.

P.V

Các tin khác


Quý I/2023, thu ngân sách nhà nước đạt gần 776 tỷ đồng

(HBĐT) - Theo Cục Thuế tỉnh, trong tháng 3, thu ngân sách nhà nước trên toàn địa bàn ước đạt 258 tỷ đồng; lũy kế 3 tháng đầu năm ước thực hiện 775,7 tỷ đồng, đạt 15,8% dự toán pháp lệnh, đạt 11,2% dự toán Hội đồng nhân dân tỉnh. Trong đó, thu tiền sử dụng đất 3 tháng ước thực hiện 70,2 tỷ đồng, đạt 3,5% dự toán pháp lệnh, đạt 2% dự toán Hội đồng nhân dân tỉnh; thu thuế, phí (trừ tiền sử dụng đất) ước thực hiện 705,5 tỷ đồng, đạt 24,2% dự toán pháp lệnh, đạt 20,8% dự toán Hội đồng nhân dân tỉnh, bằng 106,3% cùng kỳ.  

Giải quyết vướng mắc dự án trọng điểm hồ Khả, Đồi Thung, xã Quý Hòa

(HBĐT) - Dự án hồ Khả và Đồi Thung, xã Quý Hòa (Lạc Sơn) là 2 dự án trọng điểm của tỉnh nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế, đem lại sản phẩm du lịch, dịch vụ, đô thị chất lượng cao, tạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế cho huyện Lạc Sơn cũng như của tỉnh. Tuy nhiên, công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) còn những khó khăn, vướng mắc cần tập trung giải quyết.

Giá trị sản xuất công nghiệp đạt gần 10.490 tỷ đồng

(HBĐT) - Trong quý I/2023, chỉ số sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh ước tăng 10,67% so với cùng kỳ năm trước. Giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 10.487,8 tỷ đồng, tăng 9,03% so với cùng kỳ năm trước.

Tỷ lệ hấp thụ giảm 50%, thị trường bất động sản vẫn trầm lắng

Kết thúc quý I/2023, thị trường bất động sản Việt Nam tiếp tục duy trì sự trầm lắng kể từ cuối tháng 5 năm 2022.

Huyện Đà Bắc ưu tiên đầu tư hạ tầng giao thông nông thôn

(HBĐT) - Những năm qua, huyện Đà Bắc chú trọng đầu tư cứng hóa hạ tầng giao thông nông thôn (GTNT). Coi đây là giải pháp quan trọng để đẩy nhanh công cuộc xóa đói, giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn.

Huyện Lạc Sơn: Xây dựng các sản phẩm OCOP dựa trên lợi thế của địa phương

(HBĐT) - Huyện Lạc Sơn hiện có các sản phẩm OCOP đạt chứng nhận 3 sao là ớt rẽ, thổ cẩm Lục Nghiệp Thành, cam Hương Nhượng, gà thịt đóng gói hút chân không và hạt dổi. Năm 2023, dự kiến huyện tiếp tục xây dựng 5 sản phẩm OCOP và đánh giá lại đối với 2 sản phẩm đã được công nhận. Để thực hiện chương trình, ngay từ đầu năm, huyện xây dựng kế hoạch và triển khai các giải pháp hỗ trợ nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương để tạo ra các sản phẩm chủ lực, có giá trị cao.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục