Phát biểu khai mạc tại Hội nghị Công bố và triển khai Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 tổ chức sáng 20/4, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, xuất phát từ đòi hỏi của thực tiễn nhằm tiếp tục phát huy những thành tựu đã đạt được, khắc phục các mặt còn tồn tại trong phát triển và tổ chức không gian phát triển của đất nước giai đoạn vừa qua, Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được lập theo quy định.


Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng công bố nội dung chủ yếu Nghị quyết số 81/2023/QH15 của Quốc hội về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 Ảnh: Dương Giang/TTXVN

"Quy hoạch nhằm xác định rõ mô hình phát triển theo không gian lãnh thổ của quốc gia, khai thác tối ưu tiềm năng, thế mạnh của các vùng, các ngành, các địa phương để tạo ra các động lực tăng trưởng và giá trị mới cho phát triển nhanh, bền vững đất nước”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, quan điểm phát triển và tổ chức không gian phát triển thời kỳ 2021-2030 là: Phát triển bao trùm, nhanh và bền vững dựa chủ yếu vào khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh và phát triển kinh tế tuần hoàn. Phát triển hài hòa giữa kinh tế với văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường và bảo đảm quốc phòng, an ninh…

Cùng với đó, không gian phát triển quốc gia phải được tổ chức hiệu quả, thống nhất, bảo đảm liên kết nội vùng, liên vùng, khu vực và quốc tế. Phát triển có trọng tâm, trọng điểm; hình thành các vùng động lực quốc gia, hành lang kinh tế, cực tăng trưởng, tạo hiệu ứng lan tỏa thúc đẩy kinh tế cả nước phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững; bảo đảm an sinh xã hội và các dịch vụ công cho các khu vực khó khăn, từng bước thu hẹp khoảng cách phát triển.

Bên cạnh đó, tổ chức không gian phát triển quốc gia, các vùng, hành lang kinh tế, hệ thống đô thị phải gắn với phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, từng bước hiện đại và phát triển hài hòa khu vực đô thị, nông thôn.

Tổ chức không gian phát triển quốc gia phải gắn kết giữa khu vực đất liền với không gian biển; quản lý, khai thác và sử dụng hiệu quả không gian ngầm, vùng biển, vùng trời. Kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội với bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Mục tiêu phấn đấu đến năm 2030 là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao, tăng trưởng kinh tế dựa trên nền tảng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số; mô hình tổ chức không gian phát triển quốc gia hiệu quả, thống nhất, bền vững; hình thành các vùng động lực, hành lang kinh tế, cực tăng trưởng, có mạng lưới kết cấu hạ tầng cơ bản đồng bộ, hiện đại; bảo đảm các cân đối lớn, nâng cao khả năng chống chịu của nền kinh tế; môi trường sinh thái được bảo vệ; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng cao; quốc phòng, an ninh được bảo đảm.

Theo đó, phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP cả nước bình quân đạt khoảng 7%/năm giai đoạn 2021 - 2030. Đến năm 2030, GDP bình quân đầu người theo giá hiện hành đạt khoảng 7.500 USD.

Về tầm nhìn đến năm 2050 là nước phát triển, thu nhập cao, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại. Hệ thống đô thị thông minh, hiện đại, giàu bản sắc, xanh. Phát triển các vùng hài hòa, bền vững. Giá trị, bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc được giữ gìn, phát huy. Môi trường có chất lượng tốt, xã hội hài hòa với thiên nhiên, phát triển hiệu quả theo hướng carbon thấp; phấn đấu nhanh nhất đạt mục tiêu giảm phát thải ròng của quốc gia về "0” vào năm 2050. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2031 - 2050 đạt khoảng 6,5 - 7,5%/năm.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được thông qua tại Nghị quyết này là cơ sở, căn cứ để lập quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia, quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn trên cả nước.

Cùng với đó, việc triển khai các chương trình, dự án quan trọng quốc gia phải bảo đảm phù hợp với yêu cầu thực tiễn phát triển của đất nước và mục tiêu, định hướng đã được xác định tại Nghị quyết này. Các quy hoạch trong hệ thống quy hoạch quốc gia đã được cấp có thẩm quyền quyết định hoặc phê duyệt theo quy định của Luật Quy hoạch phải được rà soát, điều chỉnh phù hợp, bảo đảm thống nhất với Quy hoạch tổng thể quốc gia.

"Thực hiện nhiệm vụ được giao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã xây dựng, xin ý kiến và hoàn thiện dự thảo Nghị quyết trình Chính phủ. Nội dung dự thảo Nghị quyết đã cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải pháp và giao trách nhiệm cho các bộ, ngành và địa phương tổ chức triển khai thực hiện Quy hoạch tổng thể quốc gia. Tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, ngay sau hội nghị, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ phối hợp với các cơ quan liên quan hoàn thiện Nghị quyết, trình Chính phủ ban hành”, Bộ trưởng Dũng cho biết.

Theo Baotintuc.vn

Các tin khác


Công điện của Thủ tướng chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ Cảng hàng không quốc tế Long Thành

Ngày 18/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 271/CĐ-TTg về việc triển khai Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành.

Báo Hoà Bình và Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh ký kết quy chế phối hợp tuyên truyền giai đoạn 2023 - 2028

(HBĐT) - Chiều 18/4, Báo Hoà Bình và Hiệp hội Doanh nghiệp (HHDN) tỉnh tổ chức hội nghị ký kết quy chế phối hợp tuyên truyền giai đoạn 2023 – 2028. Đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh dự và phát biểu chỉ đạo. Tham gia có đại diện Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở TT&TT, Hội Nhà báo tỉnh, Cơ quan thường trú Thông tấn xã Việt Nam tại Hoà Bình, Văn phòng đại diện Báo Nhân Dân, Báo Lao Động, Báo Đại đoàn kết, Tạp chí Doanh nghiệp và hội nhập tại Hoà Bình.

Thúc đẩy xuất khẩu nông sản trên địa bàn tỉnh

(HBĐT) - Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch số 237/KH-SNN, ngày 13/4/2023 về thúc đẩy xuất khẩu nông sản năm 2023 trên địa bàn tỉnh.

Quan tâm phát triển hệ thống thuỷ lợi nhỏ, thuỷ lợi nội đồng

(HBĐT) - Trên địa bàn tỉnh có 1.328 công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng (công trình có diện tích tưới tiêu ≤ 30 ha). Trong đó có 332 hồ chứa (gồm 262 hồ chứa nhỏ; 70 hồ chứa không thuộc phân loại hồ tại Nghị định số 114/2018/NĐ-CP); có 943 đập dâng, mương kiên cố; 38 trạm bơm và 15 trạm thủy luân. Hệ thống kênh mương 3.723 km các loại, đến hết năm 2022 đã kiên cố hoá được 2.126 km (đạt 57%). Tỉnh đã hoàn thành phân cấp quản lý, khai thác công trình thủy lợi, tách biệt giữa quản lý nhà nước và quản lý khai thác theo quy định tại Luật Thủy lợi.

Dư nợ cho vay phục hồi và phát triển KT-XH đạt 277,3 tỷ đồng

(HBĐT) - Năm 2023, Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam giao kế hoạch cho chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh tăng trưởng dư nợ các chương tín dụng theo Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ là 53 tỷ đồng, gồm: cho vay nhà ở xã hội 28 tỷ đồng; hỗ trợ nhà ở, đất ở, đất sản xuất, chuyển đổi nghề, chuỗi giá trị theo Nghị định số 28/2022/NĐ-CP là 25 tỷ đồng.

Quý I, thu ngân sách Nhà nước đạt gần 776 tỷ đồng

(HBĐT) - Theo Cục Thuế tỉnh, trong tháng 3, thu ngân sách Nhà nước trên toàn địa bàn ước đạt 258 tỷ đồng; lũy kế 3 tháng đầu năm ước thực hiện 775,7 tỷ đồng, đạt 15,8% dự toán pháp lệnh, đạt 11,2% dự toán Hội đồng nhân dân tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục