(HBĐT) - Là tỉnh miền núi, không có cửa khẩu, cảng biển, đường sắt…, tuy nhiên, với vị trí tiếp giáp Thủ đô Hà Nội, tỉnh ta đã, đang đẩy mạnh phát triển công nghiệp (CN) theo hướng bền vững, hiệu quả, thân thiện với môi trường.



Đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh và đoàn công tác kiểm tra tình hình sản xuất đầu năm tại Công ty Cap Global - Khu công nghiệp Lương Sơn. (Ảnh chụp ngày 7/2/2023). 

Trong giai đoạn 2021 - 2025, quan điểm và định hướng của tỉnh là phát triển CN bền vững trên cơ sở khai thác tiềm năng, thế mạnh về nguồn nguyên liệu tại chỗ, nguồn nhân lực chất lượng, tăng cường hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu và bảo vệ môi trường. Cùng với đó, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao để nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm, nâng cao năng suất, năng lực cạnh tranh của lĩnh vực CN. Tỉnh cũng tập trung ưu tiên hình thành, phát triển các ngành CN có thế mạnh và lợi thế cạnh tranh như: năng lượng, gia công, CN chế biến sâu, CN công nghệ cao, CN chế tạo, hỗ trợ, CN vật liệu xây dựng; khai thác, sử dụng tiết kiệm nguồn nguyên liệu trên địa bàn...

Để thúc đẩy CN phát triển mạnh mẽ, tháng 11/2021, Tỉnh ủy ban hành Đề án số 07-ĐA/TU về phát triển CN, tiểu thủ công nghiệp (TTCN) tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2021 - 2025. Kinh phí thực hiện đề án trên 52.975 tỷ đồng, trong đó, nguồn ngân sách tỉnh trên 610 tỷ đồng, gồm kinh phí phát triển CN hỗ trợ, đầu tư hạ tầng kỹ thuật các khu, cụm công nghiệp (CCN), kinh phí khuyến công địa phương và nguồn vốn của các doanh nghiệp trên 52.364 tỷ đồng. 

Cùng với mục tiêu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia theo Nghị quyết số 02 của Chính phủ, tỉnh đẩy mạnh xây dựng hạ tầng giao thông, nhất là các tuyến đường nối trung tâm với các khu công nghiệp (KCN), tuyến đường huyết mạch qua các khu vực trọng điểm kinh tế như: đường liên kết vùng TP Hoà Bình - Kim Bôi, mở rộng cao tốc Hoà Lạc - Hoà Bình, cao tốc Hoà Bình - Mộc Châu…

Hiện nay, tỉnh được Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập 8 KCN với tổng diện tích trên 1.500 ha; đang đề nghị mở rộng KCN Lạc Thịnh lên khoảng 1.000 ha, bổ sung thêm 3 KCN mới với diện tích trên 1.260 ha và 21 CCN với diện tích trên 800 ha; phấn đấu đến năm 2025, diện tích đất các khu, CCN chiếm khoảng 1% diện tích đất tự nhiên của tỉnh.

Về phát triển các CCN thời gian qua được các cấp, ngành, địa phương quan tâm triển khai. Đến nay, toàn tỉnh có 16/21 CCN đã được UBND tỉnh quyết định thành lập với diện tích trên 683,2 ha. Tổng vốn đầu tư phát triển hạ tầng các CCN đến thời điểm hiện tại khoảng 600 tỷ đồng, vốn đăng ký của doanh nghiệp đầu tư đạt trên 3.114 tỷ đồng. Sở Công Thương đang tiếp tục phối hợp UBND các huyện, thành phố rà soát bổ sung, điều chỉnh quy hoạch các CCN trong quy hoạch tỉnh Hòa Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, nâng tổng số lên 34 CCN với tổng diện tích đất 2.065,16 ha, đảm bảo phù hợp với Nghị quyết số 330/NQ-HĐND, ngày 9/12/2020 của HĐND tỉnh.

Thống kê trong quý I/2023, chỉ số sản xuất toàn ngành CN của tỉnh ước tăng 0,5% so với cùng kỳ năm trước, tăng 0,64% so với quý IV/2022. Trong đó, so cùng kỳ năm trước, ngành CN khai khoáng ước tăng 3,57%; ngành CN chế biến, chế tạo ước giảm 3,45%; ngành sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí ước tăng 3,47%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý nước thải, rác thải ước tăng 12,32%. 
Theo Giám đốc Sở Công Thương Phạm Tiến Dũng, tình hình sản xuất CN, TTCN trên địa bàn tỉnh được đánh giá tăng trưởng khá. Tổng giá trị sản xuất CN, TTCN ước đạt trên 10.200 tỷ đồng, tăng 15,7% so với cùng kỳ, thực hiện 25,01% kế hoạch. Hai địa bàn trọng điểm phát triển CN là TP Hoà Bình, giá trị sản xuất CN, TTCN đạt 1.615 tỷ đồng, tăng 10,9% so với cùng kỳ; huyện Lương Sơn có giá trị sản xuất CN, TTCN đạt 6.557 tỷ đồng, tăng 17,6% so với cùng kỳ, thực hiện 24,84% kế hoạch.

Mặc dù vậy tình hình phát triển CN hiện còn một số hạn chế như: công tác phát triển hạ tầng kỹ thuật các khu, CCN chậm ảnh hưởng đến việc thu hút đầu tư đối với các nhà đầu tư thứ cấp. Nguyên nhân chủ yếu do công tác giải phóng mặt bằng gặp nhiều vướng mắc, nhà đầu tư và người dân chưa thống nhất về giá đền bù... Song, theo Ban Quản lý các KCN tỉnh, bằng nhiều giải pháp triển khai đồng bộ, trong thời gian tới tỉnh sẽ nâng cao tỷ lệ đầu tư đồng bộ hạ tầng kỹ thuật các khu vực phát triển CN, dần lấp đầy các KCN, CCN trên địa bàn; tạo nhiều diện tích đất sạch đã có hạ tầng để thu hút các dự án đầu tư lớn, nhà đầu tư có tiềm lực, năng lực; hỗ trợ có hiệu quả các nhà đầu tư, doanh nghiệp trong quá trình triển khai thực hiện dự án và hoạt động sản xuất kinh doanh. Phấn đấu các doanh nghiệp trong KCN có doanh thu bình quân đạt 20.517 tỷ đồng/năm; giá trị xuất khẩu bình quân đạt 663 triệu USD/năm; nộp ngân sách Nhà nước bình quân đạt 250 tỷ đồng/năm; tạo việc làm mới bình quân 2.000 lao động/năm; sớm đưa kinh tế tỉnh Hòa Bình đạt trình độ phát triển trung bình của cả nước.

Hồng Trung

Các tin khác


Huyện Lạc Sơn triển khai giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh năm 2023

(HBĐT) - Ngày 27/4, UBND huyện Lạc Sơn tổ chức hội nghị đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh (DDCI) cấp huyện năm 2022, triển khai nhiệm vụ, giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh năm 2023.

Thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp chuyên canh, bền vững

(HBĐT) - Giai đoạn 2021 - 2023, sản xuất nông nghiệp của tỉnh đạt được những kết quả tích cực, từng bước phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá. Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm bình quân đạt trên 117 nghìn ha; giá trị thu nhập trên một diện tích đất canh tác trồng trọt bình quân đạt từ 160 - 165 triệu đồng/ha. Quy mô sản xuất các loại cây trồng có giá trị hàng hoá và xuất khẩu ngày càng mở rộng, bước đầu hình thành một số vùng sản xuất hàng hoá tập trung.

Huyện Lạc Thủy: Giá trị sản xuất CN-TTCN ước đạt trên 450 tỷ đồng

(HBĐT) - Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Thuỷ, giá trị sản xuất CN-TTCN quý I/2023 ước thực hiện 450,4 tỷ đồng, đạt 24,4% kế hoạch năm, một số sản phẩm chủ yếu như: đá 68,4 nghìn m3; gạch nung 27,8 triệu viên; chế biến lâm sản 56,35 nghìn tấn... Tình hình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất nhìn chung duy trì ổn định, góp phần giải quyết việc làm tại địa phương, tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.

Hội Nông dân huyện Lạc Thuỷ dư nợ uỷ thác trên 200 tỷ đồng

(HBĐT) - Trong quý I, Hội Nông dân huyện Lạc Thuỷ thực hiện có hiệu quả các hoạt động hỗ trợ nông dân như: cung ứng trên 418 tấn phân bón trả chậm cho hội viên; tổ chức 11 lớp chuyển giao tiến bộ KHKT cho 627 hội viên.

Nhiều chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế hợp tác xã

(HBĐT) - Xác định phát triển kinh tế tập thể mà nòng cốt là các hợp tác xã (HTX) trở thành hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh (SX-KD) phổ biến trong quá trình phát triển KT-XH, đem lại lợi ích cao nhất cho thành viên các HTX và cộng đồng. Thời gian qua, UBND huyện Lạc Thuỷ quan tâm và có nhiều chính sách ưu tiên, hỗ trợ phù hợp, đồng bộ để xây dựng các mô hình kinh tế HTX.

Hội LHPN xã Phú Thành: Đồng hành cùng hội viên phụ nữ phát triển kinh tế

(HBĐT) - Xác định công tác vận động, hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu, những năm qua, Hội LHPN xã Phú Thành (Lạc Thủy) đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện cho hội viên phụ nữ (HVPN) phát triển kinh tế gia đình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục