(HBĐT) - Xác định phát triển kinh tế tập thể mà nòng cốt là các hợp tác xã (HTX) trở thành hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh (SX-KD) phổ biến trong quá trình phát triển KT-XH, đem lại lợi ích cao nhất cho thành viên các HTX và cộng đồng. Thời gian qua, UBND huyện Lạc Thuỷ quan tâm và có nhiều chính sách ưu tiên, hỗ trợ phù hợp, đồng bộ để xây dựng các mô hình kinh tế HTX.



Hợp tác xã nuôi ong mật Khoan Dụ (Lạc Thuỷ) nuôi ong theo tiêu chuẩn VietGAP cho sản phẩm chất lượng. 

HTX mật ong Khoan Dụ có 15 thành viên, quy mô 450 đàn ong, cho sản lượng 4.500 lít mật/năm, giá bán trung bình 150 nghìn đồng/lít cho doanh thu gần 700 triệu đồng/năm. Năm 2021, HTX được huyện hỗ trợ xây dựng thành công sản phẩm mật ong Khoan Dụ đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao cấp tỉnh.

Đến nay, trên địa bàn huyện có 47 HTX, gồm 38 HTX dịch vụ nông nghiệp, 9 HTX phi nông nghiệp, tổng số 964 thành viên, vốn điều lệ 110,263 tỷ đồng. Tổng doanh thu các HTX năm 2022 khoảng 85 tỷ đồng. Huyện đã thực hiện chuyển đổi 85% dữ liệu các HTX lên phần mềm hệ thống thông tin quốc gia về HTX.

Nhìn chung, đến nay bộ máy tổ chức và công tác quản lý, tổ chức hoạt động của các HTX trên địa bàn huyện thực hiện theo đúng quy định của pháp luật cũng như các quy định tại Luật HTX năm 2012. Chất lượng các HTX ngày càng được nâng lên, nhiều HTX tích cực huy động, tích luỹ vốn mở rộng sản xuất, phát triển thêm các dịch vụ hỗ trợ cho thành viên sản xuất và tham gia thị trường. Bên cạnh đó, các HTX được tham gia xúc tiến thương mại, hội chợ giới thiệu sản phẩm, thăm quan học tập HTX điển hình tiên tiến tại các tỉnh. Hàng năm, huyện hỗ trợ kinh phí cho các HTX xây dựng sản phẩm OCOP. Năm 2022, UBND huyện hỗ trợ kinh phí 295 triệu đồng chuẩn hoá 4 sản phẩm OCOP. Toàn huyện hiện có 17 sản phẩm OCOP, trong đó, 9 sản phẩm là của các HTX, gồm: gà tươi nguyên con của HTX chăn nuôi gà Lạc Thuỷ; dưa kim hoàng hậu của HTX nông trại xanh Gfram; na Đồng Bong của HTX dịch vụ Đồng Tâm; trứng gà Ngọc Hân của HTX Sơn Nam; thanh long ruột đỏ của HTX dịch vụ nông nghiệp Thanh Hà; mật ong Khoan Dụ của HTX nuôi ong mật Khoan Dụ; gà tươi Hải Đăng của HTX nông nghiệp hữu cơ công nghệ cao Hải Đăng; nấm sò trắng của HTX sản xuất dịch vụ tổng hợp An Sinh; hoa quả sấy giòn Oharuyfood của HTX chế biến và sấy sản phẩm nông nghiệp Oharuyfood. Huyện thực hiện tốt việc đẩy mạnh hoạt động kết nối, mở rộng thị trường tiêu thụ, tạo điều kiện thuận lợi để các tổ liên kết sản xuất, đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng, phát huy được sản phẩm thế mạnh, chất lượng của địa phương, đem lại thu nhập ổn định cho các thành viên HTX.

Trong hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng, huyện đã lồng ghép với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới hoàn thiện hệ thống giao thông, thuỷ lợi, hệ thống điện… đảm bảo đáp ứng tốt các yêu cầu phát triển SX-KD cho các thành phần kinh tế, trong đó có khu vực kinh tế tập thể lĩnh vực nông nghiệp. Ngoài ra, huyện tạo điều kiện thuận lợi trong việc cấp, cho thuê đất đối với HTX có nhu cầu về đất SX-KD, xây dựng trụ sở, xây dựng cơ sở hạ tầng; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cho thuê đất theo quy định của Luật Đất đai…

Đồng chí Hoàng Thị Thu Hằng, Phó Chủ tịch UBND huyện Lạc Thuỷ cho biết: Trong thời gian tới, huyện tiếp tục thực hiện chủ trương, cơ chế, chính sách về kinh tế tập thể, HTX. Tổ chức các hội nghị gặp gỡ, đối thoại chính sách về xây dựng, phát triển HTX gắn với chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới. Tiếp tục phối hợp các sở, ngành, Liên minh HTX tỉnh tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ quản lý, kế toán HTX. Hoàn thiện hệ thống bộ máy các cấp để thực hiện chức năng quản lý nhà nước về HTX, bảo đảm thực hiện hiệu quả nội dung quản lý nhà nước về kinh tế tập thể. Rà soát về cơ chế, chính sách có liên quan đến phát triển kinh tế tập thể; chủ động nắm bắt tình hình, khó khăn của HTX để giải quyết kịp thời theo thẩm quyền. Tập trung xây dựng các mô hình HTX điển hình tiên tiến, HTX kiểu mới, hoạt động hiệu quả, thu hút được đông thành viên tham gia, liên kết tạo chuỗi giá trị bền vững cho các sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp chủ lực của địa phương.


Đinh Thắng

Các tin khác


Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Quyết liệt các giải pháp tăng nguồn thu ngân sách

Hiện đã qua 1/3 chặng đường thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2024. Bằng việc triển khai đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt các giải pháp nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu, quản lý thu, tỉnh Hòa Bình đã đạt kết quả tích cực trong thu ngân sách nhà nước (NSNN).

Huyện Tân Lạc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi thời điểm nắng nóng

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, lây lan trên đàn vật nuôi. Do đó, huyện Tân Lạc đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn phối hợp, hướng dẫn người chăn nuôi phương pháp chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Chọn vàng hay bất động sản?

Vàng và bất động sản là 2 danh mục đang được người dân quan tâm bởi nhu cầu thực, tích lũy hay đầu tư đều lớn.

Thủ tướng chỉ thị về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Thẩm định mô hình, điển hình tiên tiến tại huyện Kim Bôi, Cao Phong

Ngày 2/5, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm tra các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Kim Bôi và Cao Phong.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục