Thực hiện vai trò của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia (Bộ Công Thương) đang giám sát chương trình triệu hồi xe Toyota Vios và Toyota Yaris của Toyota Việt Nam do lỗi dây đai an toàn.
Triệu hồi xe Toyota Vios và Toyota Yaris của Toyota Việt Nam do lỗi dây đai an toàn. Ảnh: Toyota
Theo Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, số lượng xe đang được Toyota Việt Nam tiến hành triệu hồi là 12 chiếc Toyota Vios và 2 chiếc Toyota Yaris sản xuất trong năm 2022.
Toyota Việt Nam cho biết, cụm dây đai an toàn phía trước bao gồm bộ thu dây đai với chức năng hạn chế lực bằng trục xoắn, giúp kiểm soát lực tác động lên hành khách thông qua dây đai khi bộ thu dây đai này bị khóa do va chạm.
Những dây đai an toàn cần thu hồi là hàng phụ tùng bán lẻ theo nhu cầu của người tiêu dùng, được lắp đặt bởi các đại lý ủy quyền của Toyota Việt Nam (không phải phụ tùng nguyên bản theo xe).
"Trên những xe được lắp dây đai an toàn này, trong điều kiện chức năng căng đai được kích hoạt, dây đai có thể kéo dài hơn so với thiết kế. Điều này có thể làm tăng dịch chuyển về phía trước của hành khách, tăng nguy cơ bị thương trong trường hợp va chạm đủ mạnh để kích hoạt chức năng hạn chế lực", Toyota Việt Nam cho hay và khẳng định, nguyên nhân được xác định là do vấn đề về dây chuyền sản xuất, trục xoắn có thể sản xuất không như thiết kế, ảnh hưởng đến chức năng hạn chế lực của dây đai an toàn.
Để đảm bảo an toàn cho người lái và hành khách đi cùng, người tiêu dùng cần nhanh chóng mang xe đến các đại lý Toyota gần nhất để được kiểm tra và thay thế cụm dây đai an toàn mới.
Đợt triệu hồi các xe có dây đai an toàn lỗi của Toyota bắt đầu từ 17/4 và kéo dài trong 3 năm. Các đại lý uỷ quyền của Toyota kiểm tra và khắc phục lỗi miễn phí cho khách hàng với thời gian khoảng 40 phút mỗi xe.
Theo Baotintuc.vn
Việc thiết lập và cấp mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói nông sản phục vụ xuất khẩu hiện là yêu cầu bắt buộc của nhiều thị trường nhập khẩu và thông lệ quốc tế, nhằm bảo đảm tuân thủ quy định về kiểm dịch thực vật, an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc.
(HBĐT) - Dù trải qua 2 năm ứng phó với dịch Covid-19, song một số nông sản đặc trưng của tỉnh vẫn giữ vững vị trí tại thị trường nội địa và mạnh mẽ vươn ra thị trường thế giới. Từ đầu năm đến nay, các tổ chức, doanh nghiệp, hộ sản xuất trong tỉnh đã xuất khẩu những chuyến nông sản giá trị cao sang một số thị trường mới và đón nhận thêm nhiều đơn hàng. Đây là tín hiệu vui dự báo thị trường xuất khẩu của các sản phẩm nông sản tiếp tục bứt phá.
(HBĐT) - Là tỉnh miền núi, không có cửa khẩu, cảng biển, đường sắt…, tuy nhiên, với vị trí tiếp giáp Thủ đô Hà Nội, tỉnh ta đã, đang đẩy mạnh phát triển công nghiệp (CN) theo hướng bền vững, hiệu quả, thân thiện với môi trường.
(HBĐT) - Hướng tới mục tiêu xây dựng TP Hòa Bình trở thành đô thị loại II trước năm 2025, thời gian qua, cấp ủy, chính quyền thành phố đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong xây dựng kết cấu hạ tầng, thu hút đầu tư, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm phát triển đô thị đi đôi với nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân.
(HBĐT) - Nghị quyết Đại hội (NQĐH) Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII xác định: Tăng cường huy động mọi nguồn lực để đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng KT-XH, trong đó tập trung nguồn vốn cho các công trình trọng điểm, cấp thiết. Nửa nhiệm kỳ triển khai thực hiện NQĐH, dưới sự chỉ đạo sát sao của cấp ủy Đảng, chính quyền, sự vào cuộc của các sở, ngành, địa phương, tỉnh đã tập trung mọi nguồn lực triển khai đầu tư cơ sở hạ tầng, trong đó xác định 10 dự án trọng điểm về kết cấu hạ tầng "đi trước một bước", tạo đà cho phát triển KT-XH.