(HBĐT) - Dù trải qua 2 năm ứng phó với dịch Covid-19, song một số nông sản đặc trưng của tỉnh vẫn giữ vững vị trí tại thị trường nội địa và mạnh mẽ vươn ra thị trường thế giới. Từ đầu năm đến nay, các tổ chức, doanh nghiệp, hộ sản xuất trong tỉnh đã xuất khẩu những chuyến nông sản giá trị cao sang một số thị trường mới và đón nhận thêm nhiều đơn hàng. Đây là tín hiệu vui dự báo thị trường xuất khẩu của các sản phẩm nông sản tiếp tục bứt phá.




Công nhân Công ty CP Kim Bôi (thị trấn Ba Hàng Đồi - Lạc Thủy) sơ chế sản phẩm măng tươi xuất khẩu. 

Chuyến container mía trắng đầu tiên xuất khẩu sang thị trường Mỹ được coi là dấu mốc mới trong lĩnh vực xuất khẩu nông sản của tỉnh. Bởi đây là thị trường khó tính, sản phẩm chỉ có thể được xuất khẩu khi đảm bảo đủ các điều kiện về chất lượng và ATTP, quy cách đóng gói, bảo quản. Ông Nguyễn Lê Điệp, Giám đốc Công ty TNHH Đầu tư thương mại Tiến Ngân (TP Hòa Bình) cho biết: Sản phẩm được xuất khẩu sau gần 6 tháng đàm phán giữa các bên về điều khoản hợp đồng và sự hỗ trợ của Sở NN&PTNT, Cục Bảo vệ thực vật để tháo gỡ vướng mắc về các yêu cầu kỹ thuật. Mía trắng do công ty chúng tôi trực tiếp thu mua, sơ chế, đóng gói và được Công ty TNHH phát triển thương mại và công nghệ sản xuất mới, Công ty Vina Agri Import tại Hoa Kỳ chịu trách nhiệm về hồ sơ giấy tờ, logistics. Từ năm 2021 đến nay, Công ty TNHH Đầu tư thương mại Tiến Ngân đã phát triển và mở rộng sang lĩnh vực xuất khẩu, với thành quả bước đầu là xuất khẩu được lô mía trắng ép nước đầu tiên vào cuối năm 2021 với số lượng 10 tấn sang thị trường Đức. Năm 2022, tiếp tục xuất khẩu mía với gần 100 tấn sang thị trường EU, Hàn Quốc. Trong quá trình thực hiện gặp không ít khó khăn, song, nhân viên và lãnh đạo công ty luôn nỗ lực tìm giải pháp để khắc phục. Qua đó đã ký được những hợp đồng xuất khẩu ở thị trường mới. 

Thời gian qua, trên cơ sở các quyết định, kế hoạch, văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh, các sở, ban, ngành, huyện, thành phố căn cứ nhiệm vụ được giao đã đưa ra các giải pháp để tổ chức thực hiện. Trong đó tập trung vào sản xuất an toàn, hình thành vùng sản xuất hàng hóa; hỗ trợ chứng nhận áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt; đẩy mạnh cấp, giám sát mã số vùng trồng (MSVT), mã số cơ sở đóng gói. Kết nối giữa doanh nghiệp sơ chế, chế biến với các vùng sản xuất tập trung; quảng bá, kết nối tiêu thụ sản phẩm nông, lâm sản ở trong và ngoài nước. Tỉnh cũng ban hành các văn bản về cơ chế, chính sách hỗ trợ người sản xuất, doanh nghiệp, HTX thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, nâng cao chất lượng sản phẩm, kết nối và mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản...

Dưới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, vào cuộc quyết liệt của ngành NN&PTNT và các đơn vị chuyên môn, sự chủ động của các doanh nghiệp, HTX, cần cù, sáng tạo của người sản xuất đã giúp một số nông sản chủ lực của tỉnh được xuất khẩu. Từ việc cấp 21 MSVT cho diện tích canh tác 168,7 ha trên địa bàn tỉnh đã mở ra cơ hội xuất khẩu nông sản sang những thị trường lớn. Tính đến hết năm 2022, có 14 doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác có sản phẩm nông sản xuất khẩu sang các thị trường: Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Úc, Hàn Quốc, EU, Hà Lan, Đức... (tăng 75% về số cơ sở so với năm 2021). Các sản phẩm chế biến từ ngũ cốc, rau, củ, quả, măng, sắn, nông sản tươi (mía, chuối, nhãn, bưởi...) được xuất khẩu với tổng giá trị hàng hóa ước đạt 518,65 tỷ đồng, tăng 103,92% so với năm 2021. Đến nay, toàn tỉnh có 147 cơ sở trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản được hỗ trợ chứng nhận VietGAP, tiêu chuẩn GlobalGAP, hữu cơ. Các sản phẩm nông sản cũng ngày càng đa dạng, phát huy được tiềm năng, lợi thế sẵn có của địa phương, đáp ứng những yêu cầu xuất khẩu khắt khe của các nước nhập khẩu và được người tiêu dùng ghi nhận, đánh giá cao.

Để sản xuất nông nghiệp của tỉnh phát triển bền vững trong giai đoạn mới, nhiệm kỳ 2020 - 2025, Tỉnh ủy đề ra phương châm phát triển kinh tế tỉnh nhanh, bền vững; xanh, xanh hơn và xanh hơn nữa. Phát triển trên 4 trụ cột, trong đó nông nghiệp được xác định là nền tảng nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh của tỉnh để cung cấp lương thực, thực phẩm cho thị trường trong nước và vươn tới xuất khẩu. Đồng chí Nguyễn Huy Nhuận, Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết: Cùng với nhiều giải pháp đã, đang được các cấp, ngành, địa phương thực hiện, để đạt được các nhiệm vụ, mục tiêu đề ra, ngay từ những tháng đầu năm, ngành NN&PTNT đã tập trung hỗ trợ, đồng hành cùng các cơ sở, doanh nghiệp, đơn vị sản xuất - kinh doanh nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo về ATTP, đáp ứng những yêu cầu của phía đối tác mua hàng; hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến; tăng cường thanh tra, kiểm tra, lấy mẫu giám sát, hậu kiểm tại các vùng sản xuất, vùng nguyên liệu, sơ chế, chế biến, bảo quản và lưu thông nhằm kiểm soát chất lượng, ATTP, bảo vệ thương hiệu nông sản...


Thu Hằng

Các tin khác


Xã Yên Trị đón chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu

(HBĐT) - Ngày 28/4, UBND huyện Yên Thủy tổ chức Lễ công bố xã Yên Trị đạt chuẩn NTM kiểu mẫu. Đồng chí Nguyễn Tiến Sinh, Ủy viên BTV, Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy dự và chúc mừng.

Huyện Lạc Sơn triển khai giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh năm 2023

(HBĐT) - Ngày 27/4, UBND huyện Lạc Sơn tổ chức hội nghị đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh (DDCI) cấp huyện năm 2022, triển khai nhiệm vụ, giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh năm 2023.

Thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp chuyên canh, bền vững

(HBĐT) - Giai đoạn 2021 - 2023, sản xuất nông nghiệp của tỉnh đạt được những kết quả tích cực, từng bước phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá. Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm bình quân đạt trên 117 nghìn ha; giá trị thu nhập trên một diện tích đất canh tác trồng trọt bình quân đạt từ 160 - 165 triệu đồng/ha. Quy mô sản xuất các loại cây trồng có giá trị hàng hoá và xuất khẩu ngày càng mở rộng, bước đầu hình thành một số vùng sản xuất hàng hoá tập trung.

Huyện Lạc Thủy: Giá trị sản xuất CN-TTCN ước đạt trên 450 tỷ đồng

(HBĐT) - Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Thuỷ, giá trị sản xuất CN-TTCN quý I/2023 ước thực hiện 450,4 tỷ đồng, đạt 24,4% kế hoạch năm, một số sản phẩm chủ yếu như: đá 68,4 nghìn m3; gạch nung 27,8 triệu viên; chế biến lâm sản 56,35 nghìn tấn... Tình hình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất nhìn chung duy trì ổn định, góp phần giải quyết việc làm tại địa phương, tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.

Hội Nông dân huyện Lạc Thuỷ dư nợ uỷ thác trên 200 tỷ đồng

(HBĐT) - Trong quý I, Hội Nông dân huyện Lạc Thuỷ thực hiện có hiệu quả các hoạt động hỗ trợ nông dân như: cung ứng trên 418 tấn phân bón trả chậm cho hội viên; tổ chức 11 lớp chuyển giao tiến bộ KHKT cho 627 hội viên.

Nhiều chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế hợp tác xã

(HBĐT) - Xác định phát triển kinh tế tập thể mà nòng cốt là các hợp tác xã (HTX) trở thành hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh (SX-KD) phổ biến trong quá trình phát triển KT-XH, đem lại lợi ích cao nhất cho thành viên các HTX và cộng đồng. Thời gian qua, UBND huyện Lạc Thuỷ quan tâm và có nhiều chính sách ưu tiên, hỗ trợ phù hợp, đồng bộ để xây dựng các mô hình kinh tế HTX.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục