(HBĐT) - Nằm ở vị trí trung tâm của 5 xã vùng cao phía Nam huyện Cao Phong, Dũng Phong là xã đầu tiên của tỉnh cán đích xây dựng nông thôn mới (NTM). Trong xã đường làng, ngõ xóm, các công trình công cộng được xây dựng khang trang, cuộc sống người dân nâng lên rõ rệt.


Đường giao thông xóm Bãi Bệ 2, xã Dũng Phong (Cao Phong) được đầu tư góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH trên địa bàn.

Cùng lãnh đạo UBND xã Dũng Phong, chúng tôi đến thăm gia đình anh Bùi Văn Bộ, xóm Bãi Bệ 2. Anh Bộ chia sẻ: Hưởng thành quả của chương trình xây dựng NTM, trường học, sân vận động, nhà văn hóa, trạm y tế, điện lưới, đường giao thông được đầu tư xây dựng khang trang, hoạt động giao thương ở chợ trung tâm xã diễn ra sôi động. Các mô hình sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế, giúp người dân có việc làm ổn định, nâng cao chất lượng cuộc sống. Gia đình tôi có 5 nhân khẩu, đầu tư trồng cam, mía, duy trì cấy lúa đảm bảo lương thực kết hợp với chăn nuôi trâu vỗ béo đem lại thu nhập ổn định, kinh tế gia đình ngày càng phát triển.

Đồng chí Bùi Văn Liển, Chủ tịch UBND xã Dũng Phong cho biết: Trong những năm qua, cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng NTM. Năm 2014, xã đã đạt 19/19 tiêu chí; năm 2019 đạt NTM nâng cao. Từ năm 2020, xã bắt tay xây dựng khu dân cư NTM kiểu mẫu và vườn mẫu. Xã khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế nằm trong quy hoạch vùng sản xuất hàng hóa của huyện; chuyển đổi mạnh diện tích đất kém hiệu quả sang trồng mía, cây có múi đem lại hiệu quả cao nhằm giảm nghèo bền vững, nâng cao cuộc sống người dân.

Nhiều năm nay, cùng với nâng cao chất lượng các tiêu chí NTM đã đạt được, xã triển khai các giải pháp giảm nghèo bền vững, hỗ trợ, định hướng người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển dịch vụ để nâng cao thu nhập. Hàng năm, cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và các tổ chức đoàn thể đều xây dựng chỉ tiêu, kế hoạch cụ thể để chỉ đạo, vận động nhân dân phát triển các cây, con có thế mạnh; chỉ đạo thực hiện tốt công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có hiệu quả kinh tế cao, đồng thời tích cực chuyển giao tiến bộ KHKT vào sản xuất. Trong đó, tập trung chỉ đạo phát triển sản xuất các cây có thế mạnh như mía, cam, chăn nuôi gia súc, gia cầm, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có hiệu quả kinh tế cao đã giúp người dân nơi đây có của ăn, của để.

Dũng Phong có tổng diện tích tự nhiên trên 1.000 ha, trong đó đất nông nghiệp trên 700 ha. Đến nay, xã cơ bản chuyển đổi diện tích cấy lúa không hiệu quả sang trồng mía và diện tích vườn đồi sang trồng cây có múi. Xã duy trì diện tích trồng mía trên 300 ha, còn lại là cây có múi và các loại rau, màu khác. Xã cũng coi trọng phát triển tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và ngành nghề kinh doanh, buôn bán, vận chuyển và các nghề truyền thống như đan lát, thổ cẩm…

Bên cạnh đó, Dũng Phong quan tâm thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, phối hợp với cơ quan chuyên môn cấp trên làm tốt việc cấp thẻ BHYT cho người dân tộc thiểu số, người nghèo và các đối tượng bảo trợ xã hội theo quy định, hỗ trợ người nghèo ổn định cuộc sống và phát triển sản xuất. Nhờ đó, đến nay, thu nhập bình quân của xã đạt 53,6 triệu đồng/người; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 6,06%.

Theo đồng chí Bùi Văn Liển, thời gian tới, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân xã Dũng Phong tiếp tục phát huy sức mạnh đồng thuận để duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí xây dựng NTM. Trong quá trình phát triển quan tâm đến giữ gìn, bảo vệ môi trường, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống, góp phần thúc đẩy kinh tế - văn hóa, xã hội của địa phương phát triển theo hướng bền vững.


Hương Lan


Các tin khác


Thu ngân sách nhà nước đạt 39,8% dự toán

Ngày 5/5, Bộ Tài chính cho biết, thu ngân sách nhà nước 4 tháng đạt ước đạt 645,4 nghìn tỷ đồng, bằng 39,8% dự toán, bằng 95% so cùng kỳ năm 2022.

Đánh giá tiến độ thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh

(HBĐT) - Sáng 5/5, Ban chỉ đạo (BCĐ) các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2021 – 2025 tổ chức hội nghị đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ quý I/2023. Đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị. Tham dự có các đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh; thành viên BCĐ và lãnh đạo các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố.

Sử dụng hiệu quả nguồn Quỹ Hỗ trợ nông dân

(HBĐT)-Thời gian qua, Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) của Hội Nông dân (HND) các cấp trong tỉnh đã tạo điều kiện cho nhiều hội viên vay vốn để xây dựng, nhân rộng mô hình phát triển kinh tế theo hướng liên kết, thành lập các tổ hợp tác. Từ đó, giúp hội viên nông dân (HVND) từng bước cải thiện thu nhập, làm giàu trên mảnh đất quê hương.


Giải ngân vốn đầu tư công vẫn thấp, Bộ Tài chính nói gì?

Mặc dù thời gian qua, lãnh đạo Chính phủ và một số bộ, ngành đã có nhiều giải pháp đốc thúc, kiểm tra để gỡ khó trong công tác giải ngân vốn đầu tư công nhưng theo Bộ Tài chính, tỷ lệ ước giải ngân 4 tháng năm nay chỉ đạt hơn 110.633 tỷ đồng, bằng 14,66% kế hoạch và đạt 15,65% kế hoạch vốn do Thủ tướng Chính phủ giao, thấp hơn so với cùng kỳ năm 2022 (18,48%).

Công khai danh sách người nộp thuế nợ thuế đến ngày 31/3/2023

(HBĐT) - Cục Thuế tỉnh vừa có Công văn số 2196/CTHBI-QLN về việc công khai người nộp thuế nợ thuế. Theo đó, căn cứ dữ liệu trên hệ thống Quản lý thuế tập trung tại cơ quan thuế và tình hình chấp hành nghĩa vụ nộp thuế của người nộp thuế. Cục Thuế tỉnh đề nghị Báo Hòa Bình, Đài PT-TH tỉnh, Cổng thông tin điện tử tỉnh công khai danh sách người nộp thuế trên địa bàn tỉnh Hòa Bình có số tiền thuế, tiền phạt và tiền chậm nộp chưa nộp ngân sách nhà nước đến thời điểm 31/3/2023, như sau:

Giám sát thực hiện pháp luật về quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai trên địa bàn huyện Lương Sơn

(HBĐT) - Sáng 4/5, Đoàn giám sát của HĐND tỉnh do đồng chí Nguyễn Thị Cẩm Phương, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã giám sát trực tiếp việc thực hiện pháp luật về quy hoạch, quản lý, sử dụng đất (SDĐ) đai trên địa bàn huyện Lương Sơn, giai đoạn 2020 – 2023.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục