(HBĐT) - Sáng 17/5, HĐND tỉnh giám sát trực tiếp UBND tỉnh việc thực hiện chính sách pháp luật về quy hoạch, quản lý, sử dụng đất (SDĐ) đai trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2020-2023. Tham dự có các đồng chí: Nguyễn Thị Cẩm Phương, Phó Chủ tịch TT HĐND tỉnh, trưởng đoàn giám sát; Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh...
Đồng chí Nguyễn Thị Cẩm Phương, Phó Chủ tịch TT HĐND tỉnh phát biểu kết luận buổi giám sát.
Theo báo cáo của UBND tỉnh, tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh trên 459.029 ha. Giai đoạn 2020 – 2023, việc lập quy hoạch, kế hoạch SDĐ từng bước đi vào nề nếp, tạo sự chủ động và giải quyết kịp thời nhu cầu SDĐ trên địa bàn. Công tác tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch SDĐ được chú trọng; việc thu hồi, chuyển mục đích SDĐ, giao đất, cho thuê đất, đấu giá quyền SDĐ... cơ bản theo đúng quy định.
Hiện nay, Quy hoạch tỉnh Hòa Bình, trong đó có nội dung phương án phân bổ và khoanh vùng đất đai theo khu chức năng và theo loại đất đến từng đơn vị hành chính cấp huyện đang trình Hội đồng thẩm định quy hoạch tỉnh thẩm định, cơ quan lập Quy hoạch tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050, sẽ hoàn thiện trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo quy định.
Từ năm 2019-2023, danh mục các dự án cần thu hồi đất để giao đất là 175 dự án, tổng diện tích thu hồi 507,34 ha. Danh mục các dự án chuyển mục đích SDĐ trồng lúa sử dụng vào mục đích sản xuất - kinh doanh để cho thuê đất là 136 dự án, tổng diện tích 878,61 ha. Giai đoạn 2020-2023, trên địa bàn tỉnh có 292 dự án thực hiện thu hồi đất với tổng diện tích đất đã bồi thường, giải phóng mặt bằng là 1.958,02 ha...
Tại hội nghị, các đại biểu đã phân tích những hạn chế, khó khăn, vướng mắc như: Một số địa phương lập quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn mới chưa đồng bộ với quy hoạch SDĐ. Việc bố trí quỹ đất phát triển nhà ở thương mại, khu đô thị, khu dân cư chưa phù hợp nhu cầu thực tiễn. Một số quy hoạch SDĐ đã công bố nhiều năm nhưng không triển khai hoặc chỉ triển khai một phần diện tích, ít quan tâm điều chỉnh quy hoạch làm ảnh hưởng đến quyền lợi người dân vùng dự án, phát sinh đơn thư khiếu nại, kiến nghị đến các cấp chính quyền địa phương…
UBND tỉnh kiến nghị Quốc hội tiếp tục nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai năm 2013 nhằm đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ với các luật khác. Kiến nghị Chính phủ chỉ đạo bộ, ngành liên quan hướng dẫn và kịp thời tháo gỡ vướng mắc, bất cập trong quy hoạch, kế hoạch SDĐ nhằm giúp địa phương thực hiện công tác quản lý, SDĐ đai tiết kiệm, hiệu quả. HĐND tỉnh quyết nghị một số chủ trương, biện pháp theo thẩm quyền nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, SDĐ trên địa bàn tỉnh...
Phát biểu kết luận buổi giám sát, đồng chí Nguyễn Thị Cẩm Phương, Phó Chủ tịch TT HĐND tỉnh nhấn mạnh: Công tác quy hoạch, quản lý, SDĐ đai trên địa bàn tỉnh là vấn đề khó, liên quan đến nhiều ngành. Những năm gần đây, công tác này đã có sự quan tâm, chỉ đạo, ngày càng làm tốt hơn. Tuy nhiên, cũng còn nhiều vướng mắc, hạn chế, bên cạnh các nguyên nhân khách quan, còn có nguyên nhân chủ quan. Công tác số hóa công tác quản lý đất đai của tỉnh chưa làm được...
Đồng chí Phó Chủ tịch TT HĐND tỉnh đề nghị: UBND tỉnh ưu tiên nguồn lực cho công tác quy hoạch, quản lý, SDĐ đai. Cần tăng cường sự phối hợp giữa các ngành chức năng. Tiếp thu các ý kiến tại hội nghị, cơ quan soạn thảo bổ sung vào nội dung báo cáo, đề nghị làm rõ thêm kết quả thực hiện các Nghị quyết của HĐND tỉnh; đánh giá, nhận định các nhóm nội dung mà các đại biểu thảo luận. Đối với những kiến nghị, đề xuất, đoàn giám sát sẽ tổng hợp hoàn thiện báo cáo, trình các cấp có thẩm quyền giải quyết theo quy định.
Hương Lan
Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa có công văn số gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố đề nghị khẩn trương triển khai thực hiện quy định mới của pháp luật về đất đai.
(HBĐT) - Sáng 16/5, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ thực hiện các dự án cấp bách trên địa bàn TP Hoà Bình.
(HBĐT) - Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2023, huyện Lạc Thuỷ được cấp kinh phí 24.420 triệu đồng trong giai đoạn 2021 - 2023. Trong đó, vốn đầu tư phát triển 13.580 triệu đồng, vốn sự nghiệp 10.840 triệu đồng.
Từ đầu năm 2023 đến nay, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn do những biến động chung của nền kinh tế nhưng Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vẫn hết sức nỗ lực cung cấp điện cho sự phát triển của kinh tế-xã hội và nhu cầu của nhân dân.
(HBDT) - Thời gian qua, các cấp Hội Nông dân (HND) trong tỉnh thường xuyên chăm lo, củng cố tổ chức, nâng cao năng lực hoạt động, giữ vai trò là trung tâm, nòng cốt trong các phong trào ở cơ sở. Phát huy vai trò chủ thể của giai cấp nông dân trong phát triển nông nghiệp, nông thôn, xây dựng NTM và giảm nghèo bền vững, các phong trào thi đua, cuộc vận động do các cấp Hội phát động tiếp tục đi vào chiều sâu, có sức lan tỏa mạnh mẽ trong xã hội, đóng góp quan trọng trong xây dựng quê hương ngày càng phát triển.
Với lãi suất gần như bằng 0, tiền gửi thanh toán hay tiền gửi không kỳ hạn (CASA) luôn là một cấu phần quan trọng trong huy động vốn bởi nó tạo ra nguồn vốn giá rẻ, giúp ngân hàng tiết giảm chi phí đầu vào, tăng hiệu quả kinh doanh.