(HBĐT) - Những ngày qua, nền nhiệt ngoài trời có nơi, có thời điểm lên đến hơn 40 độ C. Để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe do nắng nóng gay gắt kéo dài, từ 4, 5 giờ sáng, nông dân các địa phương trong tỉnh đã ra đồng, khẩn trương thu hoạch lúa chiêm xuân.


Nông dân xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi) khẩn trương thu hoạch lúa chiêm xuân.

Trên những cánh đồng ở xã Kim Lập (Kim Bôi), dù thời tiết khắc nghiệt nhưng người dân vẫn miệt mài gặt lúa cho đúng tiến độ mùa vụ. Bởi nắng nóng là điều kiện để các trà lúa chín đều, đẹp và giúp nông dân thu hoạch, phơi lúa thuận lợi. Dưới chiếc nón, lớp khăn bịt kín, khuôn mặt bà Bùi Thị Diên đã ướt đẫm mồ hôi. Bà Diên cho biết: Dù biết gặt tay vất vả nhưng do đất không bằng phẳng, ruộng chưa được dồn điền đổi thửa nên không đưa được máy gặt xuống đồng ruộng, gia đình vẫn gặt lúa bằng tay. Để đẩy nhanh tiến độ, gia đình tôi cùng 3 hộ hàng xóm và anh em thường gặt "đổi công” để đảm bảo kịp khung thời vụ. Theo dự báo, nắng nóng, hạn hán vẫn tiếp diễn trong thời gian tới nên gia đình thu hoạch xong tới đâu tranh thủ làm đất lúa tới đó.

Luôn là một trong những địa phương thu hoạch lúa vụ chiêm xuân sớm nhất, trên các cánh đồng của huyện Lạc Thủy những ngày này rộn ràng không khí làm việc. Đồng chí Hoàng Đình Chính, Phó trưởng Phòng NN&PTNT huyện cho biết: Đến nay, toàn huyện Lạc Thủy đã thu hoạch trên 600 ha lúa chiêm xuân, đạt 40% kế hoạch. Vụ chiêm xuân năm nay được đánh giá là năng suất tốt, được mùa. Dự kiến đến ngày 10/6, toàn huyện sẽ hoàn thành thu hoạch diện tích lúa trà muộn cuối cùng. Ngay khi thu hoạch xong, những diện tích tiếp tục cấy lúa vụ mùa sẽ được nông dân tập trung làm đất, cày ngả.

Vụ đông xuân 2022 - 2023, toàn tỉnh gieo trồng 62,55 nghìn ha cây hàng năm, trong đó diện tích lúa 16.475 ha, đạt 104,8% kế hoạch. Các huyện, thành phố chỉ đạo các phòng chuyên môn bám sát đồng ruộng, đôn đốc nông dân đẩy nhanh tiến độ thu hoạch lúa chiêm xuân đảm bảo khung thời vụ để kịp thời làm đất, chuẩn bị sản xuất vụ mùa - hè thu. Một số diện tích lúa trà sớm đã thu hoạch xong. Lúa trà chính vụ bắt đầu thu hoạch. Cùng với lúa, các địa phương tập trung thu hoạch các loại cây màu vụ xuân như: sắn, lạc, rau, đậu… Đồng thời có kế hoạch chuẩn bị, cung ứng, hỗ trợ nông dân vật tư nông nghiệp, phân bón, giống để gieo trồng vụ mùa, hè - thu.

Theo thống kê, đến trung tuần tháng 5, toàn tỉnh đã thu hoạch trên 3.400 ha lúa chiêm xuân. Trong đó, một số địa phương thu hoạch sớm như: Huyện Lạc Thủy đã thu hoạch trên 67% diện tích, huyện Lương Sơn thu hoạch gần 50% diện tích, TP Hòa Bình thu hoạch trên 40% diện tích...

Vụ đông xuân 2022-2023 được nhận định là vụ có diện tích gieo trồng lớn. Nhiều loại cây trồng để thâm canh cho năng suất cao, quyết định đến kết quả sản xuất cả năm. Tuy nhiên, dịch bệnh trên cây trồng diễn biến phức tạp, giá vật tư nông nghiệp đầu vào còn cao. Do đó, ngay từ đầu vụ, ngành NN&PTNT đã đề nghị các địa phương tập trung lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ bằng các nhóm giải pháp cụ thể để đạt kết quả toàn diện. Đối với những diện tích đất sản xuất không chủ động được nguồn nước, thiếu nước tưới đã tuyên truyền, hướng dẫn người dân chuyển đổi sang trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao hơn. Bên cạnh đó, lượng mưa năm nay ít hơn cùng kỳ năm trước và trung bình nhiều năm, khiến việc cấp nước tưới cho sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, cùng với đẩy nhanh tiến độ thu hoạch lúa chiêm xuân, Ngành NN&PTNT tích cực chỉ đạo các địa phương hướng dẫn nông dân tăng cường áp dụng các biện pháp chống hạn, che nắng, ủ bạt giữ nước... cho các loại cây ăn quả, cây dược liệu, cây lâu năm. Triển khai sâu rộng các giải pháp phòng trừ bệnh hại, chăm sóc cây ăn quả và cây màu theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn. Đối với những khu vực đã thu hoạch xong thì khẩn trương vệ sinh đồng ruộng đúng cách, tranh thủ thời tiết thuận lợi để tiến hành ngay khâu làm đất phục vụ sản xuất vụ mùa, hè - thu...



Thu Hằng

Các tin khác


Lãi suất ngân hàng đồng loạt giảm từ hôm nay 25/5

Lãi suất huy động tại các ngân hàng đồng loạt điều chỉnh từ hôm nay 25/5 sau quyết định giảm loạt lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước.

Hội Nông dân huyện Lạc Thủy: Quản lý, sử dụng hiệu quả vốn chính sách

(HBĐT) - Thông qua nguồn vốn vay của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), thời gian qua, nhiều hội viên nông dân (HVND) huyện Lạc Thủy mạnh dạn đầu tư xây dựng các mô hình phát triển kinh tế mang lại hiệu quả cao, góp phần nâng cao thu nhập.

Huyện Cao Phong: Trên 13 tỷ đồng cho vay giải quyết việc làm

(HBĐT) - Theo Phòng giao dịch NHCSXH huyện Cao Phong, trong 4 tháng đầu năm, đơn vị triển khai cho vay đối với 8 chương trình tín dụng. Trong đó, cho vay giải quyết việc làm là chương trình có doanh số vay đạt cao nhất (13,1 tỷ đồng). Riêng trong tháng 4, đơn vị giải ngân hơn 6 tỷ đồng vốn giải quyết việc làm.

Huyện Tân Lạc: Tổng dư nợ tín dụng chính sách đạt trên 511 tỷ đồng

Theo báo cáo của Phòng giao dịch NHCSXH huyện Tân Lạc, đến hết tháng 4/2023, tổng dư nợ tín dụng chính sách trên địa bàn huyện đạt 511,8 tỷ đồng/11.888 khách hàng còn dư nợ. 4 tháng đầu năm, doanh số cho vay tín dụng chính sách đạt hơn 85 tỷ đồng, cho 2.468 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn huyện được vay vốn.

Phát huy nguồn vốn ưu đãi để giảm nghèo bền vững

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, trên 200 tỷ đồng đã được Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh giải ngân thực hiện chương trình cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo. Đây là các chương trình tín dụng có vai trò quan trọng, góp phần thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

“Đòn bẩy” từ Đề án phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

(HBĐT) - Với 10 dự án, 36 tiểu dự án, Đề án phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (ĐBDTTS&MN) tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2021-2025 đã góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế, giảm nghèo nhanh, bền vững cho bà con vùng ĐBDTTS trên địa bàn tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục