(HBĐT) - Sáng 25/5, UBND tỉnh tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch sản xuất vụ mùa, vụ hè - thu, định hướng sản xuất vụ đông năm 2023. Đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.
Các đại biểu tham dự hội nghị.
Vụ đông xuân năm 2022 - 2023, mặc dù sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn về thời tiết và tác động bất lợi của thị trường nhưng vẫn cơ bản đạt và vượt các chỉ tiêu so với kế hoạch đề ra. Nhiều loại nông sản đã khẳng định được vị thế trên thị trường. Các cấp, ngành trong tỉnh đã bám sát, nắm chắc tình hình, tập trung, quyết liệt trong chỉ đạo sản xuất, đảm bảo kịp thời, đúng kế hoạch đề ra. Đáng chú ý là trong bối cảnh diện tích canh tác lúa có xu hướng giảm, nhưng sản lượng lương thực cây có hạt vẫn vượt kế hoạch đề ra, đạt 19,18 vạn tấn. Dịch bệnh trên đàn vật nuôi được kiểm soát kịp thời, không để lây lan ra diện rộng. Tổng đàn gia súc tiếp tục tăng, đạt 9,49 triệu con. Sản lượng thủy sản đạt 6,14 nghìn tấn, trong đó tỷ lệ sản lượng do nuôi trồng có xu hướng tăng, đạt 5,16 nghìn tấn; tỷ lệ sản lượng khai thác đánh bắt giảm dần. Độ che phủ rừng được duy trì ở mức trên 51,5%. 5 tháng đầu năm 2023, có thêm 350 tấn chuối tiêu hồng; 150 tấn mía trắng được xuất khẩu.
Vụ hè - thu, vụ mùa tới, tỉnh phấn đấu diện tích gieo trồng cây hàng năm 44,5 nghìn ha, trong đó, cây lương thực có hạt 33,3 nghìn ha, phấn đấu năng suất lúa đạt 54,8 tạ/ha; tăng cường quản lý tốt, phát triển diện tích nuôi trồng thủy sản, trang trại chăn nuôi quy mô lớn... Chuẩn bị điều kiện tốt nhất triển khai kế hoạch sản xuất vụ đông năm 2023.
Hội nghị đã ghi nhận nhiều ý kiến của các huyện, thành phố, đơn vị chuyên môn đề nghị UBND tỉnh có chính sách khuyến khích phát triển sản xuất; điều tiết nước, quản lý các công trình thủy lợi; có chính sách xúc tiến thương mại, tiêu thụ nông sản cho nông dân, thúc đẩy xuất khẩu nông sản...
Phát biểu kết luận hội nghị, đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh ghi nhận những kết quả đạt được trong sản xuất vụ đông xuân 2022 - 2023. Đồng chí nhấn mạnh: Dự báo những tháng còn lại của năm 2023 và đầu năm 2024 sẽ chịu tác động của thời tiết cực đoan như nắng nóng, mưa lũ. Do vậy, các ngành, địa phương căn cứ định hướng chỉ đạo của UBND tỉnh, các nhiệm vụ chủ yếu và giải pháp đã đề ra để tập trung, quyết liệt trong chỉ đạo sản xuất. Trong đó, trọng tâm là chủ động triển khai các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách ứng phó với nguy cơ nắng nóng, hạn hán, thiếu nước. Mở rộng diện tích gieo trồng, không để đất trống; tăng cường chăm sóc, thâm canh cây trồng để nâng cao năng suất, sản lượng. Chủ động chuyển đổi diện tích đất lúa, đất màu kém hiệu quả sang trồng các cây có giá trị kinh tế cao, nhưng không làm thay đổi hiện trạng và mục đích sử dụng đất. Bố trí cơ cấu mùa vụ phù hợp, tạo quỹ đất sớm để triển khai sản xuất vụ đông. Tăng cường ứng dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất; đẩy mạnh hoạt động sơ chế, chế biến, bảo quản nông sản, thu hút đầu tư trong nông nghiệp, nông thôn...
T.H
(HBĐT) - Theo Phòng giao dịch NHCSXH huyện Cao Phong, trong 4 tháng đầu năm, đơn vị triển khai cho vay đối với 8 chương trình tín dụng. Trong đó, cho vay giải quyết việc làm là chương trình có doanh số vay đạt cao nhất (13,1 tỷ đồng). Riêng trong tháng 4, đơn vị giải ngân hơn 6 tỷ đồng vốn giải quyết việc làm.
Theo báo cáo của Phòng giao dịch NHCSXH huyện Tân Lạc, đến hết tháng 4/2023, tổng dư nợ tín dụng chính sách trên địa bàn huyện đạt 511,8 tỷ đồng/11.888 khách hàng còn dư nợ. 4 tháng đầu năm, doanh số cho vay tín dụng chính sách đạt hơn 85 tỷ đồng, cho 2.468 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn huyện được vay vốn.
(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, trên 200 tỷ đồng đã được Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh giải ngân thực hiện chương trình cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo. Đây là các chương trình tín dụng có vai trò quan trọng, góp phần thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.
(HBĐT) - Với 10 dự án, 36 tiểu dự án, Đề án phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (ĐBDTTS&MN) tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2021-2025 đã góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế, giảm nghèo nhanh, bền vững cho bà con vùng ĐBDTTS trên địa bàn tỉnh.
Liên tục trong các ngày qua, nhiều ngân hàng thương mại (NHTM) đã công bố giảm lãi suất huy động, trong đó có cả 4 ngân hàng lớn. Hầu hết các ngân hàng giảm lãi suất huy động từ 0,2 điểm % ở các kỳ hạn.
(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, nguồn vốn tín dụng tăng trưởng thấp, chỉ trên 1% so với thời điểm đầu năm đã phần nào tác động xấu đến hoạt động sản xuất, kinh doanh (SXKD) của doanh nghiệp (DN), hộ kinh doanh. Điều đó cũng cho thấy tín hiệu cảnh báo về khả năng hấp thụ vốn khá chậm, đòi hỏi cần đẩy nhanh các giải pháp hỗ trợ tiếp cận vốn cho DN.