Trong 5 tháng đầu năm 2023, tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản cả nước ước đạt 20,26 tỷ USD.



Ảnh minh họa.

Trong khi nhiều mặt hàng có giá trị xuất khẩu tăng cao so với cùng kỳ, như: Cà-phê 2,02 tỷ USD, tăng 0,2%; rau quả 1,97 tỷ USD, tăng 39,0%; gạo 2,02 tỷ USD, tăng 49,0% thì nhiều mặt hàng lại tiếp tục giảm sâu như: Cao-su 799 triệu USD, giảm 24,0%; cá tra 690 triệu USD, giảm 40,7%; tôm 1,22 tỷ USD, giảm 34,4%, gỗ và sản phẩm gỗ 5,1 tỷ USD, giảm 27,3%... đã kéo theo tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản giảm 11,1% so với cùng kỳ năm 2022.

Kim ngạch xuất khẩu giảm nhưng sản xuất nông nghiệp trong nước vẫn đang duy trì đà tăng trên hầu hết lĩnh vực. Đáng kể nhất là sản xuất lúa gạo duy trì ổn định diện tích và sản lượng, không những bảo đảm an ninh lương thực quốc gia trước nguy cơ khủng hoảng lương thực toàn cầu, mà còn đạt kim ngạch xuất khẩu cao với giá bán khá cao ở nhiều thị trường trọng điểm.

Tuy nhiên, điều đáng lo lắng là trong khi sức sản xuất ở nhiều ngành hàng vẫn tăng trưởng thì hoạt động tiêu thụ, xuất khẩu lại đang chững lại hoặc giảm sâu, ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của nông dân và doanh nghiệp.

Cụ thể, 5 tháng đầu năm 2023, sản lượng thủy sản ước đạt hơn 3,4 triệu tấn, tăng 1,4% so với cùng kỳ năm 2022 nhưng kim ngạch xuất khẩu thủy sản lại giảm sâu, chỉ đạt 3,47 tỷ USD, giảm tới 25,9%. Hay như hạt tiêu, Việt Nam vừa kết thúc vụ thu hoạch hạt tiêu mới với sản lượng khoảng 200.000 tấn, tăng 9% so với vụ thu hoạch năm 2022, nhưng xuất khẩu 5 tháng đầu năm chỉ đạt 414 triệu USD, giảm 9,9%.

Trong khi sức sản xuất ở nhiều ngành hàng vẫn tăng trưởng thì hoạt động tiêu thụ, xuất khẩu lại đang chững lại hoặc giảm sâu, ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của nông dân và doanh nghiệp.

Trong lĩnh vực trồng trọt, tuy kim ngạch xuất khẩu rau quả vẫn tăng trưởng mạnh nhưng hiện diện tích, sản lượng cũng đang tăng ồ ạt, gây áp lực cho khâu tiêu thụ. Theo Tổng cục Thống kê, sản lượng cây lâu năm tăng khá so với cùng kỳ năm 2022 do nhiều diện tích cây ăn trái được trồng từ những năm trước đã đến thời kỳ thu hoạch.

Mặt khác, nhiều nhà vườn ở các tỉnh phía nam thời gian qua đã mở rộng diện tích trồng sầu riêng, mít, hiện cũng bắt đầu cho sản phẩm ổn định cho nên dự báo những tháng tới, sản lượng sẽ tiếp tục tăng nhanh.

Từ thực tế nêu trên, yêu cầu đặt ra đối với ngành nông nghiệp thời gian này là vừa duy trì sức sản xuất trong nước, vừa tăng cường các giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ, xuất khẩu nông sản: Tập trung khơi thông các thị trường xuất khẩu trọng điểm như Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản - hiện đang là 3 thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Công điện số 492/CĐ-TTg về việc chủ động triển khai các biện pháp cấp bách nhằm giảm ùn ứ và thúc đẩy xuất khẩu nông sản tại các cửa khẩu biên giới phía bắc. Về lâu dài, tập trung đẩy nhanh tiến độ đàm phán về quản lý chất lượng để tăng các loại nông sản xuất khẩu chính ngạch vào thị trường Trung Quốc; tiếp tục đàm phán để giảm tỷ lệ nông sản Việt Nam phải kiểm tra khi xuất khẩu vào Trung Quốc.

Đối với thị trường Mỹ, châu Âu, hiện nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong ký kết và thực hiện các đơn hàng do lạm phát cao cộng với các chính sách thắt chặt tiền tệ tại một số quốc gia phát triển. Vì vậy, doanh nghiệp cần theo dõi sát diễn biến cung-cầu để nhanh chóng thích ứng, trong đó chú trọng đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về chất lượng sản phẩm, giá cạnh tranh và các yếu tố phát triển bền vững như môi trường, lao động…


TheoNhanDan


Các tin khác


Nâng cao trách nhiệm trong giải ngân vốn đầu tư công

Để chấn chỉnh tình trạng chậm giải ngân vốn đầu tư công trong thời gian qua, Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương đã nỗ lực triển khai nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn. Thực tế cho thấy, nơi nào lãnh đạo cấp ủy, chính quyền nâng cao tinh thần trách nhiệm, tích cực vào cuộc thì việc triển khai các dự án vốn đầu tư công có chuyển biến tích cực.

Xe ô tô không kinh doanh vận tải chính thức được giãn chu kỳ kiểm định

Ngày 3/6, Thông tư 08/2023/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2021/TT-BGTVT quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ theo trình tự, thủ tục rút gọn chính thức có hiệu lực.

Cần giải pháp tổng thể, mở rộng đối tượng, tăng nguồn cung nhà ở xã hội

Theo bà Hà Thu Giang, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (Ngân hàng Nhà nước - NHNN), 4 ngân hàng thương mại (NHTM) Nhà nước đã sẵn sàng giải ngân gói 120.000 tỷ đồng để cho vay nhà ở xã hội (NOXH) nhưng đến nay chưa phát sinh dư nợ. Các chuyên gia cho rằng: Cần phải có giải pháp tổng thể để gỡ nút, khơi thông gói vay này.

Trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong triển khai dự án đường bộ cao tốc

(HBĐT) - Sáng 1/6, Bộ GTVT tổ chức hội nghị trực tuyến trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong triển khai dự án đường bộ cao tốc. Đồng chí Lê Đình Thọ, Thứ trưởng Bộ GTVT chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu của tỉnh có đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và các đại biểu.

Huyện Kim Bôi: Đẩy nhanh tiến độ lập đồ án quy hoạch

(HBĐT) - Huyện Kim Bôi hiện đang tổ chức lập 32 đồ án quy hoạch (ĐAQH), gồm: ĐAQH xây dựng vùng huyện Kim Bôi đến năm 2040; 1 ĐAQH chung đô thị Bo đến năm 2045; 29 ĐAQH phân khu; 1 ĐAQH chi tiết. UBND huyện cũng đã phê duyệt 14 ĐAQH chung xây dựng xã đến năm 2030.

Gỡ “nút thắt” nền kinh tế từ việc giảm thuế VAT ở tất cả các ngành

Tại Kỳ họp lần thứ 5, Quốc hội khóa XV, một trong nội dung được các đại biểu quan tâm là Chính phủ đang trình Quốc hội giảm thuế VAT từ 10% xuống còn 8% đối với một số hàng hóa, dịch vụ. Tuy nhiên, trong bối cảnh khó khăn hiện nay, nhiều đại biểu cho rằng nên mở rộng chính sách giảm thuế này với tất cả hàng hóa, dịch vụ thay vì chỉ giới hạn đối với một số ngành, lĩnh vực.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục