(HBĐT) - Để phát triển kinh tế rừng bền vững, huyện Đà Bắc đã triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ theo hướng nâng cao năng suất, hiệu quả, chuyển đổi tập quán sản xuất lâm nghiệp từ quảng canh sang thâm canh, tăng tỷ lệ trồng rừng gỗ lớn, phục vụ chế biến gắn với tái cơ cấu ngành lâm nghiệp.



Những năm qua, trồng rừng đã đem lại thu nhập cao cho nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Đà Bắc. Ảnh chụp tại xóm Bai, xã Cao Sơn. 

Huyện Đà Bắc có tổng diện tích tự nhiên 77.976,81 ha, trong đó, quy hoạch đất lâm nghiệp 60.037,40 ha, chiếm 77% diện tích tự nhiên của huyện. Đây là tiềm năng lớn để phát triển kinh tế rừng. Thực tế, từ lâu trồng rừng đã trở thành một trong những nguồn thu nhập quan trọng của người dân trên địa bàn huyện. Phát trển kinh tế rừng là hướng đi được huyện vùng cao này chú trọng. Đồng chí Bùi Khắc Vinh, Trưởng phòng NN&PTNT huyện cho biết: Thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TU, ngày 30/7/2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát triển bền vững rừng sản xuất đã tạo chuyển biến trong phát triển kinh tế rừng trên địa bàn huyện Đà Bắc. Theo đó, huyện đã xây dựng chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế rừng theo hướng nâng cao năng suất, hiệu quả; chuyển đổi tập quán sản xuất lâm nghiệp từ quảng canh sang thâm canh rừng, tăng tỷ lệ trồng rừng gỗ lớn, phục vụ chế biến gắn với tái cơ cấu ngành lâm nghiệp.

Trong hơn 60 nghìn ha quy hoạch đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện, có hơn 25,9 nghìn ha quy hoạch rừng sản xuất, gồm: 7,7 nghìn ha rừng tự nhiên, trên 10,4 nghìn ha rừng trồng, trên 7,7 nghìn ha đất đã trồng rừng chưa thành rừng. Hàng năm, huyện trồng từ 800 - 1.000 ha rừng sản xuất, chủ yếu là cây keo tai tượng thực sinh (chiếm trên 90%). Độ che phủ rừng của huyện hiện duy trì ổn định 61%. Theo đồng chí Trưởng phòng NN&PTNT huyện, phát triển rừng trên địa bàn huyện đang vận hành theo đúng định hướng tái cơ cấu ngành lâm nghiệp. Mức độ đầu tư thâm canh rừng cũng được cải thiện. Giai đoạn 2011 - 2016, năng suất rừng sản xuất đạt bình quân khoảng 50 m3/ha/chu kỳ, đến năm 2019 đạt 62 m3/ha/chu kỳ, năm 2020 tăng lên 66 m3/ha/chu kỳ. Năm 2022 năng suất tiếp tục được cải thiện, đạt 68 m3/ha/chu kỳ, tổng thu nhập từ rừng và đất lâm nghiệp của các tổ chức, hộ gia đình đạt 182,48 tỷ đồng, tăng 90,38 tỷ đồng so với năm 2019 (trước khi có Nghị quyết số 27-NQ/TU).

Tuy nhiên, cũng theo đồng chí Trưởng phòng NN&PTNT huyện, công tác phát triển rừng sản xuất trên địa bàn vẫn còn những bất cập; năng suất, chất lượng, giá trị kinh tế rừng trồng của huyện còn thấp so với bình quân chung cả tỉnh; chu kỳ sản xuất ngắn, chỉ từ 5 - 6 năm nên giá trị chỉ đạt khoảng hơn 40 triệu đồng/ha/năm. Đặc biệt, diện tích rừng quản lý bền vững và cấp chứng chỉ rừng còn ít (mới có 1.664,74 ha được cấp chứng chỉ). Tuổi đời cho một chu kỳ cây rừng sản xuất mất nhiều năm, trong khi đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, tình trạng khai thác rừng non, bán nguyên liệu thô hoặc băm dăm diễn ra phổ biến. Ngoài ra, nhiều diện tích rừng không có nguồn gốc rõ ràng, chất lượng thấp, thời gian sinh trưởng ngắn, không chuyển hóa thành rừng gỗ lớn. Việc tổ chức sản xuất, đầu tư thâm canh, kết nối thu hút doanh nghiệp tham gia vào chuỗi sản xuất trồng, chế biến còn khó khăn.

Để nâng cao giá trị sản xuất, kinh doanh và phát triển rừng sản xuất bền vững, huyện Đà Bắc hướng tới hình thành các chuỗi liên kết từ trồng, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Huyện tiếp tục chú trọng đầu tư thâm canh rừng, kéo dài chu kỳ sản xuất, kinh doanh cây gỗ lớn. Đồng thời tăng cường đào tạo, tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật, khoa học công nghệ cho các tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất, kinh doanh rừng trồng.

Viết Đào

Các tin khác


Hội Nông dân xã Yên Trị chung sức xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu

(HBĐT) - Đến cuối năm 2021, xã Yên Trị (Yên Thủy) hoàn thành 4/4 tiêu chí xã nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu. Từ một xã thuần nông, Yên Trị như được "khoác chiếc áo mới" với cơ sở hạ tầng được đầu tư ngày càng hoàn thiện, đời sống vật chất, tinh thần của người dân nâng lên, bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc.

Duy trì sản xuất và đẩy mạnh tiêu thụ nông sản

Trong 5 tháng đầu năm 2023, tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản cả nước ước đạt 20,26 tỷ USD.

Người dân xã Đa Phúc ấm no từ trồng mía

(HBĐT) -Dọc trên những con đường bê tông liên thôn, xóm tại xã Đa Phúc (Yên Thủy) là những ruộng mía bạt ngàn. Nông dân hồ hởi chăm sóc đảm bảo thu hoạch đúng khung thời vụ. Trong 2 - 3 năm trở lại đây, giá mía ở mức 6.000 - 8.000 đồng/cây, thị trường tiêu thụ ổn định. Cây mía đã trở thành cây trồng mũi nhọn giúp bà con nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống và giảm nghèo bền vững.

Sản lượng thủy sản thu hoạch ước đạt 6,14 nghìn tấn

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, phát triển sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản và lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh được duy trì ổn định. Trong đó, nuôi cá lồng bè trên hồ sông Đà diễn ra thuận lợi, cá phát triển tốt, các chỉ số môi trường tương đối ổn định, không có ổ dịch lớn xảy ra. Hiện, tổng diện tích nuôi cá ao, hồ toàn tỉnh đạt 2.698 ha với 4.900 lồng nuôi cá, tăng 200 lồng so với cùng kỳ.

Tháng 5, tổng mức bán lẻ hàng hóa ước đạt 1.028,4 tỷ đồng

(HBĐT) - Theo báo cáo của Cục Thống kê, trong tháng 5, tổng mức bán lẻ hàng hóa trên địa bàn tỉnh ước đạt 1.028,4 tỷ đồng, so với tháng trước tăng 3,19%, so với cùng kỳ năm trước tăng 33,5%.

Nhận diện rào cản trong hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp, cải thiện chỉ số PCI

(HBĐT) - Khó khăn của cộng đồng doanh nghiệp (DN) thời gian qua rất rõ ràng, điều này trực tiếp phản ánh qua tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) của tỉnh trong quý I/2023 ước đạt 3,88%. Đồng thời ảnh hưởng đáng kể đến cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Hòa Bình. Nhận diện sớm và kịp thời đưa ra các giải pháp đồng bộ, thiết thực là nhiệm vụ cấp bách của tỉnh. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục