(HBĐT) - Từ giống cây được truyền lại từ nhiều đời, ban đầu trồng chủ yếu phục vụ cho gia đình, một vài năm trở lại đây, quả dưa gang bản địa được nhiều người biết đến, nhiều tư thương lên tận vườn tìm mua nên ông Đinh Hồng Min, xóm Bương Bái, xã Vân Sơn (Tân Lạc) đã đầu tư mở rộng vườn trồng dưa nhằm đem lại lợi nhuận, phát triển kinh tế gia đình.


Vườn dưa gang của gia đình ông Đinh Hồng Min, xóm Bương Bái, xã Vân Sơn (Tân Lạc) đem lại nguồn thu nhập trung bình 60 triệu đồng/năm. 

Là xã vùng cao của huyện Tân Lạc, địa hình nhiều chia cắt, hiểm trở khiến cho cuộc sống của người dân xã Vân Sơn còn nhiều khó khăn. Người dân đa phần sinh sống nhờ trồng lúa, ngô, sắn. Tuy nhiên, do điều kiện tự nhiên nhiều núi đá, đất không bằng phẳng nên việc trồng trọt không đem lại hiệu quả. Xuất phát từ giống cây bản địa, được truyền lại từ đời xưa, dưa gang được các hộ dân ở xã Vân Sơn trồng xen kẽ với ngô trên nương rẫy. 

Thăm vườn dưa gang ông chia sẻ: "Ngày trước gia đình tôi trồng ngô, lúa là chủ yếu, nhưng do hạn hán kéo dài, thiếu nước cấy lúa nên phải tìm các loại cây khác phù hợp hơn để trồng. Từ năm 2018 tôi chuyển qua trồng dưa gang bản địa, đây là giống cây chỉ có ở các xã vùng cao. Thời gian đầu trồng thử 100 - 200 m2, hiện diện tích lên hơn 1.000 m2. Quả dưa gang khá giống với dưa chuột, tuy nhiên dưa gang to, dài và chắc hơn so với dưa chuột. Có quả nặng hơn 1 kg, quả nhỏ nhất cũng gần nửa kg. Vỏ quả dưa gang dày và trơn bóng, màu xanh sáng xen lẫn những vệt sọc xanh mờ như dưa chuột, cùi dày, ăn giòn và thơm, vị ngọt, mát hơn so với dưa chuột”.

Thông thường dưa gang 1 năm trồng được 1 vụ, bắt đầu trồng vào cuối tháng 3, sau 2 tháng có thể thu hoạch. Loại cây này không mất nhiều công chăm sóc, chỉ phải làm giàn cho dây leo, không cần dùng bất kỳ loại phân bón hay chất kích thích, thuốc bảo vệ thực vật. Sản lượng trung bình của dưa gang khoảng 3 tấn/1.000m2/vụ. Giá bán được tư thương thu mua tại vườn dao động từ 15 - 20 nghìn đồng/kg. Nếu đem ra chợ huyện bán được giá cao hơn, khoảng 25 - 30 nghìn đồng/kg. Chỉ tính riêng vườn dưa gang đã đem lại cho gia đình ông Min nguồn thu nhập khoảng 60 triệu đồng/năm, kết hợp trồng ngô, quýt giúp kinh tế gia đình nâng cao rõ rệt, giảm nghèo hiệu quả. Ông Min chia sẻ thêm: "Ngoài dưa gang tôi trồng thêm ngô và quýt theo hướng dẫn của Hội Nông dân xã. Hiện gia đình có khoảng 500 gốc quýt. Tính về hiệu quả kinh tế thì quýt đem lại hiệu quả cao hơn dưa gang nhưng lại là cây khó chăm sóc, hay bị sâu bệnh, thời gian trồng cũng lâu hơn, phải từ 4 - 5 năm mới cho thu bói, đến năm thứ 6 mới được thu hoạch rộ. Trung bình 1 cây quýt thu hoạch hơn 1 tạ quả. Tuy nhiên phải trồng nhiều đầu ra mới đảm bảo do tư thương đến mua số lượng lớn, còn trồng vừa và ít người dân phải tự đem ra chợ bán rất vất vả”.

Anh Đinh Văn Doanh, Trưởng xóm Bương Bái, xã Vân Sơn cho biết: "Toàn xóm có 87 hộ, gần như một nửa số hộ trong xóm bắt đầu trồng giống dưa gang bản địa. Tổng diện tích khoảng 4 ha, trong đó hộ ông Min có diện tích lớn nhất. Năm ngoái ít nhà trồng nên giá dưa bán được cao, năm nay nhiều hộ trồng, số lượng nhiều nên giá thấp hơn. Nhiều người dưới xuôi thấy quả dưa gang lấy làm lạ vì quả to, trông như dưa đột biến, tuy nhiên ăn có vị ngọt mát, ngon hơn dưa chuột thường. Dưa gang bản địa đem lại hiệu quả kinh tế cao nhưng là cây ngắn ngày, sau hơn 1 tháng thu hoạch xong phải đợi vụ sau. Nếu có thể thu được nhiều vụ thì hiệu quả kinh tế sẽ cao hơn. Người dân trong xã mong muốn được đảng ủy, chính quyền quan tâm, tạo điều kiện thành lập tổ hợp tác, từ đó có thể kết nối các bên bao tiêu sản phẩm, giúp cải thiện, nâng cao đời sống kinh tế của Nhân dân.

 Hoàng Dương

Các tin khác


Biểu dương người cao tuổi tiêu biểu làm kinh tế giỏi lần thứ III, giai đoạn 2018 – 2023

(HBĐT) - Ngày 29/6, Hội Người cao tuổi (NCT) tỉnh tổ chức hội nghị biểu dương NCT tiêu biểu làm kinh tế giỏi lần thứ III, giai đoạn 2018 – 2023. Dự và chỉ đạo hội nghị có các đồng chí: Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Phan Văn Hùng, Phó Chủ tịch T.Ư Hội NCT Việt Nam; đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành đoàn thể và 60 NCT tiêu biểu làm kinh tế giỏi trên địa bàn tỉnh. 

Điểm sáng phong trào người cao tuổi tiêu biểu làm kinh tế giỏi

(HBĐT) - Giai đoạn 2018 - 2023, phong trào thi đua "Người cao tuổi tiêu biểu làm kinh tế giỏi” được cán bộ, hội viên người cao tuổi (NCT) trên địa bàn tỉnh sôi nổi hưởng ứng. Phong trào đã nở rộ, lan tỏa rộng khắp trong các cấp hội. Từ đó xuất hiện những tấm gương NCT điển hình trong phát triển kinh tế với những cách làm hay, sáng tạo, góp phần xóa đói, giảm nghèo, tạo việc làm ổn định cho lao động địa phương.

Huyện Lương Sơn phát triển hạ tầng công nghiệp

(HBĐT) - Huyện Lương Sơn có nhiều thuận lợi khi được xác định là hạt nhân vùng động lực kinh tế của tỉnh, có hệ thống hạ tầng giao thông thuận lợi với nhiều tuyến đường quan trọng như quốc lộ 6, 21A, đường Hồ Chí Minh… đi qua. Những năm qua, huyện chú trọng công tác quy hoạch, chỉ đạo cải cách hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh, huy động các nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng công nghiệp nhằm tạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế bền vững. Huyện có 3 khu công nghiệp (KCN) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, gồm các KCN: Lương Sơn, Nhuận Trạch, Nam Lương Sơn.

Đến năm 2030 cả nước sẽ có 30 cảng hàng không

Tổng vốn dự kiến cần để đầu tư phát triển hệ thống cảng hàng không đến năm 2030 là 420.000 tỷ đồng.

Công an tỉnh đối thoại với các doanh nghiệp trong tỉnh 

(HBĐT) - Ngày 28/6, Ban Giám đốc Công an tỉnh tổ chức hội nghị đối thoại với các doanh nghiệp trong tỉnh năm 2023. Đại tá Đỗ Thanh Bình, Giám đốc Công an tỉnh chủ trì đối thoại. Tham gia đối thoại có các đồng chí trong Ban Giám đốc; lãnh đạo các phòng chức năng Công an tỉnh và Công an các huyện, thành phố; lãnh đạo Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh, Hội Doanh nghiệp trẻ và Hội Doanh nghiệp các huyện, thành phố, cùng hơn 50 lãnh đạo các doanh nghiệp trong tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục