(HBĐT) - Được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh năm 2022, sản phẩm hành tăm muối Yên Thủy của HTX nông nghiệp Phú Lai (Yên Thủy) có cơ hội đến với người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh. Đây là động lực để HTX nỗ lực trong sản xuất, cải tiến kỹ thuật, giúp loại nông sản đặc trưng của Phú Lai phát huy công dụng, vừa làm phong phú mâm cơm gia đình, vừa góp phần bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.
Nông dân xóm Rò, xã Phú Lai (Yên Thủy) thu hoạch hành tăm.
Hành tăm là gia vị tạo hương thơm đặc biệt cho các món ăn. Củ hành tăm hay còn gọi là củ nén, hành trắng, có tên khoa học là Allium schoenoprasum. Hành tăm chứa nhiều hợp chất hữu cơ lưu huỳnh, giàu vitamin A, C và giàu những nguyên tố khoáng như calcium, sắt, potassium. Vị cay, mùi hăng nồng, tính ấm của hành tăm có tác dụng ôn ấm tỳ vị, tiêu đờm, giảm ho, làm ra mồ hôi, lợi tiểu, sát khuẩn, giải độc… Bởi vậy, hành tăm được dùng trong một số bài thuốc trị ho gà, ngộ độc thức ăn, cảm hàn…
Tại HTX nông nghiệp Phú Lai, quá trình sản xuất hành tăm muối được thực hiện đảm bảo tuyệt đối các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm, không sử dụng chất bảo quản. Từng củ hành được chọn lọn kỹ càng, sơ chế, làm sạch, lên men và đóng lọ thành phẩm trước khi đưa ra thị trường. Để giữ hành được lâu, tròn vẹn hương vị đặc trưng và các tinh chất dược liệu quý bên trong, khi ăn vẫn giữ được độ giòn, HTX sử dụng lọ thủy tinh để bảo quản sản phẩm.
Ông Bùi Văn An, Giám đốc HTX nông nghiệp Phú Lai cho biết: Cây hành tăm đã được đưa vào trồng tại huyện Yên Thủy từ rất lâu, chắc hẳn không ai còn nhớ chính xác loại cây này đã đến với người dân nơi đây từ bao giờ. Chỉ biết rằng, nó đã gắn với tuổi thơ của nhiều thế hệ. Có lẽ vì thế mà nhiều hộ trồng hành tăm ở xã Phú Lai nỗ lực nhân rộng diện tích và từng bước xây dựng thương hiệu cho sản phẩm này. Từ năm 2020 đến nay, sau khi được Cục Sở hữu trí tuệ cấp chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, diện tích trồng hành tăm trên địa bàn xã đã mở rộng lên trên 90 ha.
Với hoài bão "nâng cấp” sản phẩm đáp ứng được yêu cầu khắt khe của thị trường trong nước và hướng đến xuất khẩu, thời gian qua, mẫu mã, bao bì sản phẩm được HTX chú trọng. Để thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng, trên sản phẩm đều được dán nhãn mác, mã số, mã vạch, thông tin truy xuất nguồn gốc được in đầy đủ từ vỏ bao bì đến túi giấy đựng sản phẩm. Hiện sản phẩm được đưa ra thị trường với 2 loại, trọng lượng 250g, giá bán 60.000 đồng/lọ, loại 500g giá bán 100.000 đồng/lọ. Hành tăm được bảo quản trong lọ thủy tinh, nắp thiếc phù hợp để biếu, tặng làm quà trong các dịp lễ, đặc biệt là Tết cổ truyền. Thời gian tới, HTX có kế hoạch sản xuất 2 dòng sản phẩm hành tăm muối loại 1 và loại xô, giá thành sản phẩm dựa trên mẫu mã từng loại cũng sẽ khác nhau.
Bà Phạm Thị Hiền, Chủ tịch Hội Nông dân xã Phú Lai cho biết: So với cây ngô, hành tăm mang lại giá trị kinh tế cao hơn gấp 10 lần. Do đó, thời gian tới, các hộ trên địa bàn xã có định hướng mở rộng diện tích trồng. Đây là thuận lợi để HTX nông nghiệp Phú Lai xây dựng vùng nguyên liệu sản xuất khi thị trường tiêu thụ được mở rộng. Hiện nay, sản phẩm hành tăm muối Yên Thủy chủ yếu tiêu thụ tại thị trường miền Trung và địa bàn tỉnh. Với vai trò của mình, Hội Nông dân xã tiếp tục đồng hành, hỗ trợ, phối hợp trong các hoạt động kết nối, xúc tiến thương mại... giúp sản phẩm được người tiêu dùng trong nước biết đến, từng bước hướng tới xuất khẩu.
T.H
(HBĐT) - Phát triển đa dạng mô hình kinh tế, tạo điều kiện cho nông dân vay vốn, tổ chức các lớp đào tạo nghề, tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật (KHKT)... là những cách làm đã, đang được Hội Nông dân (HND) huyện Cao Phong tích cực triển khai hiệu quả. Qua đó giúp nhiều hội viên nông dân (HVND) phát huy thế mạnh về trồng trọt, chăn nuôi, vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng.
Mặc dù xuất khẩu hàng hoá vẫn còn gặp nhiều khó khăn song đã có một số tín hiệu vui trong 2 tháng gần đây. Các doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước đang tích cực triển khai các giải pháp để lấy lại đà tăng cho xuất khẩu.
Theo Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), con số 100 nghìn doanh nghiệp rời bỏ thị trường trong sáu tháng đầu năm (tăng 19,7% so với cùng kỳ) vừa được Tổng cục Thống kê công bố cho thấy, tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp giai đoạn này gặp rất nhiều khó khăn. Nhiều đơn vị đang rơi vào tình cảnh liêu xiêu, đứng bên bờ vực phá sản do vấp phải những nút thắt trong chính sách, gánh nặng thủ tục kiểm tra chuyên ngành, sự thiếu thống nhất giữa các đạo luật,...
(HBĐT) - Nhận thấy cây lạc có nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển trên đồng đất Yên Thuỷ, anh Đinh Đức Chiến, ở khu phố Lạc Vượng, thị trấn Hàng Trạm đã chọn khởi nghiệp bằng cách xây dựng thành công thương hiệu dầu lạc Yên Thủy. Sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP 4 sao cấp tỉnh năm 2020 đã góp phần giúp người nông dân thoát khỏi tình trạng "được mùa mất giá”.
(HBĐT) - Sau hơn 4 năm triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), TP Hoà Bình có 11 sản phẩm được công nhận chất lượng 3 sao và 7 sản phẩm đạt chứng nhận 4 sao. Mục tiêu năm 2023, TP Hoà Bình tiếp tục xây dựng 10 sản phẩm OCOP 3 sao và nâng tầm 1 sản phẩm từ 3 sao lên 4 sao. Để giữ vững chất lượng và nâng tầm sản phẩm OCOP, thành phố đã triển khai đồng bộ các giải pháp giúp đỡ chủ thể xây dựng quy trình sản xuất, quảng bá thương hiệu và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.
(HBĐT) - Vừa qua, Cục Thuế tỉnh tổ chức hội nghị sơ kết nhiệm vụ công tác thuế 6 tháng đầu năm và triển khai phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2023.