(HBĐT) - Đầu năm 2023, một số hộ dân xã Mai Hịch (Mai Châu) trồng thí điểm hơn 1ha giống ớt chỉ địa. Sau hơn 5 tháng, mô hình cho thu hoạch đạt năng suất, chất lượng cao. Toàn bộ đầu ra sản phẩm ớt chỉ địa được một doanh nghiệp nhận hợp đồng thu mua với giá ổn định, bao tiêu trong nhiều năm. Đây là hướng phát triển kinh tế mới nhiều hứa hẹn mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân.
Mô hình trồng ớt chỉ địa của ông Vì Văn Can, xóm Ngõa, xã Mai Hịch (Mai Châu) cho hiệu quả kinh tế cao.
Sau khi được hướng dẫn kỹ thuật trồng, bón phân, chăm sóc, đồng thời tham khảo mô hình trồng ớt tại các tỉnh bạn, tháng 2/2023, hộ ông Vì Văn Can, xóm Ngõa mạnh dạn chuyển đổi diện tích trồng rau sang trồng ớt chỉ địa với 1.000 m2. Cây ớt sinh trưởng, phát triển tốt, lứa đầu cho năng suất, chất lượng, được công ty thu mua giá cao. Ông Vì Văn Can cho biết: Diện tích đất trước khi trồng ớt chỉ trồng các loại rau màu, thu nhập không đáng kể, tôi chuyển toàn bộ sang trồng ớt. Lúc đầu xây dựng mô hình tôi cũng băn khoăn bởi đây là cây trồng mới chưa từng canh tác, lo về đầu ra. Trồng được 3 tháng, cây bắt đầu cho trái bói. Đồng thời tôi tìm hiểu trên internet, kết nối tiêu thụ được với một công ty nông sản, nhận thu mua toàn bộ với giá tại vườn 8.000 đồng/kg. Tôi yên tâm khi phát triển mô hình.
Lứa ớt đầu tiên gia đình ông Can thu được hơn 5 tạ, giá bán 8.000 đồng/kg, tổng thu đợt 1 được 40 triệu đồng. Một năm thu 2 vụ, sau khi trừ chi phí, phân bón, giống, ông Can nhẩm tính thu lãi hơn 50 triệu đồng/năm. Nếu tiếp tục mở rộng diện tích trồng ớt thì thu nhập còn tăng hơn nữa. Theo ông Can chia sẻ, làm nông nghiệp thì trồng cây gì cũng phải chăm chỉ, chịu khó thành quả mới cao, đối với cây ớt đem lại lợi nhuận cao hơn so với một số loại cây trồng khác. Hiện, toàn xã có 6 hộ trồng thử nghiệm giống ớt chỉ địa. Mô hình của hộ các ông: Vì Văn Uẩn, Hà Duy Quang (xóm Ngõa) đều cho năng suất, sản lượng cao. Ớt chỉ khoảng hơn 3 tháng có thể cho thu hoạch. Dự định sắp tới ông Can tiếp tục mở rộng diện tích ớt để tăng thêm thu nhập, sản lượng. Tuy nhiên, ông cũng chia sẻ không nên trồng cố định một loại cây mà cần thay đổi luân phiên theo từng vụ để hạn chế sâu bệnh, đem lại năng suất cao.
Đồng hành cùng bà con phát triển kinh tế, chuyển đổi cây trồng, xã Mai Hịch triển khai các chương trình tín dụng, nguồn vốn vay ưu đãi hỗ trợ người dân phát triển kinh tế, giảm nghèo, giải quyết việc làm ngay tại địa phương. Hiện, tổng nguồn vốn vay ủy thác thông qua các đoàn thể của xã đạt 58,6 tỷ đồng, trong đó, vốn vay Ngân hàng Chính sách xã hội 26,9 tỷ đồng, Ngân hàng NN&PTNT 31,7 tỷ đồng.
Đồng chí Hà Văn Bổng, Chủ tịch UBND xã Mai Hịch cho biết: Những năm qua, thực hiện nghị quyết của Đảng bộ xã về phát triển KT-XH, xã xây dựng các kế hoạch, đẩy mạnh cải tạo vườn tạp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao. Từ đó mang lại hiệu quả rõ nét, giải quyết việc làm cho nhiều lao động, nâng cao thu nhập, giảm nghèo cho người dân. Hiện, thu nhập bình quân đầu người toàn xã đạt 40,8 triệu đồng/năm.
Hoàng Anh
Chương trình tín dụng 120.000 tỷ đồng đã triển khai được hơn 3 tháng, tuy nhiên hiện mới có hơn 20 dự án đủ điều kiện vay, tương đương khoảng 10% số vốn sẽ được giải ngân.
Dệt may được xác định là ngành phát thải thuộc tốp 5 thế giới do số lượng quần áo, đặc biệt là thời trang nhanh (fast fashion) dùng trong thời gian ngắn và bỏ đi tạo ra lượng rác thải rất lớn, gây nguy hại môi trường.
(HBĐT)- Sáng 26/7, Ban quản lý các khu công nghiệp (KCN) tỉnh tổ chức hội nghị giao ban các doanh nghiệp 6 tháng đầu năm nhằm nắm bắt thông tin, bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2023.
Hàng loạt lô hàng trái cây bị tạm dừng sử dụng mã số vùng trồng do vi phạm kiểm dịch của Trung Quốc và sẽ đối diện với nguy cơ bị kiểm soát chặt hơn.
Theo Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đào Minh Tú, tăng trưởng tín dụng thấp do cầu tiêu dùng yếu. Nếu mở điều kiện, tín dụng có thể tăng ồ ạt, nhưng nguy cơ mất an toàn hệ thống tổ chức tín dụng (TCTD) ngay trong ngắn hạn.