(HBĐT) - Với phương châm hướng về người nghèo, phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội (CSXH) huyện Lạc Thủy không quản ngại khó khăn có mặt ở các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số để đưa nguồn vốn tín dụng chính sách đến với hộ nghèo, gia đình chính sách, giúp bà con được tiếp cận kịp thời với nguồn vốn vay ưu đãi để đầu tư phát triển sản xuất, cải thiện điều kiện sống, nâng cao thu nhập, vươn lên thoát nghèo.


Cán bộ phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Lạc Thủy hướng dẫn các hộ vay vốn phát triển kinh tế.

Là tổ trưởng tổ vay vốn thôn Mạnh Tiến 2, xã Yên Bồng, hàng tháng, bà Vũ Thị Ái cùng cán bộ địa bàn của phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Lạc Thủy đến các hộ vay vốn để đôn đốc, kiểm tra và họp, bình xét các hộ vay vốn, hướng dẫn bà con sử dụng nguồn vốn vay hiệu quả. Gắn bó với ngân hàng CSXH huyện từ năm 1994, bà Ái và những cán bộ tín dụng chính sách khác đã tạo dựng được niềm tin của người dân nơi đây.

Bà Nguyễn Thu Hường, Giám đốc phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Lạc Thủy cho biết: Với sự quan tâm lãnh đạo của chính quyền và niềm tin của người dân, đơn vị đã thực hiện tốt nhiệm vụ, tổng dư nợ tăng theo các năm. Tính đến ngày 30/6, phòng giao dịch NHCSXH huyện Lạc Thủy đang thực hiện uỷ thác 16/17 chương trình tín dụng qua 4 tổ chức CT-XH, dư nợ đạt trên 436 tỷ đồng, với gần 11 nghìn hộ vay, chiếm 99,77% tổng dư nợ toàn huyện, không có nợ quá hạn. Các chương trình tín dụng chính sách góp phần tạo việc làm nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người dân.

Thực tế cho thấy, các hộ nghèo phần lớn do thiếu kiến thức sản xuất, không dám vay vốn vì không biết sử dụng vào mục đích gì và lo không trả được nợ, đội ngũ cán bộ tín dụng của phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện đã tuyên truyền, vận động, giải thích cho bà con về chính sách hỗ trợ vốn vay cho người nghèo nhằm thúc đẩy sản xuất hộ gia đình. Khi bà con đã được tiếp cận với nguồn vốn, những cán bộ tín dụng tiếp tục phối hợp với tổ chức hội nhận ủy thác, các tổ trưởng tổ tiết kiệm và vay vốn tại các xã, thị trấn thường xuyên kiểm tra theo phương châm cầm tay chỉ việc, nói để người dân hiểu, làm theo. Từ đó, sử dụng vốn đúng mục đích để phát triển sản xuất, vươn lên thoát nghèo.

Việc đưa hoạt động của Ngân hàng CSXH đến tận vùng sâu, vùng xa thông qua các phiên giao dịch lưu động giúp hộ nghèo không phải mất thời gian, phương tiện đi lại, giảm chi phí. Nguồn vốn tín dụng chính sách đã đến 100% xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Từ nguồn vốn đã giúp nhiều hộ thoát nghèo, nâng cao cuộc sống. 

Với các hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, cán bộ tín dụng đã trở thành cầu nối giúp họ tự tin trên con đường thoát nghèo. Chị Quách Thị Thu Hiền, khu 8, thị trấn Chi Nê chia sẻ: Nhờ có nguồn vốn ưu đãi giúp gia đình tôi phát triển kinh tế, có việc làm và nuôi dạy con tốt hơn.

Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Lạc Thủy hiện có 9 cán bộ với trụ sở chính, 10 điểm giao dịch lưu động tại các xã, thị trấn, 197 tổ tiết kiệm và vay vốn hoạt động hiệu quả tại các thôn, xóm. Việc phát huy vai trò, trách nhiệm của mỗi cán bộ tín dụng và các tổ tiết kiệm vay vốn đã giúp đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Vốn ưu đãi trở thành công cụ, giải pháp đắc lực trong thực hiện mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững, giải quyết việc làm, xây dựng NTM, đảm bảo an sinh xã hội, hạn chế tín dụng đen trên địa bàn huyện.

Minh Tuấn


Các tin khác


Tháng 7, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt 5.381 tỷ đồng

(HBĐT) - Theo báo cáo của UBND tỉnh, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tháng 7/2023 ước đạt 5.381 tỷ đồng, tăng 0,82% so với tháng trước, tăng 6,70% so với cùng kỳ, lũy kế 7 tháng đạt 36.380 tỷ đồng, thực hiện 58,68% kế hoạch năm.

Tháng 7, phê duyệt chủ trương đầu tư 2 dự án mới với tổng vốn đăng ký khoảng 3.414,8 tỷ đồng

(HBĐT) - Theo báo cáo của UBND tỉnh, trong tháng 7/2023, UBND tỉnh đã phê duyệt chủ trương đầu tư 2 dự án mới với tổng vốn đăng ký khoảng 3.414,8 tỷ đồng. UBND tỉnh cũng đã quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư 2 dự án.

Phát triển bền vững rừng sản xuất

(HBĐT) - Sau 3 năm thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TU, ngày 30/7/2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát triển bền vững rừng sản xuất tỉnh Hòa Bình đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, năng suất, chất lượng rừng trên địa bàn tỉnh được cải thiện tích cực.

Khơi dậy sức mạnh thi đua trong thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách Nhà nước

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, Đảng bộ, chính quyền tỉnh triển khai nhiệm vụ chính trị trong bối cảnh nhiều khó khăn khi hậu quả dịch Covid-19 còn tác động sâu sắc đến đời sống KT-XH. Tình hình kinh tế - chính trị thế giới biến động nhanh, khó lường, phức tạp, đặc biệt cuộc xung đột Nga - Ucraina đã gây gián đoạn, đứt gãy trong chuỗi cung ứng, lạm phát lan rộng toàn cầu, tạo áp lực lên sản xuất, kinh doanh.

Doanh nghiệp Nhật Bản đóng góp tích cực cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế bền vững

(HBĐT) - Các doanh nghiệp (DN) Nhật Bản triển khai dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh đều sản xuất, kinh doanh (SXKD) hiệu quả, đóng góp tích cực cho giá trị xuất khẩu, ngân sách Nhà nước (NSNN), giải quyết việc làm cho lao động địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục