(HBĐT) - Sau 3 năm thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TU, ngày 30/7/2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát triển bền vững rừng sản xuất tỉnh Hòa Bình đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, năng suất, chất lượng rừng trên địa bàn tỉnh được cải thiện tích cực.


Sau 3 năm thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TU, năng suất, chất lượng rừng sản xuất trên địa bàn tỉnh được cải thiện. Ảnh: Người dân xã Yên Nghiệp (Lạc Sơn) chăm sóc rừng trồng.

Theo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT), hiện diện tích rừng toàn tỉnh có trên 237 nghìn ha, gồm hơn 141,6 nghìn ha rừng tự nhiên; hơn 95,6 nghìn ha rừng trồng; độ che phủ rừng là 51,69%, vượt chỉ tiêu đặt ra trên 50%. Từ khi triển khai Nghị quyết số 27-NQ/TU, toàn tỉnh trồng được 21.470,1 ha rừng, bình quân mỗi năm trồng được 7.156,7 ha. Trong đó, trên 95% rừng trồng được sử dụng giống đảm bảo chất lượng, nguồn gốc rõ ràng. Diện tích này có điều kiện quan trọng, tiên quyết để trở thành rừng trồng kinh doanh gỗ lớn. Theo số liệu công bố hiện trạng rừng năm 2022, diện tích rừng sản xuất là rừng trồng trên 78,5 nghìn ha, diện tích chuyển hóa thành rừng gỗ lớn gần 10,02 nghìn ha.

Theo đánh giá của Sở NN&PTNT, những năm qua, các doanh nghiệp đã chú trọng liên kết với chủ rừng, người dân để xây dựng vùng nguyên liệu ổn định, bền vững phục vụ cho chế biến xuất khẩu. Như trên địa bàn huyện Lạc Sơn, việc liên kết giữa người dân và doanh nghiệp ngày càng chú trọng. Với gần 9 ha rừng trồng keo, trồng rừng đã đem lại nguồn thu nhập khá cho gia đình bà Bùi Thị Đăng, xóm Cơi, xã Vũ Bình (Lạc Sơn). Tuy nhiên, bà Đăng nhận thấy nếu trồng rừng với chu kỳ ngắn (5 - 6 năm) như hiện nay thì hiệu quả kinh tế đem lại chưa được như kỳ vọng. Do đó, gia đình bà đã liên kết với doanh nghiệp chuyên về sản xuất viên gỗ nén. Qua sự liên kết này, gia đình bà được doanh nghiệp ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm, hỗ trợ kỹ thuật để nâng cao năng suất, chât lượng, hiệu quả kinh tế từ trồng rừng.

Hay như gia đình ông Đặng Văn Hải, xóm Bai, xã Cao Sơn (Đà Bắc) trước đây chủ yếu trồng keo chu kỳ ngắn nên hiệu quả kinh tế đem lại chưa cao. Gia đình ông quyết định chuyển sang trồng cây gỗ lớn. Hiện hơn 2 ha cây bồ đề đã trên 10 năm tuổi, dự kiến khi khai thác cho hiệu quả kinh tế cao gấp nhiều lần so với trồng cây chu kỳ ngắn. Trong thời gian chờ thu hoạch, gia đình ông Hải phát triển chăn nuôi trâu, bò dưới tán rừng. Đây cũng là hướng phát triển được nhiều hộ dân ở xã Cao Sơn và trên địa bàn huyện vùng cao Đà Bắc chú trọng.

Việc sản xuất theo hướng thâm canh rừng trồng gỗ lớn được các địa phương chú trọng. Một số huyện, thành phố đã sử dụng kinh phí địa phương để xây dựng mô hình trồng rừng gỗ lớn, như huyện Mai Châu với mô hình trồng cây tông dù; huyện Lạc Sơn, Lạc Thủy, Tân Lạc với mô hình trồng keo tai tượng Úc. Tại các địa phương xuất hiện những mô hình kinh doanh rừng gỗ lớn chu kỳ 10 - 12 năm, sản lượng đạt 150 - 200 m3/ha, cho thu nhập 150 - 200 triệu đồng/ha; lợi nhuận thu về cao hơn nhiều rừng trồng kinh doanh gỗ nhỏ.

Như vậy, sau 3 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, các địa phương đã phát huy được lợi thế để phát triển kinh tế lâm nghiệp. Nhận thức về phát triển rừng, trồng rừng gỗ lớn ngày càng nâng cao. Ngành lâm nghiệp tỉnh phát triển theo đúng định hướng và bền vững, dần khai thác được giá trị to lớn của rừng, từng bước hình thành chuỗi giá trị liên kết chặt chẽ hơn trong lâm nghiệp. Qua đó nâng cao thu nhập cho người dân, nhất là ở khu vực vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn.

Viết Đào


Các tin khác


Tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, đảm bảo cung ứng vốn cho phát triển kinh tế

(HBĐT) - Đó là định hướng quan trọng được Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh (NHNN tỉnh) triển khai đến các ngân hàng, tổ chức tín dụng (TCTD) trên địa bàn, bám sát sự điều hành chính sách tiền tệ của NHNN Việt Nam.

Hiệu quả mô hình trồng ớt ở xã Mai Hịch

(HBĐT) - Đầu năm 2023, một số hộ dân xã Mai Hịch (Mai Châu) trồng thí điểm hơn 1ha giống ớt chỉ địa. Sau hơn 5 tháng, mô hình cho thu hoạch đạt năng suất, chất lượng cao. Toàn bộ đầu ra sản phẩm ớt chỉ địa được một doanh nghiệp nhận hợp đồng thu mua với giá ổn định, bao tiêu trong nhiều năm. Đây là hướng phát triển kinh tế mới nhiều hứa hẹn mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân.

Hoạt động khuyến công tạo động lực phát triển công nghiệp nông thôn

(HBĐT) - Những năm qua, hoạt động khuyến công (KC) trên địa bàn tỉnh mang lại nhiều hiệu quả thiết thực, tạo động lực thúc đẩy phát triển công nghiệp nông thôn (CNNT). Từ đó góp phần duy trì việc làm, nâng cao đời sống cho một bộ phận lao động nông thôn, ổn định tình hình KT-XH, an ninh - trật tự tại địa phương, tạo điều kiện thuận lợi xây dựng nông thôn mới.

Biểu giá điện sinh hoạt 5 bậc: Cần đảm bảo sự công bằng cho người tiêu dùng

Nhiều ý kiến cho rằng, Bộ Công Thương đưa ra đơn giá điện hiện nay là chưa hợp lý bởi giá điện sinh hoạt của người dân chi trả còn cao hơn cả giá điện sản xuất.

Cân nhắc khi sửa Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt

Việc thiết kế chính sách thuế cần những giải pháp hài hòa để giúp tăng thu ngân sách, nhưng vẫn hỗ trợ được doanh nghiệp trong nước phục hồi, phát triển và nuôi dưỡng nguồn thu trong tương lai.

Lợi ích kép từ liên kết sản xuất chuỗi chăn nuôi lợn bản địa

(HBĐT) - Từ lâu giống lợn bản địa được nuôi chủ yếu trong các hộ gia đình. Vào dịp lễ, Tết hoặc gia đình có công việc, người tiêu dùng nhờ người quen tìm mua ở các hộ chăn nuôi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục