Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến ngày 20/8, tổng vốn FDI đăng ký vào Việt Nam đạt gần 18,15 tỷ USD, tăng 8,2% so với cùng kỳ năm 2022.
Như vậy, so với 16,24 tỷ USD thu hút được trong 7 tháng, số vốn FDI mà các nhà đầu tư nước ngoài rót vào Việt Nam trong tháng 8/2023 là 1,91 tỷ USD.
Cụ thể, trong 8 tháng có 1.924 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, với tổng vốn đăng ký đạt hơn 8,87 tỷ USD, tăng 69,5% về số dự án và tăng 39,7% về số vốn so với cùng kỳ năm ngoái.
Ngoài ra, có 830 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư, với tổng vốn đầu tư tăng thêm đạt hơn 4,53 tỷ USD, tăng 22,8% về số lượt dự án điều chỉnh và giảm 39,7% về số vốn so với cùng kỳ.
Cùng với đó, có 2.268 giao dịch góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài, với 4,47 tỷ USD, giảm 6,5% về số lượt giao dịch và tăng 62,8% về số vốn so với cùng kỳ.
FDI 8 tháng đạt kết quả ấn tượng. Ảnh minh họa - Ảnh: Dân trí.
Cục Đầu tư nước ngoài cho biết, tổng vốn FDI đầu tư đăng ký tiếp tục duy trì mức tăng (tăng 8,2% so với cùng kỳ) và tăng mạnh hơn so với 7 tháng (tăng 3,7 điểm %). Ngoài vốn đầu tư điều chỉnh giảm thì vốn đầu tư mới và góp vốn, mua cổ phần tiếp tục tăng. Số lượt dự án điều chỉnh vốn cũng duy trì mức tăng so với cùng kỳ.
Theo lĩnh vực, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành trong tổng số 21 ngành kinh tế quốc dân. Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt gần 13 tỷ USD, chiếm gần 67,8% tổng vốn đầu tư đăng ký và tăng 14,7% so với cùng kỳ.
Ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 với tổng vốn đầu tư hơn 1,76 tỷ USD, chiếm hơn 9,7% tổng vốn đầu tư đăng ký, giảm 47,2% so với cùng kỳ. Các ngành tài chính - ngân hàng; hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ xếp thứ 3 và 4 với tổng vốn đăng ký đạt lần lượt gần 1,54 tỷ USD (gấp gần 63,7 lần) và gần 800 triệu USD (tăng 28,9%). Còn lại là các ngành khác.
Theo đối tác, Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư hơn 3,83 tỷ USD, chiếm hơn 21,2% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam, giảm 15,4% so với cùng kỳ 2022; Trung Quốc đứng thứ hai với gần 2,69 tỷ USD, chiếm 14,8% tổng vốn đầu tư, tăng 90,8% so với cùng kỳ. Nhật Bản đứng thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 2,58 tỷ USD, chiếm hơn 14,2% tổng vốn đầu tư, tăng 73,1% so với cùng kỳ, tiếp theo là Hàn Quốc; Hong Kong, Đài Loan (Trung Quốc)...
Theo địa bàn, Hà Nội dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 2,34 tỷ USD, chiếm gần 12,9% tổng vốn đầu tư đăng ký và tăng gấp 2,89 lần so với cùng kỳ năm 2022. Hải Phòng xếp thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 2,08 tỷ USD, chiếm gần 11,5% tổng vốn đầu tư cả nước, tăng 72,2% so với cùng kỳ, tiếp theo lần lượt là TP Hồ Chí Minh, Bắc Giang, Bình Dương…
Vốn thực hiện của các dự án đầu tư nước ngoài cũng duy trì đà tăng so với cùng kỳ năm 2022. Tính tới 20/8/2023, ước tính các dự án đầu tư nước ngoài đã giải ngân được khoảng 13,1 tỷ USD, tăng 1,3% so với cùng kỳ năm 2022, tăng 0,5 điểm phần trăm so với 7 tháng năm 2023.
Tính lũy kế đến ngày 20/8/2023, cả nước có 38.084 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 453,26 tỷ USD. Vốn thực hiện lũy kế của các dự án đầu tư nước ngoài ước đạt gần 287,1 tỷ USD, bằng 63,3% tổng vốn đầu tư đăng ký còn hiệu lực.
Theo VYV.VN
(HBĐT) - Ngày 25/8, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng ban Thường trực Ban chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra, đôn đốc triển khai các CTMTQG tại huyện Yên Thủy.
Ngay sau khi có văn bản chỉ đạo hỏa tốc của Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Thông tư số 10/2023/TT-NHNN ngày 23/8/2023 về việc ngưng hiệu lực thi hành khoản 8, khoản 9 và khoản 10 Điều 8 của Thông tư số 39/2016/TT-NHNN (đã được bổ sung theo khoản 2 Điều 1 Thông tư số 06/2023/TT-NHNN) từ ngày 1/9/2023 cho đến ngày có hiệu lực thi hành của văn bản quy phạm pháp luật mới liên quan.
(HBĐT) - Trên địa bàn huyện Lạc Thủy có 10 dự án trọng điểm đang triển khai thực hiện giải phóng mặt bằng (GPMB), trong đó có 5 dự án ngoài ngân sách với tổng diện tích trên 424 ha. Ban Thường vụ (BTV) Huyện uỷ đã thành lập Ban chỉ đạo (BCĐ) các dự án trọng điểm huyện gồm 31 thành viên, có nhiệm vụ phối hợp chủ đầu tư để tập trung thực hiện công tác GPMB, tháo gỡ khó khăn cho các công trình, dự án đảm bảo thời gian, tiến độ, đến nay đạt được một số kết quả nhất định.
(HBĐT) - Những năm qua, Hội Nông dân (HND) huyện Đà Bắc đẩy mạnh tuyên truyền, vận động hội viên nông dân (HVND) phát triển các mô hình nông sản sạch, hướng đến nền nông nghiệp sạch, an toàn và bền vững. Từ đó góp phần tạo nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm phong phú, chất lượng, phục vụ nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.
(HBĐT) - Chiều 24/8, đoàn công tác của Đoàn ĐBQH tỉnh do đồng chí Đặng Bích Ngọc, Phó trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh làm trưởng đoàn đã khảo sát việc quản lý, vận hành và khai thác các công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung tại TP Hòa Bình.
(HBĐT) - Ngày 23/8, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 164/KH-UBND về thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TU, ngày 30/3/2023 của BTV Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác quản lý Nhà nước (QLNN) về đất đai trên địa bàn tỉnh Hòa Bình trong giai đoạn hiện nay.