(HBĐT) - Chiều 24/8, đoàn công tác của Đoàn ĐBQH tỉnh do đồng chí Đặng Bích Ngọc, Phó trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh làm trưởng đoàn đã khảo sát việc quản lý, vận hành và khai thác các công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung tại TP Hòa Bình.
Đoàn khảo sát thực tế
công trình nước sạch tập trung tại xã Yên Mông (TP Hòa Bình).
Trên địa bàn thành
phố có 36 công trình nước sinh hoạt tập trung với tổng mức đầu tư trên 52
tỷ đồng. Việc quản lý, vận hành công trình được giao cho các xóm; quản lý tài
sản là UBND xã, phường. Thời gian qua, trên địa bàn huy động được nhiều nguồn kinh
phí để xây dựng các công trình cấp nước sinh hoạt cho người dân khu vực nông
thôn, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, xa đã phát huy hiệu
quả, đáp ứng nhu cầu nước sạch của người dân. Tuy nhiên, sau thời gian đưa vào
vận hành, một số công trình không còn hoạt động hoặc hoạt động kém hiệu
quả. Trong đó một số công trình hư hỏng không được sửa chữa nên việc khai
thác sử dụng không hiệu quả.
Đoàn
đã khảo sát thực tế và nghe báo cáo sơ bộ về thực trạng quản lý, vận
hành và khai thác 3 công trình cấp nước sạch tập trung tại tổ 10, phường Kỳ
Sơn; các xóm Bún, Thia, xã Yên Mông; xóm Máy 1, xã Hòa Bình. Đoàn đã nắm
bắt tình hình quản lý, vận hành và khai thác các công trình cấp nước sạch nông
thôn tập trung trên địa bàn;ghi nhận hiệu quả một số công trình có vai
trò quan trọng cấp nước sạch cho người dân. Tuy nhiên, việc quản lý, vận hành,
khai thác các công trình nước sạch tập trung tại một số địa bàn còn nhiều tồn
tại,vướng mắc. Trong đó, một số công trình hư hỏng, xuống cấp, không có
kinh phí duy tu, bảo dưỡng nên không hoạt động được hoặc hoạt động không hết
công suất...
UBND
thành phố Hòa Bình đã phân tích nguyên nhân chủ quan, khách quan và đề xuất
giải pháp tu sửa, nâng cấp một số công trình có tiềm năng; chú trọng việc tuyên
truyền đến người dân bảo vệ hệ thống nước sinh hoạt từ đầu nguồn… Đoàn khảo sát
đã ghi nhận, tổng hợp các đề xuất, kiến nghị và những giải pháp khắc phục trong
thực tiễn cấp nước sạch nông thôn trên địa bàn TP Hòa Bình.
Hương Lan
(HBĐT) - Nhận thức rõ vị trí, tầm quan trọng của rừng trong phát triển kinh tế, trong những năm qua, xã Nuông Dăm (Kim Bôi) tập trung công tác trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng. Các mô hình trồng rừng được nhân rộng, đem lại hiệu quả thiết thực cho người dân trong việc tăng thu nhập, cải thiện đời sống, từng bước phát triển lâm nghiệp bền vững.
Các chuyên gia và doanh nghiệp kỳ vọng, sàn giao dịch việc làm quốc gia sẽ là nơi thông tin các bên được kiểm chứng, minh bạch.
Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) cho biết, sau 1 tháng đi vào hoạt động, hệ thống giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại HNX được vận hành an toàn, thông suốt, các vấn đề kỹ thuật được đảm bảo. Quy mô thị trường tiếp tục tăng trưởng và thanh khoản trái phiếu được duy trì.
(HBĐT) - Chiều 22/8, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tình hình phát triển KT-XH, giải ngân vốn đầu tư công (ĐTC) và kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) trên địa bàn huyện Đà Bắc.
(HBĐT) - Hoạt động khuyến công đã và đang khẳng định vai trò quan trọng trong khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn (CNNT). Từ sự hỗ trợ của Đề án khuyến công (ĐAKC), nhiều mô hình CNNT ở các địa phương được hình thành và sản xuất kinh doanh hiệu quả, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH-HĐH công nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh.
(HBĐT) - Cây mía là một trong những đặc sản của tỉnh Hòa Bình được nhiều người biết đến. Trải qua vài chục năm sinh trưởng trên đất Hòa Bình, cây mía tím đã có thương hiệu, có thị trường.