(HBĐT) - Thời gian qua, Công ty Điện lực Hòa Bình (PC Hòa Bình) đã triển khai nhiều giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình đầu tư xây dựng (ĐTXD) lưới điện. Qua đó tiếp tục cải thiện, nâng cao chất lượng điện năng, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của khách hàng.
Công ty Điện lực Hòa Bình đóng điện trạm biến áp mới tại xã Xuất Hóa (Lạc Sơn).
Những năm qua, PC Hòa Bình luôn chú trọng công tác đầu tư, cải tạo hạ tầng lưới điện trên địa bàn tỉnh. Nhờ đó chất lượng điện năng ngày càng được cải thiện, đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng điện phục vụ sinh hoạt, sản xuất của khách hàng. Đồng chí Lương Văn Phương, Phó Giám đốc PC Hoà Bình cho biết: Năm 2023, công ty đã, đang thi công nhiều dự án đầu tư hạ tầng lưới điện mới. Trong đó có 3 công trình chuyển tiếp từ năm 2022 sang, gồm: Công trình xây dựng mới đường dây 35kV mạch vòng liên kết lộ 371E19.3 (trạm biến áp (TBA) 110kV Thanh Nông - Hòa Bình) - lộ 374E24.8 (TBA 110kV Thanh Nghị - Hà Nam) và cải tạo đường dây 35kV lộ 371E19.3. Công trình này được thi công từ tháng 1/2022, hiện đã hoàn thành 90% khối lượng. Công trình tiếp theo là cải tạo mạch vòng đường dây 375 E19.6 với lộ 372E10.1, đoạn qua huyện Cao Phong, Tân Lạc, Mai Châu và TP Hòa Bình. Ngoài ra, PC Hòa Bình đã hoàn thành thi công công trình cải tạo mạch vòng đường dây 35kV lộ 373 E19.2 liên kết với lộ 372 E19.5 tại huyện Lương Sơn.
Năm 2023, PC Hòa Bình khởi công 6 công trình ĐTXD hạ tầng lưới điện mới. Trong đó tập trung ĐTXD mới các TBA phân phối khu vực các huyện: Lương Sơn, Kim Bôi, Lạc Sơn, Tân Lạc, Cao Phong, Mai Châu, Lạc Thủy. Các TBA mới này cơ bản đã hoàn thành xây dựng, đóng điện trong quý I/2023. Đối với công trình xây dựng mới các lộ xuất tuyến 35kV sau TBA 110kV Kỳ Sơn, hiện còn nhiều vướng mắc về mặt bằng nên chưa triển khai thi công. Còn công trình xây dựng mới các lộ xuất tuyến 35kV sau TBA 110kV Yên Thủy đang khẩn trương thi công, dự kiến hoàn thành trong tháng 9 này.
Ngoài các công trình nêu trên, trong năm 2023, PC Hòa Bình được giao bổ sung 13 công trình ĐTXD khác, như: Công trình giảm sự cố đường dây 110kV khu vực Hòa Bình; xây dựng hệ thống cáp quang kết nối đường truyền liên tỉnh, nội tỉnh; trang bị hệ thống nguồn dự phòng cho hệ thống truyền dẫn, hệ thống máy chủ cho mạng IT và thiết bị an toàn thông tin cho hệ thống OT tại PC Hòa Bình năm 2022; triển khai tự động hóa mạch vòng lưới điện trung áp khu vực tỉnh Hòa Bình năm 2023; cải tạo đường dây 35kV lộ 371E19.7 từ cột 114 đến DCL-3 (nhánh Mông Hóa - Yên Bình) và chuyển đấu nối sang lộ 373E19.7 để cấp điện cho khu công nghiệp Yên Quang và cụm công nghiệp Tiên Tiến; cải tạo, nâng cấp lưới điện trung, hạ áp khu vực 2 xã Hang Kia, Pà Cò (Mai Châu).
Đồng chí Lương Văn Phương, Phó Giám đốc PC Hoà Bình cho biết thêm: Đến nay, nhiều công trình ĐTXD đã hoàn thành đảm bảo tiến độ theo kế hoạch, góp phần nâng cao chất lượng điện năng trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, việc triển khai một số công trình vẫn còn gặp khó khăn, nhất là công tác đền bù giải phóng mặt bằng. Công ty đã chỉ đạo phòng chuyên môn tiếp tục phối hợp các địa phương sớm ra thông báo thu hồi đất của các công trình chưa có thông báo thu thu hồi đất, cũng như sớm hoàn thiện thủ tục định giá đất, đốn đốc cơ quan chuyên môn các huyện sớm hoàn thiện phương án đền bù với các công trình đã kiểm đếm xong.
Viết Đào
(HBĐT) - Tiếp tục hiện thực hóa khát vọng vươn lên trở thành một trong những doanh nghiệp chế biến nông, lâm sản lớn trong nước, Công ty CP Kim Bôi (khu Vai, thị trấn Ba Hàng Đồi, Lạc Thủy) không ngừng nỗ lực nâng cao chất lượng, cải tiến bao bì, mẫu mã; tăng cường kết nối và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Trong năm nay, măng nứa tươi là 1 trong 2 sản phẩm được công ty đưa vào kế hoạch thực hiện để được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP 4 sao cấp tỉnh. Qua đó góp phần thúc đẩy tiêu thụ, nâng tầm giá trị các nông sản đặc trưng của huyện, tỉnh, tăng thu nhập cho lao động cũng như người sản xuất tại các vùng trồng măng.
(HBĐT) - Thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm, đến thời điểm này, huyện Lạc Sơn có 10 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Trong đó, năm 2022, huyện có 4 sản phẩm được công nhận, gồm: thịt chua Lâm Tin, xã Vũ Bình; rượu cần Mường Khói, xã Ân Nghĩa; mật ong Thành An của HTX nông nghiệp và dịch vụ tổng hợp Thành An, xóm Đồi Cả, xã Mỹ Thành; sim rừng Phương Bắc của Công ty TNHH Phương Bắc, xóm Cỏ, xã Mỹ Thành.
(HBĐT) - Nhằm xây dựng, phát triển thương hiệu sản phẩm nông sản ở địa phương, thời gian qua, các cấp Hội Nông dân (HND) trong tỉnh đã có nhiều hoạt động thiết thực. Đặc biệt là những hoạt động hỗ trợ hội viên nông dân (HVND) trong phát triển, sản xuất các sản phẩm OCOP, góp phần tăng giá trị hàng hóa, nâng cao thu nhập cho người dân.
(HBĐT) - Cho vay hỗ trợ giải quyết việc làm (GQVL), duy trì và mở rộng việc làm là chính sách thiết thực, ý nghĩa của Đảng, Nhà nước giúp người dân có thêm "cần câu” phát triển kinh tế, tạo việc làm cho người lao động (NLĐ). Những năm qua, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh đã tích cực phối hợp các tổ chức, hội, đoàn thể, sở, ngành triển khai có hiệu quả chương trình.
(HBĐT) - Nhằm tăng cường hỗ trợ người dân, doanh nghiệp (DN) khi thực hiện nghĩa vụ thuế với Nhà nước, thời gian qua, ngành Thuế đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác quản lý thuế, cung cấp các dịch vụ thuế điện tử như: kê khai thuế điện tử, nộp thuế điện tử, hoàn thuế điện tử, dịch vụ thuế điện tử trên thiết bị di động, triển khai cổng thông tin điện tử kê khai, nộp thuế dành cho nhà cung cấp nước ngoài… Đặc biệt, sau hơn 1 năm triển khai áp dụng hóa đơn điện tử (HĐĐT) trên toàn quốc, ngành Thuế đã đạt nhiều kết quả nổi bật, giúp nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế.
Cơ sở hạ tầng giao thông đóng vai trò hết sức quan trọng đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh. Nghị quyết 98/2023/QH15 (ngày 24/6/2023) về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh được đánh giá sẽ mở ra nhiều cơ hội, tạo cú hích để hạ tầng giao thông thành phố được đầu tư, phát triển, nhất là các dự án đầu tư trên các tuyến đường giao thông hiện hữu theo hình thức BOT (xây dựng-kinh doanh-chuyển giao).