(HBĐT) - Trong thời điểm giao mùa dễ phát sinh các loại dịch bệnh trên cá nuôi lồng, bè. Do đó, cơ quan chức năng khuyến cáo người dân cần chủ động thực hiện các biện pháp để đảm bảo an toàn cho cá nuôi ở thời điểm này.


Giữa tháng 9/2023, một số lồng cá của hộ dân xã Sơn Thủy (Mai Châu) có biểu hiện mắc bệnh, đến nay đã được xử lý ổn định. 

Trong tháng 9 vừa qua đã xuất hiện tình trạng cá trắm đen nuôi lồng, bè trên vùng hồ thủy điện Hòa Bình của 2 hộ dân thuộc xã Sơn Thủy (Mai Châu) có biểu hiện bơi lờ đờ, mắt sưng tấy đỏ, loét lưng. Theo đó, Chi cục Thủy sản đã kiểm tra, thu mẫu nước, mẫu cá gửi đi phân tích, cũng như khuyến cáo, hướng dẫn người nuôi cá lồng, bè thực hiện các biện pháp phòng, tránh bệnh trong thời điểm giao mùa.
Đồng chí Bùi Văn Đông, Chủ tịch UBND xã Sơn Thủy (Mai Châu) cho biết: Với lợi thế có vùng lòng hồ rộng lớn nên những năm qua, người dân ở một số xóm trong xã đầu tư nuôi cá lồng. Trên địa bàn xã hiện có hơn 100 lồng cá, tập trung chủ yếu ở các xóm: Gò Lào, Phúc, Mó Rút. Đối với các lồng cá ghi nhận tình trạng cá có biểu hiện mắc bệnh, đến thời điểm này đã được xử lý ổn định. Bên cạnh đó, xã đã tuyên truyền đến các xóm, hộ nuôi không để dày mà phải để thoáng lồng cá nuôi,   đảm bảo oxy; thường xuyên quan tâm đến các bè cá bằng việc dọn dẹp rác chảy ra từ suối, quan sát cá nuôi khi có biểu hiện khác thường thì kịp thời báo cáo cơ quan chuyên môn để có biện pháp. 

Theo đồng chí Hoàng Văn Son, Chi cục trưởng Chi cục Thuỷ sản, hiện nay, toàn tỉnh có 4.490 lồng cá, tăng 90 lồng so với cùng kỳ. Tình hình thời tiết diễn biến có nhiều bất lợi, hiện đang là thời điểm giao mùa, ngày nắng nóng xen kẽ những cơn mưa dông làm cuốn trôi phèn, chất hữu cơ từ trên bờ xuống hồ. Điều này làm cho các yếu tố môi trường nước vùng nuôi cá lồng, bè thay đổi, sức đề kháng, hệ miễn dịch của cá nuôi giảm, làm cá dễ phát sinh dịch bệnh. Do đó, để quản lý tốt lồng, bè nuôi, người chăn nuôi cá cần chủ động thực hiện các giải pháp, như: Bố trí khoảng cách bè nuôi giữa các cụm cách nhau 10 mét, không nên bố trí bè nuôi quá dày, cản trở dòng chảy, làm oxy hòa tan vào nước trong bè nuôi cá giảm, cá nuôi sẽ bị nổi đầu do thiếu oxy để hô hấp. Thường xuyên vệ sinh lồng, bè nuôi vớt xác cá chết, không vứt xác ra môi trường xung quanh. Tuyệt đối không dùng cá bệnh chết làm thức ăn cho lồng nuôi cá trê, nhằm hạn chế mầm bệnh lây lan ra môi trường nước và các bè nuôi cá xung quanh. Không nên thả nuôi quá dày rất dễ phát sinh dịch bệnh, mật độ nuôi thích hợp từ 8- 12 con/m3 nước.

Bên cạnh đó, thường xuyên kiểm tra tình hình sức khỏe, tốc độ sinh trưởng cá nuôi, tăng cường trộn vào thức ăn vitamin C, hỗn hợp vitamin và các chất tăng cường sức đề kháng cho cá. Đồng chí Chi cục trưởng Chi cục Thuỷ sản khuyến cáo, đối với cá nuôi đạt kích cỡ thương phẩm thì bà con nên chủ động xuất bán để tránh rủi ro. Đặc biệt, không nên thả giống trong khoảng thời gian này do đây là thời điểm chuyển mùa, ban ngày nắng nóng đêm chuyển lạnh nên cá nuôi rất dễ bị sốc, dễ nhiễm bệnh do biến đổi môi trường. Ngoài ra, cần tăng cường sục khí hay bơm nước tạo dòng chảy nhằm tạo oxy hòa tan vào nước để cá nuôi hô hấp được tốt hơn.


Viết Đào

Các tin khác


Ban Kinh tế - Ngân sách (HĐND tỉnh): Giám sát tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư công

(HBĐT) - Chiều 4/10, đoàn giám sát của Ban Kinh tế - Ngân sách (HĐND tỉnh) do đồng chí Nguyễn Tiến Sinh, Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy, Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách làm trưởng đoàn đã giám sát tình hình thực hiện Nghị quyết số 203/NQ-HĐND của HĐND tỉnh về kế hoạch đầu tư công (ĐTC) năm 2023 tại Sở KH&ĐT. Tham dự có đồng chí Nguyễn Thị Cẩm Phương, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh.    

Việt Nam khẳng định vai trò trên thị trường LNG toàn cầu

Theo trang nasdaq.com (Mỹ) ngày 3/10, Việt Nam đang có vai trò lớn hơn trên thị trường khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) toàn cầu.

Tổng nguồn vốn khả dụng của ngân hàng, tổ chức tín dụng tăng 8,7%

(HBĐT) - 9 tháng năm nay, các ngân hàng, tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh chấp hành nghiêm quy định của Ngân hàng Nhà nước về lãi suất huy động và cho vay. Tổng nguồn vốn khả dụng đến 31/8/2023 đạt 43.948 tỷ đồng, tăng 8,7% so với thời điểm 31/12/2022. Trong đó, vốn huy động tại chỗ từ tổ chức kinh tế và dân cư đạt 32.099 tỷ đồng, ước thực hiện đến 30/9 tăng 8,2% so với cuối năm 2022. Huy động tiền gửi từ dân cư chiếm 72,4% trong tổng nguồn vốn huy động.

Xã Lỗ Sơn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao giá trị kinh tế

(HBĐT) - Những năm gần đây, việc chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả sang những loại cây trồng có giá trị kinh tế cao được xã Lỗ Sơn (Tân Lạc) đẩy mạnh thực hiện. Người dân tận dụng tiềm năng, lợi thế của địa phương phát triển các loại cây trồng mới, có giá trị kinh tế. Nhiều mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng hiệu quả góp phần giúp các hộ ổn định cuộc sống, nâng cao thu nhập trên cùng diện tích canh tác.

Đồng USD chạm mức cao mới của 11 năm

Đồng USD đã chạm mức cao mới của 11 năm trong phiên 3/10, đẩy đồng yen xuống vùng có nguy cơ phải can thiệp, sau khi số liệu kinh tế mạnh mẽ của Mỹ đã thúc đẩy quan điểm rằng Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ giữ lãi suất cao trong một thời gian dài.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục