(HBĐT) - Những năm gần đây, người dân huyện Kim Bôi tập trung phát triển kinh tế theo hướng trồng rừng sản xuất. Phát triển kinh tế rừng đem lại những lợi ích thiết thực về KT-XH, bảo vệ rừng đầu nguồn, bảo vệ môi trường, tăng độ che phủ rừng và tạo việc làm tại chỗ, đảm bảo nguồn thu nhập ổn định, góp phần xóa đói - giảm nghèo cho người dân địa phương.
Nông dân xã Kim Bôi (Kim Bôi) chăm sóc rừng trồng.
Thăm mô hình phát triển kinh tế đồi rừng kết hợp chăn nuôi của gia đình ông Bùi Văn Tâm, xóm Cuôi, xã Bình Sơn. Trước đây gia đình ông rất khó khăn do quanh năm chỉ trồng sắn, ngô trên đất đồi, hiệu quả kinh tế thấp. Xác định ở đồi núi chỉ trồng rừng, bám rừng mới đem lại hiệu quả kinh tế, đảm bảo cuộc sống lâu dài. Trồng rừng mang lại nhiều lợi ích, vừa phủ xanh đất trống đồi trọc, vừa thu lợi nhuận cao, gia đình ông bắt tay vào trồng rừng. Thời gian đầu gặp không ít khó khăn do thiếu vốn, kinh nghiệm, nhận thấy vấn đề quyết định đến sự thành bại trong sản xuất lâm nghiệp là khâu chọn giống và chăm sóc cây sau khi trồng, bởi thế ông sử dụng giống cây có nguồn gốc rõ ràng, chất lượng tốt của các đơn vị cung ứng uy tín và trồng rừng đúng quy trình, kỹ thuật.
Ông Tâm chia sẻ: Sau hơn 30 năm gắn bó, cần mẫn với quyết tâm vượt khó, làm giàu từ trồng rừng, đến nay gia đình tôi đã có trên 10 ha keo lấy gỗ gồm nhiều chu kỳ khác nhau. Vì vậy năm nào cũng có thu hoạch từ 1 - 3 ha. Sau khi trừ chi phí cho thu nhập 100 triệu đồng/năm từ trồng rừng. Đây cũng là nguồn thu nhập đáng kể giúp gia đình trở thành hộ khá trong xóm và có thêm vốn để đầu tư trồng rừng.
Bình Sơn là xã đặc biệt khó khăn của huyện Kim Bôi, toàn xã có 5.700 ha rừng theo quy hoạch, phân bố đều ở 4 xóm. Xác định lợi ích to lớn của việc trồng rừng kinh tế trong phát triển KT-XH, nâng cao đời sống người dân, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã nhiệm kỳ 2020 - 2025 khẳng định tiếp tục thực hiện tốt chương trình trồng rừng kinh tế để giảm nghèo bền vững. Đồng chí Bùi Văn Luận, Phó Chủ tịch UBND xã Bình Sơn cho biết: Phát triển kinh tế rừng góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, cải thiện môi trường sinh thái. Năng suất bình quân rừng trồng đạt 65 - 70 m3/ha/chu kỳ, có thời điểm đạt 120 - 130 m3/ha/chu kỳ (chu kỳ khoảng 6 - 7 năm); thu nhập bình quân đạt từ 100 - 120 triệu đồng/ha/chu kỳ. Nhiều hộ kết hợp chăn nuôi gà, dê, bò dưới tán rừng cho thu nhập vài trăm triệu đồng mỗi năm. Nhờ đó năm 2022, thu nhập bình quân đầu người của xã đạt trên 31 triệu đồng. Tỷ lệ hộ nghèo còn 7,8%.
Huyện Kim Bôi có tổng diện tích tự nhiên 54.950 ha, trong đó diện tích đất lâm nghiệp 40.562 ha, chiếm trên 73% diện tích toàn huyện, riêng rừng sản xuất có diện tích trên 21.000 ha, đây là điều kiện thuận lợi cho huyện đẩy mạnh phát triển kinh tế lâm nghiệp. Kim Bôi được đánh giá là địa phương có tổng diện tích rừng trồng lớn nhất tỉnh. Trong 9 tháng năm 2023, toàn huyện trồng được gần 970 ha rừng sau khai thác, đạt 121% kế hoạch tỉnh giao; giá trị sản xuất lĩnh vực lâm nghiệp ước đạt 128,5 tỷ đồng. Toàn huyện hiện có 1.607,2ha rừng được cấp chứng chỉ quản lý rừng FSC.
Đồng chí Bùi Thị Thuận, Phó trưởng phòng NN&PTNT huyện Kim Bôi cho biết: Thực hiện khâu đột phá về phát triển kinh tế đồi rừng, huyện tăng cường sự lãnh đạo của các cấp về trồng rừng, phát triển vốn rừng theo chủ trương, kế hoạch của tỉnh; tiếp tục rà soát diện tích rừng, duy trì ổn định độ che phủ rừng từ 49% trở lên. Công tác tuần tra, canh gác bảo vệ rừng và xử lý nghiêm hành vi vi phạm lâm luật được các ngành tiến hành thường xuyên, chú trọng khu vực rừng phòng hộ xung yếu; thực hiện cắm mốc phân định ranh giới từng loại rừng để xây dựng phương án chuyển đổi rừng sau rà soát. Để sản xuất, kinh doanh rừng bền vững, huyện thực hiện xã hội hóa nghề rừng, đưa nghề rừng dần trở thành ngành kinh tế chính của huyện. Hầu hết diện tích đất lâm nghiệp, đất đồi được trồng và khoanh nuôi bảo vệ. Nguồn lợi từ kinh tế đồi rừng tiếp tục trở thành nguồn thu chiếm tỷ trọng khá, nhiều gia đình đã thoát nghèo và vươn lên làm giàu từ kinh tế đồi rừng.
Bùi Thoa
(Trung tâm VH-TT&TT huyện Kim Bôi)
(HBĐT) - Dòng chảy của sông Đà tồn tại cùng biết bao thế hệ con người Hoà Bình. Không chỉ góp phần tạo ra nguồn điện hoà vào điện lưới quốc gia, thu hút khách du lịch bởi giá trị lịch sử và cảnh quan hùng vĩ, từ vùng hồ sông Đà, những sản phẩm thuỷ sản chất lượng đã được xây dựng thành món quà OCOP chứa đựng những tinh hoa, giá trị của sản vật và cả tâm huyết của người sản xuất.
(HBĐT) -Trong bối cảnh cuộc Cách mạng 4.0 diễn ra mạnh mẽ và sâu rộng, thực hiện chuyển đổi số (CĐS), tỉnh ta tiếp tục xác định người dân là trung tâm và trụ cột của xã hội, tạo ra không gian số tiện ích, an toàn. Với mục tiêu đó, ứng dụng Công dân số (CDS) Hòa Bình đã ra đời, trở thành nền tảng CDS đầu tiên của tỉnh, hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.
Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, lực bán áp đảo trên thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới trong ngày hôm qua (23/10), kéo chỉ số MXV-Index chốt ngày giảm 0,86% xuống 2.241 điểm.
Sau khi giảm mạnh vào kỳ điều hành hôm (11/10), giá xăng, dầu đã tăng trở lại từ 15h00 chiều nay (23/10).
Nhiệm vụ từ nay đến cuối năm 2023 và năm 2024 đặt ra là rất nặng nề và có ý nghĩa quan trọng, đòi hỏi các cấp, các ngành, các địa phương phát huy tinh thần đoàn kết, chung sức, đồng lòng, năng động, đổi mới, sáng tạo, linh hoạt, không lùi bước trước khó khăn, thách thức, quyết tâm cao hơn, nỗ lực lớn hơn, hành động quyết liệt hơn, bảo đảm có trọng tâm, trọng điểm.
(HBĐT) - Thị trường bất động sản đang thanh lọc để minh bạch và bền vững hơn. Đây cũng có thể được coi là là thời điểm phù hợp để nhà đầu tư mua bất động sản giá trị thực với những yếu tố căn bản: vị trí, pháp lý, tiềm năng gia tăng lợi nhuận…
Cơ hội để "đi trước đón đầu”.