Nguyễn Huy Nhuận 
TUV, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Hòa Bình

(HBĐT) - Hòa Bình là tỉnh cửa ngõ vùng Tây Bắc của Tổ quốc, cầu nối giữa vùng Tây Bắc với Thủ đô Hà Nội và các tỉnh vùng đồng bằng Bắc Bộ. Trên địa bàn tỉnh có hệ thống sông, suối khá dày đặc, đất đai phì nhiêu, địa hình chủ yếu là núi rừng, xen kẽ giữa các sườn núi là thung lũng hẹp. 


Đồng chí Nguyễn Huy Nhuận, TUV, Giám đốc Sở NN&PTNT và các đại biểu tại hội nghị đánh giá, phân hạng các sản phẩm OCOP năm 2022.

Đặc biệt, Hòa Bình được thiên nhiên ưu đãi ban tặng vùng hồ sông Ðà như một dải lụa đẹp và thơ mộng, được ví như "Vịnh Hạ Long trên cạn”, có đầy đủ vịnh, đảo, bán đảo và thấp thoáng các bản của đồng bào dân tộc Mường, Dao, Tày tạo nên bức tranh sơn thủy hữu tình, chứa đựng tiềm năng nuôi trồng thuỷ sản và phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, du lịch cộng đồng.

Những năm gần đây, Hòa Bình ưu tiên nguồn lực cho phát triển kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn gắn với tiềm năng, thế mạnh, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh của tỉnh. Với vai trò là trụ đỡ của nền kinh tế, ngành nông nghiệp tiếp tục khẳng định được thế mạnh với nhiều sản phẩm nông sản chất lượng cao. Diện tích, năng suất, sản lượng các nhóm sản phẩm chủ lực đều đạt và vượt kế hoạch với trên 100.000 ha; 9 sản phẩm chủ lực đã xác định trong tiến trình cơ cấu lại nông nghiệp của tỉnh (lúa gạo chất lượng cao; cây có múi; cá nuôi lồng; đại gia súc và rừng trồng gỗ lớn) đã đem lại nhiều hiệu quả rõ ràng, có tác dụng thúc đẩy toàn ngành và lan tỏa sang các ngành kinh tế khác. Tỉnh Hoà Bình đã xây dựng thành công 123 sản phẩm OCOP, trong đó có 24 sản phẩm được chứng nhận tiêu chuẩn 4 sao và nhiều sản phẩm đã xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Vương quốc Anh, EU và Mỹ… 

Trong lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản đóng góp tỷ trọng khá cao trong tăng trưởng của ngành, trong đó chủ yếu là nghề nuôi cá lồng trên lòng hồ sông Đà. Với diện tích mặt nước lớn, nuôi trồng thủy sản được đánh giá là một trong những tiềm năng khác biệt, lợi thế so sánh của tỉnh. Hiện nay, toàn tỉnh có 2,7 nghìn ha mặt nước và 4,94 nghìn lồng nuôi cá. Sản lượng thu hoạch ước đạt 9,21 nghìn tấn. Cục Sở hữu trí tuệ đã cấp chứng nhận nhãn hiệu "Cá Sông Đà - Hòa Bình” và "Tôm Sông Đà - Hòa Bình”. Sản phẩm cá, tôm sông Đà nổi tiếng khắp các tỉnh, thành phố trong cả nước, đã tạo nguồn thu lớn của tỉnh, của người dân làm nghề chài lưới và nuôi trồng thủy sản trên dòng sông Đà.     

Cùng với phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Hòa Bình có nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, tiêu biểu nhất như văn hoá Hoà Bình của người Mường cổ với các di sản nổi tiếng như Mo Mường, Sử thi Đẻ đất - đẻ nước...; văn hóa ẩm thực đa dạng, phong phú, nhiều sản vật địa phương nổi tiếng như cơm lam, lợn dân tộc, cá sông Đà, rượu cần, cam Cao Phong, mía tím... Có nhiều địa điểm du lịch giàu tiềm năng như động thác Bờ, bản Lác (Mai Châu), bản Giang Mỗ (Bình Thanh - Cao Phong), Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình... Đặc biệt là Khu du lịch hồ Hòa Bình đã được quy hoạch là 1 trong 12 khu du lịch quốc gia trong khu vực.

Hiện nay, phát triển thuỷ sản gắn với du lịch sinh thái là hướng đi hiệu quả đối với các địa phương có lợi thế về vùng hồ. Trong những năm qua, ngành NN&PTNT tỉnh Hoà Bình đã đẩy mạnh phát triển nuôi trồng thuỷ sản vùng hồ Hoà Bình gắn với phát triển du lịch sinh thái. Tỉnh tập trung xây dựng vùng sản xuất cá sạch theo tiêu chuẩn VieGAP, tiếp tục hướng tới xây dựng mã vùng trồng thuỷ sản phục vụ xuất khẩu. Bảo tồn, phát triển các loài cá đặc sản có chất lượng, giá trị cao; ứng dụng công nghệ nuôi trồng cải tiến gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu. Phát triển nuôi thuỷ sản mục đích làm cảnh, giải trí đô thị, khu du lịch. Khuyến khích, hỗ trợ phát triển nuôi trồng thuỷ sản gắn với du lịch, các hoạt động giáo dục, du lịch sinh thái, tham quan trải nghiệm. 
Nhằm nâng cao hiệu quả ngành nuôi trồng, chế biến thuỷ sản gắn với phát triển du lịch sinh thái, UBND tỉnh Hòa Bình phối hợp với Bộ NN&PTNT tổ chức Lễ hội cá tôm sông Đà tỉnh Hòa Bình lần thứ nhất; Hội chợ Nông nghiệp và triển lãm sản phẩm OCOP khu vực trung du, miền núi phía Bắc năm 2023. Lễ hội diễn ra nhiều hoạt động hấp dẫn như: Lễ cầu ngư và thả hoa đăng trên sông Đà; tổ chức trưng bày, giới thiệu di sản văn hóa, tinh hoa ẩm thực văn hóa truyền thống dân tộc Mường; trưng bày các gian hàng sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm  OCOP; bán đấu giá sản phẩm cá đặc sản hồ Hòa Bình; tổ chức thi câu trên lòng hồ Hòa Bình; thả cá tái tạo nguồn lợi thủy sản trên hồ Hòa Bình và các hội nghị, tọa đàm chuyên ngành thủy sản sẽ góp phần quảng bá các sản phẩm nông nghiệp đặc sắc riêng có của tỉnh Hòa Bình; giới thiệu hình ảnh ấn tượng về tiềm năng, thế mạnh, cảnh quan và bản sắc văn hóa truyền thống của tỉnh Hòa Bình nói chung, khu du lịch vùng hồ sông Đà nói riêng.

Đồng thời, kích cầu phát triển du lịch và thu hút mở rộng thị trường khách du lịch trong và ngoài nước đến với tỉnh Hòa Bình; thúc đẩy sự phát triển của ngành thủy sản và các sản phẩm từ cá, tôm sông Đà; đẩy mạnh quảng bá, khẳng định thương hiệu có bản quyền gắn với sản phẩm nông nghiệp là quyền Chủ sở hữu hai nhãn hiệu đặc sản "Tôm sông Đà Hòa Bình” và "Cá sông Đà Hòa Bình”. Từ đó xây dựng hình ảnh thủ phủ cá, tôm sông Đà trở thành một trong những ngành kinh tế trọng điểm của tỉnh Hoà Bình.

Lễ hội cũng tạo cơ hội giao lưu kinh tế, xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư cho các sản phẩm, dự án nông nghiệp; tìm kiếm cơ hội liên kết vùng cho các địa phương trong khu vực cùng đồng hành, thúc đẩy sự phát triển chung của ngành NN&PTNT hướng đến thị trường xuất khẩu. Hỗ trợ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, trang trại, cơ sở sản xuất, thương mại vùng trung du, miền núi phía Bắc nói riêng và toàn quốc nói chung được mua bán trao đổi, giao dịch trực tiếp với các doanh nghiệp thu mua, chế biến hàng nông, lâm, thủy sản trong cả nước. 

Các tin khác


Kiểm tra công tác chuẩn bị Lễ hội cá tôm sông Đà

(HBĐT) - Sáng 25/10, đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và đoàn công tác đã kiểm tra công tác chuẩn bị Lễ hội cá tôm sông Đà tỉnh Hoà Bình lần thứ nhất, Hội chợ nông nghiệp và triển lãm sản phẩm OCOP khu vực trung du, miền núi phía Bắc năm 2023. 

Huyện Kim Bôi: Phát triển kinh tế rừng

(HBĐT) - Những năm gần đây, người dân huyện Kim Bôi tập trung phát triển kinh tế theo hướng trồng rừng sản xuất. Phát triển kinh tế rừng đem lại những lợi ích thiết thực về KT-XH, bảo vệ rừng đầu nguồn, bảo vệ môi trường, tăng độ che phủ rừng và tạo việc làm tại chỗ, đảm bảo nguồn thu nhập ổn định, góp phần xóa đói - giảm nghèo cho người dân địa phương.

Mở ra cơ hội hợp tác đầu tư với các doanh nghiệp tại Vương quốc Anh

(HBĐT) -Từ ngày mùng 8 - 14/10, tỉnh Hòa Bình đã tham gia Chương trình quảng bá địa phương Việt Nam tại Vương quốc Anh. Đây là hoạt động thường niên do Bộ Ngoại giao tổ chức nhằm đồng hành, hỗ trợ các địa phương tăng cường kết nối hợp tác với các đối tác nước ngoài. Đoàn công tác tỉnh Hòa Bình do đồng chí  Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh dẫn đầu đã tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch (XTĐT,TM&DL) để giới thiệu, quảng bá tiềm năng, thế mạnh và môi trường đầu tư của tỉnh Hòa Bình đến với các nhà đầu tư (NĐT), doanh nghiệp (DN) tại Vương quốc Anh. 

Hội Nông dân xã Phú Thành: Hiệu quả từ phong trào thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi

(HBĐT) - Những năm qua, Hội Nông dân (HND) xã Phú Thành (Lạc Thủy) đã triển khai thực hiện hiệu quả phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh (SXKD) giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững, góp phần quan trọng vào nhiệm vụ phát triển KT-XH của địa phương.

10 tháng, thu ngân sách Nhà nước đạt trên 71% dự toán

(HBĐT) - Trong tháng 10, tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện Lạc Thủy ước thực hiện 2.389 triệu đồng, lũy kế 10 tháng đạt 110.928 triệu đồng, đạt 71,57% dự toán UBND tỉnh giao, đạt 27,49% nghị quyết HĐND huyện giao. Tổng thu ngân sách huyện ước thực hiện tháng 10 đạt 43.181 triệu đồng, lũy kế 10 tháng đạt 596.850 triệu đồng, đạt 111,13% dự toán UBND tỉnh giao, đạt 80% nghị quyết HĐND huyện giao. Tổng chi ngân sách huyện ước thực hiện tháng 10 đạt 42.714 triệu đồng, lũy kế 10 tháng đạt 591.461 triệu đồng, đạt 110,13% dự toán UBND tỉnh giao, đạt 79,27% nghị quyết HĐND huyện giao.

Công khai người nộp thuế nợ thuế đến ngày 30/9/2023

(HBĐT) - Căn cứ Điều 19, Điều 26 và Điều 100 Luật Quản lý thuế ngày 13/6/2019; Căn cứ điểm g, khoản 1, Điều 29 - Nghị định số 126/2020/NĐ-CP, ngày 19/10/2020 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế; Căn cứ dữ liệu trên hệ thống Quản lý thuế tập trung tại cơ quan thuế và tình hình chấp hành nghĩa vụ nộp thuế của người nộp thuế. Cục Thuế tỉnh Hòa Bình có Công văn số 4860/CTHBI-QLN, ngày 19/10/2023 đề nghị Báo Hòa Bình, Đài PT&TH tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông (Cổng thông tin điện tử tỉnh Hòa Bình) công khai danh sách người nộp thuế trên địa bàn tỉnh Hòa Bình có số tiền thuế, tiền phạt và tiền chậm nộp chưa nộp ngân sách Nhà nước đến thời điểm 30/9/2023; Báo Hòa Bình đăng tải công khai danh sách người nộp thuế nợ thuế như sau:

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục