(HBĐT) - Ngày 31/10, Sở NN&PTNT tổ chức tọa đàm "Giải pháp bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản lưu vực sông Đà". Dự tọa đàm có đại diện Trung tâm Khuyến nông quốc gia, Cục Thủy sản, đại diện một số sở, ngành liên quan của tỉnh, một số doanh nghiệp, hợp tác xã nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh; đại diện lãnh đạo, nông dân tiêu biểu tại các xã có diện tích nuôi trồng thủy sản thuộc 2 huyện Mai Châu, Đà Bắc.



Toàn cảnh tọa đàm.

Trên địa bàn tỉnh có 5 sông chảy qua, 308 hồ chứa loại lớn, vừa và nhỏ tạo thành các thủy vực lớn giúp hệ sinh thái thủy sinh phong phú, đa dạng. Hồ thủy điện Hòa Bình thuộc địa phận tỉnh có diện tích mặt nước 8.890 ha, phân bố ở 4 huyện, 1 thành phố với 19 xã ven hồ. Nguồn lợi thủy sản của các hồ phong phú về giống, loài; là nơi sinh sống, trú ngụ của nhiều loài thủy sản quý hiếm như: cá dầm xanh, cá anh vũ, lăng, chiên... và nhiều loại thủy sản khác. 

Tuy nhiên, những năm qua, hoạt động của con người đã vô tình làm ảnh hưởng đến nguồn lợi thủy sản. Trong đó có một số nguyên nhân như: Cộng đồng chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản; do sức ép của việc tăng dân số, số lượng người, phương tiện, ngư cụ tham gia khai thác thủy sản ngày càng tăng; việc đô thị hóa vùng ven sông, hồ với tốc độ nhanh, chất lượng nguồn nước bị suy giảm...

Tại tọa đàm, đại diện các ngành, đơn vị chuyên môn đã trao đổi, giải đáp thắc mắc của nông dân, người sản xuất, nuôi trồng thủy sản tại các địa phương, tập trung vào những nội dung: Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và thực thi pháp luật; rác thải, môi trường ảnh hưởng đến sinh hoạt của nhân dân vùng hồ; nguồn giống tốt để nuôi trồng thủy sản hiệu quả; xử lý các hành vi khai thác tận diệt nguồn thủy sản; hỗ trợ các xã vùng hồ sông Đà trong nuôi trồng thủy sản; sinh kế của người dân vùng hồ...

Thông qua tọa đàm nhằm nâng cao nhận thức, kiến thức về pháp luật liên quan cho lãnh đạo, nông dân nuôi trồng thủy sản về việc bảo vệ, khai thác nguồn lợi thủy sản; tránh tình trạng đánh bắt tận diệt bằng chất độc, chất nổ, xung điện, góp phần cải thiện sinh kế cho người dân sinh sống tại vùng hồ. Đồng thời, từng bước tái tạo các loài thủy sản có nguy cơ bị đe dọa hoặc tuyệt chủng.


T.H


Các tin khác


Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Huyện Lạc Sơn: Tổng đàn vật nuôi có trên 1,3 triệu con

Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Sơn, hiện nay, tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện đạt trên 1,3 triệu con.

Đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn thành lập thị xã Lương Sơn

Ngày 26/4, Ban chỉ đạo hoàn thiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn của tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn. Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo chủ trì hội nghị.

Cựu chiến binh huyện Lạc Thủy thi đua làm kinh tế giỏi

Những năm qua, phong trào "Cựu chiến binh (CCB) thi đua làm kinh tế giỏi" trên địa bàn xã Hưng Thi (Lạc Thủy) có sức lan tỏa sâu rộng, được các hội viên nhiệt tình hưởng ứng. Từ phong trào xuất hiện nhiều CCB điển hình, gương mẫu trong phát triển kinh tế, trở thành tấm gương trong lao động sản xuất, đóng góp vào công cuộc xây dựng, phát triển quê hương ngày càng giàu đẹp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục