(HBĐT) - Thời gian qua, mặc dù tỉnh và các sở, ngành, huyện, thành phố quyết liệt chỉ đạo, tìm cách tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản (BĐS), nhưng nhìn chung tình hình vẫn chưa có tín hiệu cải thiện.


Người dân TP Hoà Bình mong chờ thị trường bất động sản thanh khoản trở lại. Ảnh: Một nhà dân rao bán đất tại khu dân cư số 7, phường Thịnh Lang (TP Hoà Bình).

Từ giữa năm đến nay, qua khảo sát nhận thấy một số khu vực tại các huyện, thành phố trong tỉnh như TP Hoà Bình, Lương Sơn, Kim Bôi, Lạc Thuỷ thời gian trước có một số phân khúc BĐS rất "nóng”. Tại nhiều địa phương có tình trạng doanh nghiệp, người dân phân lô bán nền theo cấp số nhân. Tuy nhiên, nhiều khu vực đất nền có hạ tầng tốt nhưng không mấy ai đến xây dựng nhà cửa. Các phân khúc khác như nhà ở hay shophouse cũng không có người đến ở, đang rơi vào tình trạng trầm lắng, ảm đạm.

Theo đại diện một doanh nghiệp đang đầu tư một vài dự án BĐS trên địa bàn tỉnh cho biết, hiện nay, thanh khoản thị trường rất yếu, gần như không có người quan tâm đến BĐS, kể cả khu vực trung tâm các huyện, thành phố.

Tìm hiểu thêm được biết, đội ngũ môi giới trên địa bàn tỉnh hơn 1 năm về trước hoạt động rầm rộ, đến nay đã rút quân bỏ lại thị trường. Đại bộ phận nhà đầu tư hiện đã "chôn” hết tiền của vào các loại BĐS, từ phân khúc đất nền, nhà phố, shophouse đến biệt thự nhà vườn, trang trại, đất đồi rừng… Những sản phẩm BĐS nhà đầu tư mua vào thời gian qua nhưng để sử dụng, khai thác rất ít, đa phần đầu cơ mua rồi để đó. Những nhà đầu tư "ôm” BĐS lúc đỉnh từ đầu năm 2021 - 2022 đến nay một là rất muốn bán cắt lỗ hoặc "ôm" chờ thời, tiếp tục gồng ngân hàng đợi giá tăng trở lại mới bán.

Đại diện một ngân hàng trên địa bàn TP Hòa Bình cho biết, thời gian qua, việc cho vay để đầu cơ mua bán BĐS rất ít. Không có nguồn vốn hỗ trợ từ ngân hàng không chỉ doanh nghiệp gặp khó khăn mà không ít nhà đầu tư nhỏ lẻ cũng trong tình cảnh tương tự, thị trường BĐS không có khách hàng để "thổi giá”, khó có thanh khoản. Anh Trọng, một nhà đầu tư BĐS lâu năm trên địa bàn TP Hòa Bình cho hay, bất cứ sản phẩm hay lĩnh vực đầu tư nào cũng có chu kỳ tăng giảm, BĐS cũng không ngoại lệ. Ngoài ra, thời gian qua do đầu tư theo phong trào, nhiều người thấy bạn bè, người thân đầu cơ đất đai thắng lớn cũng tham gia mong đổi đời. Tuy nhiên, BĐS là lĩnh vực đòi hỏi nhiều kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng và cả sự may mắn.

Anh Huyên là chủ một căn biệt thự hiện đại xây cuối năm 2020 tại khu vực trung tâm thương mại bờ trái sông Đà (TP Hoà Bình), sau gần 1 năm rao bán đến nay vẫn chưa có thanh khoản. Anh Huyên thừa nhận thời điểm này rất khó tìm được khách hàng giao dịch bởi ngân hàng siết chặt nguồn vốn vay tín dụng BĐS, trong khi tiền mặt không nhiều.

Trao đổi với các doanh nghiệp về lĩnh vực BĐS được biết, thực tế không phải là giá bán rẻ hay đắt mà là rất khó tìm kiếm khách hàng. Trong khi ngân hàng siết chặt cho vay đầu tư vào BĐS, hoặc có cho vay thì giá trị cũng rất thấp so với giá thực tại đang được rao bán nên rất khó thanh khoản. Tại huyện Lương Sơn - địa bàn trọng điểm về phát triển kinh tế của tỉnh, thị trường BĐS của huyện sau một thời gian sốt nóng hiện cũng trong tình cảnh ảm đạm chung. Năm 2023, HĐND huyện Lương Sơn giao thu ngân sách 2.583 tỷ đồng, trong đó cấp tỉnh thu 803 tỷ đồng, cấp huyện thu 1.780 tỷ đồng (thu tiền sử dụng đất 1.500 tỷ đồng, thu thuế và phí 280 tỷ đồng). Tuy nhiên, theo Chi cục Thuế huyện Lương Sơn, tính đến tháng 9/2023, huyện mới thu ngân sách được trên 200 tỷ đồng, trong đó tiền thu từ đất khoảng 5 tỷ đồng. 


Hồng Trung

Các tin khác


Bảo vệ, tái tạo, phát triển nguồn lợi thủy sản lưu vực sông Đà

(HBĐT) - Ngày 31/10, Sở NN&PTNT tổ chức tọa đàm "Giải pháp bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản lưu vực sông Đà". Dự tọa đàm có đại diện Trung tâm Khuyến nông quốc gia, Cục Thủy sản, đại diện một số sở, ngành liên quan của tỉnh, một số doanh nghiệp, hợp tác xã nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh; đại diện lãnh đạo, nông dân tiêu biểu tại các xã có diện tích nuôi trồng thủy sản thuộc 2 huyện Mai Châu, Đà Bắc.

Huyện Lạc Thuỷ: Thúc đẩy liên kết sản xuất giữa hợp tác xã, tổ hợp tác với doanh nghiệp

(HBĐT) - Ngày 31/10, Liên minh Hợp tác xã (HTX) tỉnh phối hợp UBND huyện Lạc Thuỷ tổ chức hội nghị liên kết sản xuất giữa HTX, tổ hợp tác với doanh nghiệp.

Nghiệm thu 2 đề án khuyến công quốc gia tại thành phố Hòa Bình

(HBĐT) - Trung tâm Khuyến công và tư vấn phát triển công nghiệp 1, Cục Công Thương địa phương (Bộ Công Thương) phối hợp Trung tâm Khuyến công và tư vấn phát triển công nghiệp tỉnh vừa tổ chức nghiệm thu 2 đề án khuyến công quốc gia năm 2023 tại TP Hòa Bình.

Hội nghị trực tuyến về hoàn thiện Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII

(HBĐT) - Sáng 31/10, Văn phòng Chính phủ phối hợp với Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc về hoàn thiện Kế hoạch thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII). Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu của tỉnh có đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ngành và Công ty Điện lực Hoà Bình.

Đa dạng sản phẩm OCOP dược liệu

(HBĐT) - Tỉnh Hòa Bình hiện có 123 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên, trong đó nhiều sản phẩm OCOP thuộc nhóm dược liệu đã khẳng định được uy tín, thương hiệu trên thị trường.

Huyện Yên Thủy xây dựng thương hiệu cho sản phẩm OCOP

(HBĐT) - Tính đến thời điểm này, huyện Yên Thủy xây dựng được 21 sản phẩm OCOP (có 3 sản phẩm 4 sao). Các sản phẩm OCOP của huyện từng bước tạo dựng được niềm tin về chất lượng đối với người tiêu dùng. Để đạt được kết quả đó, huyện đã hỗ trợ các chủ thể nâng cao chất lượng sản phẩm, quảng bá, giới thiệu sản phẩm đến người tiêu dùng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục