Những ngày qua, trên địa bàn huyện Đà Bắc cũng như các địa phương trong tỉnh trải qua đợt rét mới, nhiều khu vực vùng cao nhiệt độ về đêm xuống thấp. Để bảo vệ đàn vật nuôi, các hộ dân ở huyện Đà Bắc đã tăng cường che chắn chuồng trại, chủ động nguồn thức ăn cho vật nuôi.


Trong những ngày trời rét, gia đình bà Lường Thị Sọ, xóm Bao, xã Giáp Đắt (Đà Bắc) quản lý đàn bò tại chuồng.

Giáp Đắt là một trong những xã vùng cao của huyện Đà Bắc, mùa đông có khí hậu khá khắc nghiệt. Những ngày qua, về Giáp Đắt đã cảm nhận rõ cái rét buốt của mùa đông, nhất là vào sáng sớm và ban đêm. Chăn nuôi trâu, bò, dê là một trong những nguồn thu nhập quan trọng của bà con. Xóm Bao cách UBND xã hơn 5 km, hầu như hộ nào cũng chăn nuôi gia súc. Do địa hình đồi núi nên những ngày này, nhiệt độ ban đêm ở xóm Bao xuống thấp, người dân phải lùa gia súc về chuồng để quản lý. Gia đình bà Lường Thị Sọ duy trì chăn nuôi hàng chục năm qua, hiện có 3 con bò, 1 con trâu. Theo bà Sọ, những năm trước, trâu, bò chết nhiều trong mùa đông. Nguyên nhân do bà con vẫn chăn thả gia súc vào rừng, không đưa về chuồng để quản lý. Còn 2 năm gần đây, qua tuyên truyền của các cấp chính quyền, gia đình bà và nhiều hộ đã quan tâm đến công tác phòng, chống đói, rét cho đàn vật nuôi trong mùa đông.

"Sau vụ gặt vừa rồi, gia đình tôi đã chuyển hết rơm vào trong lều để dự trữ, chuẩn bị thức ăn cho trâu, bò trong những ngày rét đậm, rét hại không thể thả vào rừng được. Mấy hôm nay khá rét rồi, ban ngày nắng ấm hơn gia đình vẫn thả lên đồi sau nhà, chiều thì lùa về chuồng. Thời tiết lạnh phải quây bạt cho chuồng kín gió, hôm nào rét quá thì nhốt ở chuồng cho ăn rơm, cắt thêm cỏ cho bò ăn, chứ không thả nữa”, bà Sọ chia sẻ.

Cùng xóm với gia đình bà Sọ, thu nhập chính của gia đình chị Sa Thị Đầy cũng đến từ chăn nuôi, đặc biệt là nuôi dê với số lượng hơn 10 con. Chị Đầy cho biết, ngày thường, gia đình sẽ thả dê lên đồi vào đầu buổi sáng, đến cuối buổi chiều thì lùa về chuồng. Tuy nhiên những ngày này, thời tiết về đêm và sáng khá lạnh, có sương nên gia đình thả dê sau khi mặt trời mọc, sương đã tan vì khi dê ăn cỏ còn có sương muối dễ bị bệnh về đường tiêu hoá. Còn chuồng trại thì dùng bạt che kín gió. Những hôm lạnh quá gia đình sẽ đốt lửa để sưởi ấm cho dê, đi cắt cỏ cho dê ăn, chứ không thả vào rừng.

Qua ghi nhận thực tế, đa số người chăn nuôi trên địa bàn huyện Đà Bắc đã có ý thức phòng, chống đói, rét cho đàn vật nuôi. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hộ chuồng trại khá sơ sài, nhất là thói quen thả rông gia súc vào rừng, thiếu sự quản lý. Đồng chí Bàn Anh Thắng, Phó Trưởng phòng NN&PTNT huyện Đà Bắc cho biết: Huyện có tổng đàn trâu trên 8,6 nghìn con, đàn bò trên 10,2 nghìn con, đàn dê trên 8 nghìn con, hơn 364 nghìn con gia cầm và trên 27 nghìn con lợn. Để chủ động phòng, chống đói, rét cho đàn vật nuôi, cơ quan chuyên môn và các xã, thị trấn đã khuyến cáo người chăn nuôi trồng cỏ, trồng ngô dày trên diện tích đất không sử dụng, đất hoang, đất ven đồi để cung cấp thức ăn thô, xanh cho trâu, bò. Đặc biệt, trong những ngày giá rét, người chăn nuôi cần chủ động gia cố, che chắn lại chuồng trại và bổ sung thêm chất dinh dưỡng cho vật nuôi.


Viết Đào

Các tin khác


Đồng hành cùng doanh nghiệp, tạo sức bật cho phát triển

Phát biểu tại Hội nghị gặp mặt doanh nghiệp (DN), nhà đầu tư, hợp tác xã Xuân Giáp Thìn, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khánh khẳng định: "Với phương châm chính quyền đồng hành cùng DN, Hòa Bình luôn xác định thành công của DN cũng là thành công của tỉnh; khó khăn, vướng mắc của các DN là trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp”. Phương châm đó được thực hiện xuyên suốt, hiệu quả, tạo nên dấu ấn trong quá trình phát triển của tỉnh và cộng đồng DN trong tỉnh.

Huyện Yên Thủy lan tỏa phong trào xây dựng vườn mẫu

Với sự hỗ trợ của huyện và sự vào cuộc của các phòng, ban, ngành, người dân…, thời gian qua, huyện Yên Thủy đã triển khai có hiệu quả Đề án hỗ trợ xây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu và vườn mẫu thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới huyện Yên Thủy, giai đoạn 2021 - 2025. Huyện tích cực vận động, hỗ trợ người dân cải tạo vườn tạp, hình thành những mô hình vườn mẫu cho hiệu quả kinh tế cao.

Những người thực hiện hoài bão đưa nông sản “xuất ngoại”

Với lợi thế sẵn có về khí hậu, đất đai, nông sản phong phú, nhiều tiềm năng... ngành nông nghiệp tỉnh đã và đang nỗ lực thu hút các doanh nghiệp, tổ chức, HTX đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp chế biến, từng bước khẳng định vị thế một số nông sản đặc trưng địa phương trên thị trường quốc tế. Trong đó, tín hiệu tích cực trong xuất khẩu nông sản những năm gần đây có sự đóng góp không nhỏ của những người "nặng lòng” với nông nghiệp địa phương.

Đất thức Kim Bôi

Chúng tôi cảm nhận rõ nét sự thay đổi trong tư duy, nhận thức, cách làm, trong diện mạo vùng đất Kim Bôi thời điểm cán bộ và nhân dân nỗ lực thi đua lập thành tích chào mừng ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, ngày Quốc tế Lao động. Cấp ủy, chính quyền đổi mới và nâng cao hiệu quả chỉ đạo, điều hành, tập trung chỉ đạo những nhiệm vụ chính trị, trọng tâm đột phá. Kim Bôi đã định hình được hướng phát triển, chú trọng cải thiện môi trường đầu tư, hỗ trợ các dự án đầu tư vào lĩnh vực đô thị, du lịch, dịch vụ, khai thác tiềm năng nguồn nước khoáng, cảnh quan thiên nhiên.

Cao Phong - miền quê trù phú, giàu bản sắc

Cao Phong nổi tiếng với đặc sản mía, cam, bản sắc văn hóa độc đáo, đa dạng của các dân tộc anh em. Miền quê trù phú, giàu bản sắc đang trên đà phát triển, khẳng định thế mạnh và hướng đi đúng đắn trong phát triển KT-XH.

Thành phố Hòa Bình bắt nhịp đà tăng trưởng

Thành phố Hòa Bình đã và đang có những đổi thay mạnh mẽ về hệ thống hạ tầng, phát triển đô thị, tạo ra sức sống, diện mạo mới và đảm đương tốt vị trí đầu tàu về KT-XH của tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục