UBND tỉnh phối hợp chặt chẽ với Bộ NN&PTNT tập trung chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB), xây dựng tái định cư (TĐC), tổ chức thi công dự án hồ chứa nước Cánh Tạng, đặt mục tiêu hoàn thành toàn bộ công trình đầu mối vào năm 2024, hoàn thành toàn bộ dự án vào tháng 6/2026, trước kế hoạch 6 tháng.


Chủ đầu tư chỉ đạo nhà thầu huy động tối đa máy móc, nhân lực thi công các hạng mục hồ chứa nước Cánh Tạng.

Dự án hồ chứa nước Cạnh Tạng những ngày cuối năm như một đại công trường, hàng trăm phương tiện, máy móc được huy động để vận chuyển đất đá, lu lèn lòng hồ, thi công kênh dẫn dòng, vai trái, vai phải đập. Công trình đại thuỷ nông đã có hình hài, có cửa nhận nước, nhiều phần kè đập đã được được gia cố, thảm bê tông, thảm cỏ… Tất cả đang chạy đua với thời gian phấn đấu triển khai các hạng mục công trình đầu mối theo kế hoạch. 

Dự án hồ chứa nước Cánh Tạng được coi là công trình đại thuỷ nông lớn của miền Bắc, có tổng mức đầu tư được điều chỉnh lại trên 4.128 tỷ đồng, dung tích hồ chứa khoảng 91 triệu m3, quy mô đập chính cao 53,23m, dài 850,5m; đập phụ cao 36,5m, dài 160,5m. Xây dựng hệ thống đường ống cấp nước dài khoảng 36km (đường ống chính dài khoảng 19km, đường ống nhánh dài khoảng 17km), nhằm cấp nước tưới cho  khoảng 6.460 ha đất canh tác của 13 xã thuộc 2 huyện Lạc Sơn, Yên Thuỷ, tưới cho hàng nghìn ha của huyện Thạch Thành (Thanh Hoá), cấp nước cho khu công nghiệp Lạc Thịnh và cấp nước sinh hoạt cho thị trấn Vụ Bản. 

Đây là 1 trong 4 dự án trọng điểm của Bộ NN&PTNT và là dự án trọng điểm của tỉnh. Vì vậy dự án nhận được sự quan tâm đặc biệt của Bộ và UBND tỉnh. Thời gian qua, UBND tỉnh chỉ đạo UBND huyện Lạc Sơn phối hợp Ban Quản lý đầu tư và xây dựng thuỷ lợi 1 trong việc triển khai thực hiện hạng mục cụm công trình đầu mối của dự án. Trong đó, đã hoàn thành kế hoạch chặn dòng, thi công vượt lũ theo Quyết định số 4382, ngày 25/10/2023 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT. Hạng mục thi công vai phải và vai trái đập chính đã hoàn thiện đến cao độ thiết kế +92.00; gia cố mái thượng hạ lưu đập đã hoàn thành. Đập phụ đã thi công hoàn thiện đến cao độ thiết kế +92.00; gia cố mái thượng hạ lưu đập và mặt đập đã hoàn thành. Các hạng mục tràn xả lũ (vai trái, ngưỡng tràn, dốc nước) đã cơ bản hoàn thành. Cống dẫn dòng, kênh dẫn dòng… đã thi công hoàn thành, đáp ứng tiến độ thi công đã được phê duyệt. Nhiều hạng mục khác phục vụ công tác chặn dòng được triển khai. Hiện chủ đầu tư đang chỉ đạo các nhà thầu tập trung thi công sau chặn dòng với các phần việc: đào đất, dọn dẹp hố móng đập, phá rỡ rọ đá kênh K2; đào xử lý đáy đống đá tiêu nước phạm vi kênh dẫn dòng; đào xử lý đáy kênh dẫn dòng dưới cao trình +43.0… Dự án đặt kế hoạch hết năm 2024 hoàn thiện mặt đập chính, tràn xả lũ, nhà quản lý, đường quản lý vận hành, hoàn thiện lắp đặt thiết bị quan trắc, điện chiếu sáng. 

Hợp phần GPMB, xây dựng TĐC của dự án hồ Cánh Tạng được giao UBND huyện làm chủ đầu tư. Công tác GPMB, TĐC của dự án này có khối lượng công việc lớn, với khoảng 600 hộ bị ảnh hưởng và hàng nghìn ngôi mộ phải di dời. Thời gian qua, UBND tỉnh đã chỉ đạo cấp uỷ, chính quyền huyện Lạc Sơn huy động cả hệ thống chính trị tham gia vận động nhân dân ủng hộ dự án, tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ GPMB, xây dựng TĐC. UBND huyện Lạc Sơn thực hiện xây dựng 8 điểm TĐC, san nền 616 lô, mỗi lô rộng 400m2, cấp cho 8 xóm của các xã: Văn Nghĩa, Bình Hẻm, Yên Phú, huyện Lạc Sơn (xã Văn Nghĩa 3 điểm, Yên Phú 2 điểm, Bình Hẻm 3 điểm). Xây dựng 2 tuyến đường tránh ngập, tổng chiều dài 16,967 km. Thực hiện công tác GPMB xây dựng hệ thống đường ống cấp nước dài khoảng 36km. Các điểm TĐC đã hoàn thành việc san nền và bàn giao cho nhân dân xây dựng nhà cửa. Đơn vị thi công đang khẩn trương thi công các hạng mục còn lại, gồm: nhà văn hóa, trường mầm non, tiểu học, hệ thống thoát nước mưa, nước thải, đổ bê tông mặt đường, đường ra nghĩa địa, dự kiến hoàn thành trong năm 2023. Đến nay có 472/492 hộ di chuyển tới các điểm TĐC, còn 20 hộ chưa lên điểm TĐC (xã Văn Nghĩa 1 hộ, Bình Hẻm 19 hộ), các hộ đang xây dựng nhà chưa xong, đã ký cam kết di chuyển lên điểm TĐC trong năm 2023. 

Chính quyền huyện Lạc Sơn cam kết triển khai các điểm TĐC đảm bảo quy định, vận động các hộ dân di chuyển khỏi khu vực lòng hồ để phục vụ thi công các hạng mục công trình. Chủ đầu tư cam kết huy động tối đa nhân lực, máy móc triển khai kế hoạch thi công, phấn đấu hoàn thành toàn bộ công trình trước 6 tháng.

Kiểm tra dự án vào cuối tháng 11/2023, đồng chí Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ nhấn mạnh, dự án hồ chứa nước Cánh Tạng là dự án trọng điểm của tỉnh, khi đưa vào khai thác sẽ tạo hiệu quả lớn cấp nước, phát triển KT-XH trong khu vực. Đồng chí yêu cầu chủ đầu tư, các đơn vị liên quan phối hợp chặt chẽ giải quyết những khó khăn, vướng mắc triển khai dự án theo kế hoạch đã đề ra. Đặc biệt phải làm tốt công tác tuyên truyền, vận động người dân ủng hộ dự án; quan tâm xây dựng các điểm TĐC đồng bộ, đảm bảo quy định, định hướng sinh kế cho người dân, để người dân chuyển đến sinh sống hưởng thụ điều kiện tốt hơn. 


Lê Chung

Các tin khác


Xuất khẩu lô bưởi Diễn Hòa Bình đầu tiên sang thị trường Hoa Kỳ

Ngày 5/12, tại huyện Lương Sơn, Sở NN&PTNT phối hợp UBND huyện Lương Sơn, Công ty cổ phần RYB tổ chức lễ xuất hàng chuyến container bưởi Diễn Hòa Bình đầu tiên sang thị trường Hoa Kỳ. Dự lễ xuất hàng có các đồng chí: Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư TT Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh; Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT), một số sở, ngành của tỉnh, 2 huyện Lương Sơn, Yên Thuỷ và các hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác có diện tích trồng bưởi xuất khẩu trên địa bàn tỉnh.  

Giá vàng sáng 5/12 quay đầu giảm

Cùng đà giảm với giá vàng thế giới, giá vàng trong nước sáng nay 5/12 được các công ty kinh doanh vàng bạc đồng loạt điều chỉnh giảm.

Vùng cao Đà Bắc chống rét cho vật nuôi

Những ngày qua, trên địa bàn huyện Đà Bắc cũng như các địa phương trong tỉnh trải qua đợt rét mới, nhiều khu vực vùng cao nhiệt độ về đêm xuống thấp. Để bảo vệ đàn vật nuôi, các hộ dân ở huyện Đà Bắc đã tăng cường che chắn chuồng trại, chủ động nguồn thức ăn cho vật nuôi.

Giữ rừng ở Tân Lạc

Những năm qua, huyện Tân Lạc đẩy mạnh thực hiện giao khoán bảo vệ rừng (BVR) cho hộ gia đình. Điều này không chỉ góp phần BVR mà còn giúp người dân, nhất là ở vùng đặc biệt khó khăn có thêm nguồn thu nhập để ổn định cuộc sống. Toàn huyện có tổng diện tích tự nhiên trên 53.000 ha, trong đó, rừng tự nhiên trên 18.300 ha, rừng trồng gần 7.200 ha. Cùng với trồng mới nhằm gia tăng diện tích rừng, huyện thực hiện nhiều giải pháp nhằm quản lý, BVR.

Cựu chiến binh xã Thành Sơn giúp nhau phát triển kinh tế

Thời gian qua, phong trào "Cựu chiến binh (CCB) giúp nhau giảm nghèo, làm kinh tế giỏi” được Hội CCB xã Thành Sơn, huyện Mai Châu quan tâm đã mang lại hiệu quả rõ rệt. Thông qua phong trào tạo động lực cho hội viên tiếp tục phát huy phẩm chất "Bộ đội Cụ Hồ”, vượt qua khó khăn, vươn lên làm giàu chính đáng.

Thị trường bảo hiểm Việt Nam còn nhiều dư địa phát triển

Tối 4/12, ông Ngô Việt Trung, Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) đã trao đổi với báo giới xung quanh thị trường bảo hiểm Việt Nam, nhân Việt Nam sẽ đăng cai tổ chức Hội nghị các cơ quan quản lý bảo hiểm khu vực ASEAN lần thứ 26 (AIRM26th) và Hội nghị Hội đồng bảo hiểm ASEAN lần thứ 49 (AIC49th) sẽ diễn ra từ ngày 5 – 8/12/2023 tại tỉnh Quảng Ninh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục