Tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN), huyện Kim Bôi đang triển khai nhiều giải pháp nhằm hỗ trợ, đồng hành với nông dân người DTTS trong sản xuất nông nghiệp. Trong đó, Dự án 1 thuộc Chương trình - sử dụng máy nông nghiệp hỗ trợ các gia đình chuyển đổi nghề đã góp phần tăng tỷ lệ cơ giới hóa sản xuất của huyện.


Nông dân xã Kim Bôi (Kim Bôi) được hỗ trợ máy nông nghiệp để đưa cơ giới vào sản xuất.

Huyện Kim Bôi tỷ lệ đồng bào DTTS chiếm 86% dân số, có 7 xã thuộc khu vực III, 6 xã khu vực II, 4 xã, thị trấn thuộc khu vực I và 21 thôn, xóm thuộc diện đặc biệt khó khăn. Để nông dân người DTTS đảm bảo sử dụng hiệu quả, tăng thu nhập từ thiết bị, máy móc được hỗ trợ trong sản xuất nông nghiệp, hàng năm, huyện tăng cường công tác tuyên truyền, khuyến khích người DTTS tại các xã, thị trấn phát huy nội lực để lao động, sản xuất, nâng cao chất lượng cuộc sống. Đồng thời, lồng ghép nguồn lực từ các Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS&MN, Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững và xây dựng NTM cùng nhiều chương trình, đề án khác đã được Chính phủ phê duyệt thực hiện đối với vùng DTTS&MN để hỗ trợ nguồn lực, cây, con giống, trang thiết bị, máy nông nghiệp, bồi dưỡng kiến thức để áp dụng KHKT vào sản xuất... giúp đồng bào DTTS nâng cao hiệu quả kinh tế, từng bước cải thiện sinh kế và ổn định đời sống. 

Cùng với hỗ trợ thiết bị, máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp, huyện khuyến khích nông dân phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, xây dựng đa dạng  mô hình kinh tế; tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân triển khai các chuỗi liên kết sản xuất, cung cấp sản phẩm rau củ quả, cây ăn quả có múi theo quy trình VietGAP; chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ rau đảm bảo an toàn thực phẩm. Đến nay, toàn huyện có 30 HTX hoạt động ở lĩnh vực nông nghiệp, 17 trang trại chăn nuôi. Có 10 sản phẩm nông nghiệp (cam, cây dược liệu, gà, dê…) được hỗ trợ sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP. 

Từ nguồn vốn của Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS&MN, với Dự án 1, từ năm 2022 - 2023, đã có 232 máy nông nghiệp được bàn giao cho các hộ tại các xã, thị trấn, tổng giá trị khoảng 2,32 tỷ đồng. Trong đó, Phòng Dân tộc huyện đã trực tiếp bàn giao 150 máy trong năm 2022; các xã, thị trấn bàn giao 82 máy năm 2023. 

Được xã hỗ trợ máy cày mới để tăng năng suất lao động, hiệu quả sản xuất và tiết kiệm thời gian, ông Bùi Văn Ánh, xóm Đồi 2, xã Kim Bôi rất phấn khởi. Chăm chú kiểm tra các chi tiết của máy, ông Ánh chia sẻ: Gia đình tôi thuộc hộ nghèo của xã, rất khó tiếp cận các nguồn vốn thương mại để đầu tư sản xuất. Nhờ có chính sách, chương trình hỗ trợ của địa phương, gia đình tôi được cấp chiếc máy cày mới trị giá 10 triệu đồng. Đây là động lực lớn để gia đình nỗ lực lao động, sản xuất. Hy vọng với chiếc máy này, gia đình sẽ có thêm nguồn thu nhập. 

Trước ông Ánh, trong huyện đã có nhiều nông dân từng bước vươn lên thoát nghèo và có cuộc sống ấm no hơn nhờ dự án này. Có thể khẳng định, việc thực hiện các chương trình, dự án phát triển kinh tế cho người DTTS&MN đã phát huy được hiệu quả rõ rệt. Đồng chí Bùi Quang Hợp, Phó trưởng Phòng Dân tộc huyện Kim Bôi cho biết: Trước đây, bà con vùng DTTS trên địa bàn huyện quen với hình thức canh tác lạc hậu, chủ yếu làm thủ công, nhỏ lẻ nên tốn nhiều công sức, hiệu quả kinh tế không cao. Tình trạng đó đã được khắc phục kể từ khi huyện thực hiện dự án cấp máy nông nghiệp cho nông dân. Huyện giao cho các xã trực tiếp triển khai đến khu dân cư, thực hiện rà soát các hộ, phân nhóm và lấy ý kiến của người dân về việc hỗ trợ. Sau khi thống nhất, xã bàn giao máy móc cho các nhóm hộ quản lý. Đến nay, diện mạo các xã vùng DTTS, vùng khó khăn dần  thay đổi, đời sống của người dân chuyển biến tích cực. Nhiều hộ đã tiếp thu, áp dụng tiến bộ KHKT, đưa cơ giới vào sản xuất, chuyển từ hình thức sản xuất nhỏ lẻ, sang sản xuất hàng hóa, cho thu nhập khá.

Thu Hằng


Các tin khác


Gìn giữ nét văn hóa chợ phiên độc đáo

Với những nét đặc sắc cùng sự lan tỏa nhiều giá trị độc đáo của đồng bào các dân tộc trong tỉnh, Phiên chợ vùng cao tỉnh Hòa Bình đã được UBND tỉnh quyết định trở thành phiên chợ thường niên. Đây không chỉ là hoạt động xúc tiến đầu tư, quảng bá sản phẩm du lịch và các tiềm năng, lợi thế của tỉnh mà còn góp phần lưu giữ nét văn hóa chợ phiên độc đáo.

Đặc sắc chợ phiên ở Mai Châu

Từ tờ mờ sáng, khi sương mù còn bao phủ khắp các xóm, bản vùng cao, bà con các dân tộc ở huyện Mai Châu đã hào hứng gọi nhau xuống chợ. Ngoài là điểm kết nối giao thương, trao đổi, mua bán hàng hóa của người dân địa phương, các phiên chợ còn là nơi giao lưu văn hóa, thể hiện tình cảm anh em, bạn hữu, lứa đôi. Đó cũng là nét văn hóa độc đáo, khác biệt khiến chợ phiên luôn thu hút sự quan tâm của người dân địa phương và du khách khi đến với Mai Châu.

Tăng cường các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp

Thời gian qua, Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động hiệu quả, phù hợp tình hình thực tế, hỗ trợ thiết thực cho các doanh nghiệp, góp phần thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

EVN đề xuất nhập khẩu điện gió từ Lào

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa có văn bản số 7486/EVN-KH+TTĐ gửi Bộ Công Thương về chủ trương nhập khẩu các dự án điện gió từ nước CHDCND Lào về khu vực tỉnh Quảng Trị, Việt Nam.

Giám sát thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững 

Ngày 18/12, đoàn giám sát của Bộ LĐ-TB&XH do Thứ trưởng Lê Văn Thanh làm trưởng đoàn đã thực hiện giám sát Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, năm 2023 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. Tham gia đoàn có đồng chí Phí Mạnh Thắng, Chánh Văn phòng quốc gia về giảm nghèo (Bộ LĐ-TB&XH); đại diện Văn phòng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Tiếp, làm việc với đoàn có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện các sở, ngành liên quan.

Số lượng ô tô nhập khẩu 11 tháng giảm

Tổng cục Hải quan cho biết, 11 tháng năm 2023, cả nước chi 2,65 tỷ USD để nhập 111.278 chiếc ô tô, giảm 26,6% về lượng và giảm 22% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục