Xác định hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối cung - cầu, hợp tác sản xuất, tiêu thụ sản phẩm của hợp tác xã (HTX) là một trong những nhiệm vụ quan trọng tác động lớn đến sự phát triển của các HTX. Năm 2023 Liên minh HTX tỉnh đã tổ chức 4 hội nghị kết nối cung cầu và giới thiệu sản phẩm tại các TP: Hòa Bình, Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh. Các hội nghị có trên 100 HTX, doanh nghiệp (DN) trong và ngoài tỉnh tham gia. Cùng với đó, Liên minh HTX tỉnh tổ chức 10 hội nghị chuyên đề giữa 52 DN và hơn 300 HTX, tổ hợp tác tại các huyện, thành phố; thường xuyên làm việc với các DN, HTX để kết nối xúc tiến hình thành các chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản. Từ đó giúp hình thành các vùng nguyên liệu liên kết chuỗi cung ứng bền vững trên địa bàn tỉnh. Tổ chức kết nối cung cầu cho các HTX nông nghiệp sản xuất quy mô lớn với các nhà máy chế biến, DN tiêu thụ ở trong và ngoài tỉnh.


Từ sự giúp đỡ của Liên minh HTX tỉnh, HTX Nông sản hữu cơ Mỹ Tân, xã Cao Dương (Lương Sơn) đã đưa sản phẩm bưởi đến nhiều thị trường lớn.

Bên cạnh đó, Liên minh HTX tỉnh có nhiều nỗ lực trong tham mưu, đề xuất với Tỉnh ủy, UBND tỉnh và tham gia phối hợp với các cấp, các ngành trong xây dựng chủ trương, chính sách phát triển kinh tế tập thể trên địa bàn tỉnh. Thông qua hoạt động của các tổ thành viên đã tạo được sự liên kết giữa các HTX và các hộ thành viên hội liên kết, qua đó có sự hỗ trợ liên kết với nhau để phát triển, tạo ra chuỗi liên kết trong sản xuất - kinh doanh, góp phần nâng cao thu nhập cho thành viên và giúp các HTX giới thiệu sản phẩm. Ông Đỗ Quốc Hương, Giám đốc HTX Nông sản hữu cơ Mỹ Tân, xã Cao Dương (Lương Sơn) cho biết: Trong 2 năm qua, Liên minh HTX tỉnh đã quan tâm hỗ trợ các HTX, tổ hợp tác trong công tác tiếp cận, liên kết thị trường các tỉnh từ trong Nam ra Bắc. Các sản phẩm của đơn vị tôi được tiếp cận thị trường Hải Phòng, Quảng Ninh và các tỉnh lân cận nên thuận lợi tiêu thụ, giá trị sản phẩm được nâng lên nên bà con rất phấn khởi. 

Trong công tác hỗ trợ nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Liên minh HTX tỉnh tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức, quản trị HTX, tập huấn trực tuyến nghiệp vụ, chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ 4.0… cho các cán bộ quản lý, kế toán, thành viên liên kết HTX, tạo sự tự tin và kinh nghiệm để các HTX vượt qua khó khăn.

Hiện nay, toàn tỉnh có 654 tổ chức kinh tế tập thể hoạt động có hiệu quả, sản xuất - kinh doanh ổn định, gồm: 465 HTX, 3 quỹ tín dụng nhân dân, 186 tổ hợp tác. Các tổ chức kinh tế tập thể thu hút trên 17 nghìn thành viên và gần 30 nghìn lao động tham gia. Thu nhập bình quân của người lao động trong HTX đạt 4,5 triệu đồng/người/tháng. Doanh thu bình quân một HTX ước đạt 1,75 tỷ đồng, lợi nhuận bình quân một tổ hợp tác đạt 190 triệu đồng; doanh thu một quỹ tín dụng nhân dân đạt trên 30 tỷ đồng; doanh thu một tổ hợp tác đạt 187 triệu đồng. 

Đồng chí Trần An Định, Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh cho biết: Điểm nổi bật nhất của Liên minh HTX tỉnh đó là sự gắn kết giữa các thành viên được tăng lên. Các HTX gắn bó với nhau, tăng quy mô sản xuất tạo thành chuỗi giá trị. Các thành viên, tổ liên kết bán được nhiều hàng hóa hơn. Hoạt động của các tổ thành viên đi vào nền nếp theo định kỳ và hiệu quả. Các HTX sử dụng vốn vay hiệu quả như HTX Đại Đồng, xã Ngọc Lương (Yên Thủy) phục vụ cho chương trình xuất khẩu bưởi, mang lại giá trị cho vùng hàng hóa. Trong năm 2024, Liên minh HTX tỉnh tiếp tục phát huy vai trò nòng cốt trong phát triển kinh tế tập thể, thực hiện hiệu quả chức năng đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của thành viên, thu hút và phát triển thành viên, thúc đẩy lĩnh vực kinh tế tập thể phát triển bền vững.


Việt Lâm

Các tin khác


Toàn tỉnh giải quyết việc làm cho trên 19.500 lao động

Năm 2023, tỉnh tập trung thực hiện các giải pháp giải quyết việc làm cho người lao động, như: đẩy mạnh triển khai có hiệu quả công tác tư vấn, giới thiệu việc làm; hỗ trợ 50 doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tuyển dụng lao động; tập trung phát triển thị trường, kết nối cung - cầu lao động; tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về chương trình cho vay đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, vay hỗ trợ việc làm; thông báo thông tin việc làm, tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh... Qua đó, hỗ trợ người lao động nhanh chóng quay trở lại thị trường lao động.

Huyện Mai Châu xây dựng thương hiệu cho nông sản chủ lực

Huyện Mai Châu có nhiều lợi thế về điều kiện tự nhiên, nguồn tài nguyên phong phú, nhiều vùng có khí hậu khác nhau là điều kiện thuận lợi để đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp và phát triển những sản phẩm mang tính đặc trưng của địa phương. Thương hiệu các nông sản Mai Châu ngày càng được người tiêu dùng trong, ngoài tỉnh biết đến và tin dùng như: dưa hấu, cá dầm xanh, tỏi tía, khoai sọ, ngô nếp...

Huyện Đà Bắc hỗ trợ sinh kế vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đà Bắc là huyện nghèo duy nhất của tỉnh. Theo rà soát, thu nhập bình quân ước đạt 37,9 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo chiếm trên 26,84%. Thực hiện chủ trương của Đảng về công tác dân tộc, xác định phát triển vùng dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) gắn với đổi mới cơ cấu kinh tế, tổ chức sản xuất, huyện đã quyết liệt thực hiện các chính sách nhằm hỗ trợ sản xuất, ổn định đời sống đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS).

Tư duy mới, tầm nhìn xa

Trong xu thế mở cửa hội nhập toàn cầu hiện nay, Quảng Ngãi đã và đang hình thành một tư duy mới, tầm nhìn xa để tận dụng cơ hội thu hút đầu tư, khai thác hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh của địa phương để cùng với cả nước vươn lên, xây dựng một nước Việt Nam giàu mạnh.

Huyện Đà Bắc: Tiếp vốn kịp thời cho đồng bào dân tộc thiểu số

Việc triển khai kịp thời, hiệu quả các chương trình tín dụng ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã giúp nhiều hộ dân tộc thiểu số (DTTS) ở vùng khó khăn trên địa bàn huyện Đà Bắc vượt qua khó khăn, cải thiện thu nhập.

Tiêu hủy hơn 3 nghìn đơn vị sản phẩm là tang vật vi phạm hành chính

Sáng 21/12, Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh tổ chức tiêu hủy tài sản là tang vật bị tịch thu do vi phạm hành chính.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục