Việc triển khai kịp thời, hiệu quả các chương trình tín dụng ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã giúp nhiều hộ dân tộc thiểu số (DTTS) ở vùng khó khăn trên địa bàn huyện Đà Bắc vượt qua khó khăn, cải thiện thu nhập.


Được vay vốn chính sách đã giúp gia đình bà Vì Thị Nhắm, xóm Bao, xã Giáp Đắt (Đà Bắc) có vốn chăn nuôi dê.

Trước đây, gia đình bà Vì Thị Nhắm, dân tộc Tày, xóm Bao, xã Giáp Đắt thuộc hộ nghèo, kinh tế khó khăn. Cuối năm 2017, do ảnh hưởng của thiên tai nên gia đình bà buộc phải di dời nhà cửa đến nơi ở mới. Kinh tế gia đình vốn đã khó nên khi phải di dời nhà ở khó lại chồng khó. Đến nơi ở mới, mặc dù đã an toàn về chỗ ở nhưng gia đình bà Nhắm chật vật mưu sinh khi nơi đây còn bộn bề lo toan. Đường giao thông khó khăn, điện, nước cũng chưa ổn định. May mắn chỗ ở mới có núi, đồi là điều kiện thuận lợi để gia đình phát triển trồng trọt kết hợp chăn nuôi gia súc. Trong lúc khó khăn nhất, thông qua tổ tiết kiệm và vay vốn, gia đình bà Nhắm đã mạnh dạn làm đơn xin vay vốn.

Nắm bắt được nhu cầu, NHCSXH huyện Đà Bắc đã giải ngân cho gia đình bà Nhắm vay 50 triệu đồng. Bà Nhắm chia sẻ: "Trong lúc khó khăn bộn bề, đây là nguồn vốn rất quan trọng giúp gia đình tôi mua được dê, bò để chăn nuôi. Nơi này có đồi rừng thuận lợi về bãi chăn thả và thức ăn. Hiện gia đình tập trung vào nuôi dê vì dê sinh sản nhanh, bán dễ. Từ khi được vay vốn, thu nhập của gia đình đã cải thiện, thoátnghèo lên hộ cận nghèo”.

Vốn chính sách đã giúp gia đình bà Nhắm vượt qua giai đoạn khó khăn nhất. Còn với gia đình ông Đinh Công Son, dân tộc Mường, xóm Săng Bờ, xã Vầy Nưa, đây là nguồn vốn quan trọng để gia đình đầu tư, gặt hái những thành quả từ nghề nuôi cá lồng. Theo ông Son, trước đây, kinh tế của gia đình phụ thuộc vào làm nương rẫy, làm vất vả nhưng thành quả đem lại chả là bao, nghèo khó vẫn đeo bám. Sau này, nhận thấy những tiềm năng lớn từ nghề nuôi cá lồng, gia đình ông quyết định chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Nhưng khi bắt tay vào làm ông gặp khó khăn về vốn. Lúc này ông làm thủ tục xin vay vốn để làm lồng cá đầu tiên. Sau một thời gian nuôi thấy hiệu quả, ông tiếp tục vay 70 triệu đồng từ NHCSXH để làm thêm 3 lồng cá. Đến nay, gia đình ông Son không chỉ thoát nghèo mà còn có thu nhập cả trăm triệu đồng từ nuôi cá lồng. "Thành quả hôm nay có công lớn của vốn vay ưu đãi từ NHCSXH”, ông Son nhấn mạnh.

Đà Bắc là huyện vùng cao còn nhiều khó khăn, đồng bào DTTS chiếm tỷ lệ cao. Do đó, nhu cầu được tiếp cận nguồn vốn ưu đãi của người dân còn rất lớn. Để đáp ứng nhu cầu của bà con, Phòng giao dịch NHCSX huyệnđã nỗ lực huy động nguồn vốn và triển khai kịp thời các chương trình tín dụng. Đồng chí Nguyễn Bình Nam, Giám đốc NHCSXH huyện Đà Bắc cho biết: Từ đầu năm đến nay, đơn vị đã giải ngân hơn 97 tỷ đồng cho trên 2 nghìn lượt hộ vay. Đến nay, tổng dư nợ các chương trình tín dụng đạt trên 565 tỷ đồng, dư nợ bình quân 55 triệu đồng/khách hàng. Qua rà soát cho thấy, nhu cầu vay vốn của người dân còn rất cao, đơn vị sẽ nỗ lực huy động nguồn vốn, đáp ứng đủ vốn cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Bên cạnh đó, tiếp tục triển khai kịp thời, hiệu quả chương trình cho vay vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Viết Đào


Các tin khác


Sàn giao dịch việc làm - cầu nối với người lao động

Những năm qua, công tác giải quyết việc làm trên địa bàn huyện Lạc Thuỷ có nhiều khởi sắc. Huyện đã phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức sàn giao dịch việc làm, tạo điều kiện cho người lao động (NLĐ), đoàn viên, thanh niên có nhu cầu tìm việc làm tiếp cận, tìm hiểu thông tin tuyển dụng lao động của các công ty, doanh nghiệp để tìm kiếm việc làm trong và ngoài tỉnh, xuất khẩu lao động (XKLĐ) phù hợp với trình độ và tay nghề. Từ đó nâng cao trách nhiệm, nhận thức của cộng đồng đối với việc làm, đồng thời qua đây tăng cường công tác tuyên truyền về việc làm và đào tạo nghề, tư vấn, tuyển sinh, hướng nghiệp, thu hút NLĐ tham gia, tạo việc làm, nâng cao thu nhập ổn định cuộc sống.

Cảnh báo lừa đảo qua ngân hàng dịp cuối năm, cận Tết

Với phương thức, thủ đoạn tinh vi khi sử dụng công nghệ in 3D, làm giả mã QR-Code, gắn miếng đồng giả chip điện tử, các đối tượng làm giả căn cước công dân (CCCD) để mở tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo.

Thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản chủ lực

Ban Thường vụ Tỉnh ủy vừa ban hành Kết luận số 960-KL/TU về việc thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản chủ lực của tỉnh Hòa Bình.

Phê duyệt Quy hoạch tỉnh Hòa Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà ký Quyết định 1648/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tỉnh Hòa Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Năm 2023, giá trị sản xuất ngành chăn nuôi ước đạt 4,1 nghìn tỷ đồng

Ngày 20/12, Chi cục Chăn nuôi và Thú y (CN&TY) tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2023, triển khai nhiệm vụ, kế hoạch công tác năm 2024. 

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh triển khai nhiệm vụ năm 2024

Sáng 20/12, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị (LHCTCHN) tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết hoạt động năm 2023, triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2024 và tọa đàm công tác đối ngoại nhân dân. Đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch LHCTCHN tỉnh chủ trì hội nghị. Tới dự có PGS.TS Đặng Đình Quý, nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Đại sứ Việt Nam tại Liên hợp quốc và lãnh đạo các sở, ngành liên quan, các huyện, thành phố.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục