Những năm gần đây, nghề nuôi ong tại xã Văn Nghĩa (Lạc Sơn) ngày càng phát triển, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Sản phẩm mật ong được xếp hạng OCOP 3 sao có chất lượng cao, khẳng định uy tín, được ưa chuộng trên thị trường, trở thành nguồn thu nhập chính của nhiều gia đình trong xã.
Sản phẩm OCOP 3 sao "Mật ong Văn Nghĩa" có mặt tại quầy hàng tại các tạp hóa, điểm mua sắm trên địa bàn huyện Lạc Sơn.
Đồng chí Bùi Văn Luyện, Chủ tịch UBND xã Văn Nghĩa cho biết: Nhận thấy nghề nuôi ong phù hợp với điều kiện tự nhiên, khí hậu của địa phương, từ lâu người dân trong xã đã phát triển, nhân rộng mô hình nuôi ong mật, đồng thời kết hợp trồng rừng để tạo nguồn thức ăn dồi dào cho ong. Rủi ro và chi phí thấp, thị trường tiêu thụ sản phẩm ổn định, do đó nghề nuôi ong vẫn là "cần câu cơm” của nhiều hộ. Với định hướng khuyến khích đa dạng ngành nghề phát triển kinh tế, việc phát triển mô hình nuôi ong đóng góp đáng kể trong việc giảm nghèo, nâng cao đời sống người dân.
Anh Bùi Văn Lượt, xóm Ấm có thâm niên nhiều năm gắn bó với nghề nuôi ong. Hiện, gia đình anh có trên 120 đàn ong, lúc cao điểm đến 180 đàn, mỗi vụ thu được gần 15 tạ mật, thường được tư thương đến tận nhà đặt cọc để thu mua. Anh Lượt cho biết: "Những năm qua, đúc kết kinh nghiệm từ việc nuôi ong, hướng đến tiêu chí sản phẩm sạch nên sản phẩm mật ong của gia đình tôi luôn được tư thương thu mua. Với giá bán 180.000 đồng/lít, sản phẩm mật ong OCOP 3 sao thì 250.000 đồng/lít, sau khi trừ chi phí, mật ong đem lại cho gia đình thu nhập hơn 50 triệu đồng/năm".
Nghề nuôi ong không cần nhiều vốn đầu tư, không tốn nhân lực, đem lại thu nhập ổn định, do đó không ít người đã chuyển sang nuôi ong. Tuy vậy, nghề này đòi hỏi kỹ thuật cao, tỉ mỉ trong từng công đoạn, do đó không phải hộ nào cũng có thể theo nghề được. Anh Lượt cho biết thêm: "Đối với nghề nuôi ong, điều quan trọng nhất là chọn ong chúa, nếu ong chúa khỏe mạnh thì đàn ong sẽ sinh trưởng và phát triển tốt, cho lượng mật cao. Tận dụng nguồn thức ăn dồi dào như hoa keo, nhãn... nên chi phí cho mỗi đàn ong không đáng kể. Bên cạnh đó, việc phòng, chống dịch bệnh cũng được đặt lên hàng đầu".
Hiện tại, toàn xã Văn Nghĩa có trên 1.500 đàn ong, phát triển nhiều ở các xóm: Ấm, Đổn, Pheo, Đồi. Các hộ đã áp dụng KHKT, sản xuất theo tiêu chuẩn sạch, nhờ đó chất lượng mật đảm bảo. Tháng 12/2023, sản phẩm mật ong Văn Nghĩa đạt chứng nhận OCOP 3 sao cấp tỉnh, qua đó nâng cao vị thế, thương hiệu sản phẩm và uy tín trên thị trường. Sản phẩm OCOP "Mật ong Văn Nghĩa" có mặt tại quầy hàng tại các tạp hóa, điểm mua bán trên địa bàn huyện. Nhiều hộ mạnh dạn mở rộng, đầu tư nuôi ong với hàng trăm đàn, đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt. Hiện, tổ hợp tác nuôi ong mật xã Văn Nghĩa với 30 thành viên được thành lập, nhờ đó sức cạnh tranh của sản phẩm mật ong trên thị trường ngày càng được nâng cao. Hàng tháng, tổ hợp tác sinh hoạt định kỳ, cùng bàn bạc, trao đổi kinh nghiệm nuôi ong giữa các hộ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm. Mật ong của các hộ trên địa bàn xã được thị trường ưa chuộng bởi chất lượng tốt, giá cả phải chăng. Qua mô hình cho thấy, nghề nuôi ong là hướng phát triển kinh tế hiệu quả, tạo sản phẩm có chất lượng, đem lại thu nhập ổn định cho nhiều hộ. Một số hộ điển hình tại địa phương nuôi từ 80 - 100 đàn ong, đem lại hiệu quả kinh tế như ông Bùi Văn Nính (xóm Đồi), Bùi Văn Chẹo (xóm Pheo)…
Tỉ mỉ từ chăm sóc, lấy mật, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để hướng đến tạo thương hiệu và nâng cao giá trị cho mật ong Văn Nghiã, xã đã tăng cường xúc tiến, quảng bá qua các kênh thông tin, mạng xã hội, đưa sản phẩm tới gần hơn địa bàn lớn trong và ngoài tỉnh, được nhiều người tiêu dùng biết đến. Ngoài tiêu thụ trong huyện, sản phẩm mật ong của xã còn có mặt tại các cửa hàng nông sản, thực phẩm sạch ở ngoại tỉnh.
Từ hiệu quả của nghề nuôi ong mật mang lại, xã Văn Nghĩa tiếp tục vận động người dân khai thác lợi thế đồi rừng, tăng đàn, áp dụng KHKT trong chăm sóc, phát triển đàn và khai thác mật ong cùng các sản phẩm khác; hỗ trợ các kênh vay vốn sản xuất, tạo sinh kế, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân. Hiện, thu nhập bình quân đầu người toàn xã đạt 47 triệu đồng/năm.
Hoàng Anh
Thực hiện Đề án "Phát triển thị trường xuất khẩu nông sản chủ lực của tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2020 - 2025, định hướng đến năm 2030”, huyện Lạc Sơn đã tập trung chỉ đạo khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế về đất đai để phát triển ngành nông nghiệp; triển khai, tổ chức thực hiện hiệu quả các chương trình, chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất (PTSX) gắn với đầu tư cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn. Nhờ đó, bước đầu đạt được một số thành tựu trong sản xuất nông sản gắn với mục tiêu xuất khẩu...
Phòng giao dịch NHCSXH huyện Tân Lạc hiện quản lý 16 chương trình tín dụng chính sách.
Theo NHCSXH tỉnh, ngay từ đầu năm 2024, toàn chi nhánh đã tập trung giải ngân vốn vay ưu đãi đến hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn tỉnh.
Những năm qua, từ nguồn vốn uỷ thác ngân sách địa phương (NSĐP) chuyển sang Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã giải quyết việc làm (GQVL) cho hàng nghìn lao động trên địa bàn tỉnh.
Ngày 21/2, UBND huyện Yên Thủy đã công bố dịch tả lợn châu Phi tái xuất hiện tại các xã: Phú Lai, Đoàn Kết, Hữu Lợi.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 16/CĐ-TTg ngày 21/2/2024 đẩy nhanh nghiên cứu, triển khai đầu tư nâng cấp các tuyến đường bộ cao tốc đang khai thác, đang đầu tư theo quy mô phân kỳ.