Thực hiện Đề án "Phát triển thị trường xuất khẩu nông sản chủ lực của tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2020 - 2025, định hướng đến năm 2030”, huyện Lạc Sơn đã tập trung chỉ đạo khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế về đất đai để phát triển ngành nông nghiệp; triển khai, tổ chức thực hiện hiệu quả các chương trình, chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất (PTSX) gắn với đầu tư cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn. Nhờ đó, bước đầu đạt được một số thành tựu trong sản xuất nông sản gắn với mục tiêu xuất khẩu...


Công nhân Công ty TNHH đầu tư thương mại Tiến Ngân đóng gói mía trồng tại xã Tân Mỹ (Lạc Sơn) để xuất khẩu.

Thành công bước đầu

Lạc Sơn là địa phương có điều kiện để phát triển nông nghiệp với diện tích, quy mô lớn. Theo đồng chí Bùi Thanh Tùng, Phó Chủ tịch UBND huyện: Tận dụng và phát huy lợi thế về điều kiện đất đai, thổ nhưỡng cũng như những điều kiện về nguồn nhân lực, thời gian qua, huyện tập trung chỉ đạo khai thác có hiệu quả các tiềm năng, lợi thế để phát triển ngành nông nghiệp. Đồng thời triển khai, tổ chức thực hiện các chương trình, chính sách hỗ trợ PTSX gắn với đầu tư hạ tầng nông nghiệp, nông thôn. Trong đó tập trung thực hiện có hiệu quả chủ trương cải tạo vườn tạp, chuyển đổi đất trồng lúa năng suất thấp sang trồng các loại cây có hiệu quả kinh tế cao. Tính đến tháng 1/2024, toàn huyện đã cải tạo được 438ha vườn tạp; chuyển đổi, mở rộng diện tích cây có múi lên 872,5/1.200ha kế hoạch; mở rộng diện tích trồng cây dổi lên 173,31/250ha kế hoạch; tiếp tục duy trì diện tích mía nguyên liệu trên 1.600ha và 3.067,3ha sắn nguyên liệu. Cùng với đó, đến hết tháng 1/2024, toàn huyện thực hiện dồn điền, đổi thửa được 509,4ha. Đây là cơ sở, nền tảng để Lạc Sơn thúc đẩy PTSX nông nghiệp gắn với mục tiêu xuất khẩu.

Trên thực tế, với việc quy tụ ruộng đất thành công, huyện đã xây dựng, quy hoạch thành các vùng sản xuất tập trung, như vùng sản xuất bí đỏ, mướp đắng lấy hạt tại các xã vùng Cộng Hòa; vùng sản xuất mía nguyên liệu tại các xã vùng Đại Đồng; vùng sản xuất sắn ở xã Quyết Thắng và các xã vùng cao của huyện... Đây chính là cơ sở quan trọng để huyện thực hiện và đạt được các mục tiêu của đề án. Nổi bật là Công ty TNHH tinh bột nghệ Nhưng Vần Hòa Bình (xã Nhân Nghĩa) trong năm 2023 lần đầu tiên xuất khẩu 720 lọ tinh bột nghệ sang thị trường Anh quốc. Hiện nay, công ty đang làm việc với các đối tác để tìm kiếm cơ hộixuất khẩu sản phẩm sang thị trường Hoa Kỳ và Nhật Bản; Công ty TNHH đầu tư thương mại Tiến Ngân xuất khẩu trên 90 tấn mía tươi trồng tại xã Tân Mỹ sang các thị trường khó tính, trong đó, xuất khẩu sang Hoa Kỳ 17,3 tấn, xuất khẩu sang Hàn Quốc 72 tấn, xuất khẩu sang Canada 18 tấn và 1 tấn sang Nhật Bản. Niên vụ mía 2023 - 2024, công ty tiếp tục ký hợp đồng tiêu thụ khoảng 30ha mía tại huyện Lạc Sơn (25ha mía chính vụ, 5ha mía trái vụ); Công ty TNHH MTV Tân Hiếu Hưng, trụ sở tại xã Tân Mỹ cũng đang hoàn thiện hệ thống dây chuyền ổn định sản xuất tinh bột sắn để xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.

Ngoài ra, một số doanh nghiệp đã liên kết với các tổ chức, hộ gia đình phát triển các mặt hàng nông sản, như Công ty TNHH hạt giống Tân Lộc Phát ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm 85ha cây lấy hạt, gồm bí đỏ, mướp đắng, dưa leo và mướp khía tại 12 xã trong huyện; Công ty TNHH xuất nhập khẩu T9 trồng 2ha xoài tại xã Ân Nghĩa để phục vụ xuất khẩu; HTX nông nghiệp Chiềng Rồng, xã Quyết Thắng và HTX dịch vụ nông nghiệp Hòa Bình liên kết trồng cây gai xanh diện tích 16,8ha; Công ty TNHH dịch vụ bảo vệ Welliv ký kết hợp tác với 3 hộ tại xóm Vâng, xã Ngọc Sơn xây dựng vùng trồng rau an toàn, tổng diện tích 5,2ha...

Chia sẻ về kết quả hợp tác và sự hỗ trợ của địa phương, ông Nguyễn Lê Điệp, Giám đốc Công ty TNHH đầu tư thương mại Tiến Ngân cho biết: Trên cơ sở những kết quả đã đạt được, doanh nghiệp chúng tôi mong muốn UBND huyện Lạc Sơn tiếp tục hỗ trợ xây dựng vùng nguyên liệu, liên kết sản xuất. Đồng thời, tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế, chính sách để doanh nghiệp đầu tư hạ tầng kho bãi thu mua, sơ chế, đóng gói nông sản tại chỗ nhằm tăng chất lượng sản phẩm xuất khẩu...

Nỗ lực đưa nông sản vươn xa

Mặc dù bước đầu hành trình đưa nông sản của địa phương vươn xa đạt được một số thành công nhất định, nhưng theo đồng chí Bùi Thanh Tùng, Phó Chủ tịch UBND huyện Lạc Sơn, nhìn về tổng thể chất lượng các sản phẩm nông nghiệp của huyện chưa cao. Do chủ yếu là sản xuất truyền thống, chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn khắt khe của thị trường xuất khẩu. Sản xuất nông nghiệp của địa phương có quy mô nhỏ lẻ, sức cạnh tranh còn yếu, nguồn cung hàng hóa đôi khi chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường, nhất là thị trường xuất khẩu.

Do vậy, "để hướng tới xuất khẩu nhiều sản phẩm hơn nữa, thời gian tới huyện tiếp tục khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các doanh nghiệp đầu tư nhà máy, dây chuyền hiện đại vào các lĩnh vực chế biến nông, lâm sản có thế mạnh của huyện. Thu hút các nguồn lực xã hội hóa đầu tư phát triển hạ tầng thương mại phục vụ kinh doanh nông sản. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản; hỗ trợ các tổ chức, cá nhân sản xuất giống, canh tác thông minh, chế biến nông sản, bảo quản, nâng cao giá trị nông sản và phân phối, tiêu thụ nông sản. Đẩy mạnh ứng dụng mô hình có hiệu quả vào các lĩnh vực, nhất là công nghệ kỹ thuật mới trong sản xuất nông nghiệp”, đồng chí Bùi Thanh Tùng nhấn mạnh.

Trong đó, huyện tập trung làm tốt công tác tham mưu cho tỉnh đề ra những cơ chế, chính sách phù hợp nhằm thu hút đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn mang tính đặc thù; triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình khuyến công và xúc tiến thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh; tăng cường giao lưu hợp tác, quảng bá sản phẩm, phát triển, xây dựng thương hiệu sản phẩm; đa dạng hóa các kênh lưu thông, chú trọng các kênh lưu thông phù hợp với quy mô cung cầu, loại hình doanh nghiệp tại địa phương. Xây dựng kênh phân phối, lưu thông hàng hóa trên các sàn giao dịch thương mại điện tử. Quy hoạch, đầu tư đồng bộ, tạo vùng sản xuất hàng hóa tập trung và vùng nguyên liệu có chất lượng cao phục vụ cho chế biến, xuất khẩu... nhằm tạo nền tảng vững chắc để tiếp tục đưa thêm nhiều sản phẩm, nông sản của huyện vươn xa.

Mạnh Hùng

Các tin khác


Thủ tướng Chính phủ yêu cầu đẩy nhanh nâng cấp các tuyến cao tốc đầu tư phân kỳ

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 16/CĐ-TTg ngày 21/2/2024 đẩy nhanh nghiên cứu, triển khai đầu tư nâng cấp các tuyến đường bộ cao tốc đang khai thác, đang đầu tư theo quy mô phân kỳ.

Đôn đốc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán

Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khánh vừa ký ban hành Công văn số 231/UBND-THNV về việc đôn đốc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.

Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 30,36% so với cùng kỳ năm trước

Theo báo cáo của Cục Thống kê tỉnh, chỉ số sản xuất công nghiệp tỉnh Hòa Bình tháng 01/2024 so với tháng 12/2023 ước tăng 36,04%, so với cùng kỳ năm trước tăng 30,36%.

Nâng cao chất lượng rừng trồng

Trong những năm qua, các cấp, ngành và địa phương trong tỉnh đã có sự vào cuộc quyết liệt, thực hiện có hiệu quả các chủ trương của Đảng và Nhà nước về trồng rừng. Ngành nông nghiệp tích cực đôn đốc, thường xuyên kiểm tra thực hiện đúng phương án trồng rừng, các giải pháp kỹ thuật lâm sinh đảm bảo rừng phát triển tốt.

Xã Trung Thành huy động các nguồn lực để giảm nghèo

Xã Trung Thành (Đà Bắc) có 5 xóm, 514 hộ với 1.857 nhân khẩu. Thời gian qua, Đảng ủy, UBND xã chú trọng lãnh, chỉ đạo công tác giảm nghèo, quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, từng bước cải thiện đời sống người dân.

Tháng 1, ước thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 292 tỷ đồng

Tháng 1/2024, ước thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh đạt 292.000 triệu đồng, bằng 73,18% so với cùng kỳ năm trước, bằng 5,07% so với Hội đồng nhân dân tỉnh giao.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục