Ngay sau Tết, nông dân huyện Kim Bôi đã khẩn trương xuống đồng sản xuất vụ xuân bảo đảm khung thời vụ với mong muốn một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.



Nông dân xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi) đẩy nhanh tiến độ gieo cấy lúa chiêm xuân.

Tranh thủ những ngày nắng ấm, nông dân thị trấn Bo hồ hởi xuống đồng. Từ sáng sớm, khắp các cánh đồng đã đông vui, tiếng máy cày rền vang tạo khí thế lao động nhộn nhịp. Bà Bùi Thị Lợi, xóm Sào cho biết: Sau khi cấy xong, gia đình chủ động ra thăm đồng, kiểm tra cây lúa để nếu có bị gẫy, đổ hay ốc ăn thì còn kịp dặm lại. Hiện tại, thời tiết khá thuận lợi, ruộng đảm bảo nước nên lúa phát triển trong những điều kiện tốt.

Theo báo cáo của Phòng NN& PTNT huyện Kim Bôi, thời điểm này, toàn huyện đã cơ bản làm xong đất lúa; gieo khoảng 99 tấn lúa giống; diện tích lúa đã cấy trên 800ha, đạt khoảng 30% kế hoạch. Diện tích cây màu đã trồng khoảng 2.000 ha, đạt 40% kế hoạch. Huyện đang xây dựng cánh đồng lúa chất lượng cao với tổng diện tích trên 75 ha tại các xã: Kim Lập, Hùng Sơn, Kim Bôi và thị trấn Bo.

Để đảm bảo gieo trồng theo đúng khung thời vụ, UBND các xã, thị trấn đã tăng cường chỉ đạo, kiểm tra đồng ruộng, chăm sóc lúa và cây màu; khẩn trương thu hoạch cây vụ đông, giải phóng đất gieo cấy lúa và trồng cây màu vụ xuân trong khung thời vụ tốt nhất. Xây dựng kế hoạch cung ứng đủ số lượng, chủng loại và chất lượng giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, vật tư nông nghiệp... phục vụ nhu cầu sản xuất của nông dân. Tăng cường chăm sóc, đầu tư thâm canh, tận dụng triệt để diện tích bưa bãi, đồi thấp để tăng diện tích gieo trồng ngô, các loại cây màu, rau, đậu... nhằm tăng thu nhập cho người dân; thực hiện tốt công tác dự tính, dự báo sâu bệnh, phát hiện sớm để có biện pháp xử lý kịp thời nhằm hạn chế thiệt hại do sâu bệnh gây ra. Ngoài ra, các xã, thị trấn phối hợp với Chi nhánh Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thuỷ lợi Hòa Bình tại Kim Bôi để điều tiết, sử dụng hợp lý nguồn nước tưới bảo đảm cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt, đạt năng suất, sản lượng cao.

Đồng chí Nguyễn Thị Minh Anh, Phó Trưởng phòng NN&PTNT huyện Kim Bôi cho biết: Căn cứ kế hoạch sản xuất, các xã, thị trấn tăng cường thông tin về cơ cấu giống, lịch thời vụ gieo cấy. Vụ xuân năm 2024, huyện phấn đấu diện tích gieo trồng cây hàng năm đạt 7.150 ha. Trong đó, cây lương thực có hạt 3.775 ha, sản lượng 21.300 tấn; cây có củ, chất bột 580 ha; cây có hạt chứa dầu 192 ha; cây rau, đậu các loại 1.675 ha; trồng mới khoảng 70ha cây ăn quả. Khoảng từ mùng 5 Tết, nông dân các địa bàn đã tập trung xuống đồng để đảm bảo tiến độ sản xuất. Theo lịch khung thời vụ, trong tháng 2, toàn huyện sẽ hoàn thành gieo cấy lúa chiêm xuân, các diện tích cây màu sẽ hoàn thành gieo trồng muộn nhất là ngày 15/3. Do ảnh hưởng đợt rét đậm, rét hại trước Tết, 12 ha mạ bị chết rét tại xã Nuông Dăm, đến nay đã được chỉ đạo khắc phục kịp thời. Ngay từ đầu vụ, huyện cũng chỉ đạo mỗi xã lựa chọn 3 - 4 giống lúa chủ lực và 3 - 4 giống bổ sung, sử dụng nhóm giống ngắn ngày có thời gian sinh trưởng từ 120 -130 ngày. Không nên tập trung quá lớn vào một giống lúa tại mỗi vùng, mỗi xã. Mở rộng diện tích các giống lúa năng suất, chất lượng cao, lúa hữu cơ nhằm đảm bảo ổn định an ninh lương thực và sản xuất hàng hóa. Tăng cường liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ; đẩy mạnh ứng dụng cơ giới hóa và chuyển giao khoa học kỹ thuật vào sản xuất để giảm chi phí.

Với sự sát sao trong chỉ đạo sản xuất của các cấp chính quyền, sự chủ động của ngành chuyên môn và bà con nông dân, huyện Kim Bôi tin tưởng sẽ giành thắng lợi trong vụ xuân năm nay, tạo tiền đề cho một năm sản xuất nông nghiệp đạt kết quả cao.


Thu Hằng


Các tin khác


Xã Độc Lập xây dựng nông thôn mới

Độc Lập là xã vùng đặc biệt khó khăn của TP Hoà Bình, tổng diện tích tự nhiên trên 3.740 ha, phía Bắc giáp phường Kỳ Sơn, phía Tây giáp phường Quỳnh Lâm (TP Hoà Bình), phía Nam giáp xã Đú Sáng (Kim Bôi), phía Đông giáp xã Cao Sơn (Lương Sơn). Toàn xã có 624 hộ với 2.874 nhân khẩu, gồm 2 dân tộc Mường, Dao cùng sinh sống, trong đó, dân tộc Mường chiếm trên 90%. Ngành nghề sản xuất chủ yếu là nông nghiệp, lâm nghiệp và chăn nuôi.

Những mô hình giúp nông dân thoát nghèo

Trong những năm gần đây, phát triển sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị đang tạo ra bước chuyển nhanh trong quá trình xóa đói, giảm nghèo, từ đó hình thành nhiều hợp tác xã (HTX) sản xuất có hiệu quả cao. Những mô hình HTX này đang là hướng đi bền vững giúp nâng cao hiệu quả sản xuất và thu nhập cho nông dân.

Tập huấn áp dụng Mô hình thông tin công trình trong hoạt động xây dựng

Ngày 23/2, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh phối hợp với Sở Xây dựng tổ chức tập huấn áp dụng Mô hình thông tin công trình (BIM) trong hoạt động xây dựng.

Đậm đà mật ong Văn Nghĩa

Những năm gần đây, nghề nuôi ong tại xã Văn Nghĩa (Lạc Sơn) ngày càng phát triển, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Sản phẩm mật ong được xếp hạng OCOP 3 sao có chất lượng cao, khẳng định uy tín, được ưa chuộng trên thị trường, trở thành nguồn thu nhập chính của nhiều gia đình trong xã.

Thị trường hàng hóa ổn định sau Tết Nguyên đán

Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, đến thời điểm này, các siêu thị, chợ truyền thống, hầu hết các cửa hàng kinh doanh trên địa bàn tỉnh đã hoạt động trở lại. Theo đánh giá của ngành chức năng, nguồn cung hàng hóa cho thị trường khá dồi dào, giá bình ổn, đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân.

Sớm triển khai đầu tư Vành đai 4 TP Hồ Chí Minh theo chuẩn cao tốc

Dự án Vành đai 4 TP Hồ Chí Minh cần được đầu tư theo chuẩn cao tốc và sớm triển khai để mở ra cơ hội phát triển vùng Đông Nam Bộ. Nội dung này vừa được nêu tại cuộc họp giữa Bộ Giao thông vận tải với các địa phương liên quan về tình hình triển khai dự án, diễn ra chiều 22/2 tại TP Hồ Chí Minh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục