Từ nguồn vốn chương trình cho vay nhà ở xã hội của Ngân hàng Chính sách xã hội đã giúp nhiều hộ trên địa bàn huyện Tân Lạc xây mới, sửa chữa được nhà ở khang trang, ổn định cuộc sống.


Nhờ vốn chính sách, gia đình anh Đỗ Xuân Tứ, xóm 1, xã Tử Nê (Tân Lạc) đã xây dựng căn nhà khang trang.

Trước đây, dù rất tiết kiệm trong chi tiêu nhưng gia đình anh Đỗ Xuân Tứ, xóm 1, xã Tử Nê vẫn chưa tích góp đủ tiền xây nhà. Khi biết được thông tin về chương trình cho vay nhà ở xã hội, gia đình anh Tứ đã tìm hiểu, mạnh dạn đăng ký vay vốn. Sau khi tiếp nhận và thẩm định hồ sơ, Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Tân Lạc đã giải ngân cho gia đình anh Tứ vay 500 triệu đồng, thời gian vay 25 năm, lãi suất 4,8%/năm. Cùng với số tiền tiết kiệm được, gia đình anh Tứ đã xây được căn nhà khang trang. "Nguồn vốn cho vay nhà ở xã hội của Ngân hàng Chính sách xã hội có thời gian cho vay dài, lãi suất hợp lý. Đây là nguồn vốn có ý nghĩa quan trọng giúp công chức, viên chức và những người lao động thu nhập thấp chưa đủ điều kiện có thể vay để xây, sửa nhà để ổn định cuộc sống”, anh Tứ chia sẻ.

Gia đình chị Trần Thị Hiếu, khu An Phương, thị trấn Mãn Đức cũng được hưởng niềm vui khi xây dựng được căn nhà khang trang từ nguồn vốn vay của Ngân hàng Chính sách xã hội. Vợ chồng chị Hiếu làm công việc tự do nên thu nhập bấp bênh. Mặc dù chi tiêu tiết kiệm nhưng rất khó để gia đình chị tích cóp đủ chi phí để xây dựng căn nhà mới. "Thu nhập của vợ chồng tôi bấp bênh nên nếu như không có nguồn vốn cho vay của Ngân hàng Chính sách xã hội thì không biết đến bao giờ mới làm được căn nhà như này. Gia đình tôi rất cảm ơn sự quan tâm, tạo điều kiện của Ngân hàng Chính sách xã hội. Đây là chương trình cho vay rất phù hợp với những gia đình khó khăn về nhà ở, thu nhập thấp, vì lãi suất hợp lý, thủ tục vay vốn được cán bộ ngân hàng hướng dẫn tận tình”, chị Hiếu chia sẻ.

Xác định vai trò quan trọng của chương trình cho vay nhà ở xã hội, thời gian qua, Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Tân Lạc đã tích cực phối hợp với tổ tiết kiệm và vay vốn, các tổ chức chính trị - xã hội, chính quyền địa phương tuyên truyền đến người dân trên địa bàn. Đồng thời rà soát nhu cầu vay vốn, tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng thụ hưởng được tiếp cận nguồn vốn. Bên cạnh đó, đơn vị đã tăng cường kiểm tra, giám sát và kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong tổ chức triển khai thực hiện. Từ năm 2018 đến đến nay, thực hiện chương trình cho vay nhà ở xã hội, toàn huyện đã có 45 khách hàng được tiếp cận vốn với dư nợ 16 tỷ đồng.

Đồng chí Nguyễn Thị Thu Hằng, Phó Giám đốc Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Tân Lạc cho biết: Cho vay nhà ở xã hội là chương trình tín dụng có ý nghĩa thiết thực trong giải quyết nhu cầu về nhà ở cho các gia đình chính sách, công chức, viên chức thu nhập thấp, bởi thời hạn cho vay dài, mức cho vay cao, lãi suất ưu đãi do Thủ tướng Chính phủ quyết định từng thời điểm, hiện nay là 4,8%/năm. Theo rà soát, mỗi năm nhu cầu nguồn vốn cho vay nhà ở xã hội trên địa bàn huyện Tân Lạc khoảng 3 - 4 tỷ đồng. Thời gian tới, Ngân hàng Chính sách xã hội huyện tiếp tục rà soát nhu cầu vay vốn, đề xuất cấp trên phân bổ nguồn vốn cho vay để đáp ứng nhu cầu vay vốn của người dân.

Viết Đào

Các tin khác


Trên 700 tỷ đồng cho vay hộ sản xuất, kinh doanh vùng khó khăn

Theo Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh, cho vay hộ sản xuất, kinh doanh vùng khó khăn theo Quyết định số 31/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ là 1 trong 4 chương trình tín dụng có dư nợ lớn nhất trong các chương trình mà chi nhánh đang quản lý. Đến hết tháng 2/2024, dư nợ chương trình tín dụng này đạt trên 701 tỷ đồng với gần 16,8 nghìn khách hàng còn dư nợ.

Trên 5,7 nghìn lượt hộ dân được vay vốn chính sách

Trong 2 tháng đầu năm 2024, trên địa bàn tỉnh có 5.740 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách được vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội. Doanh số cho vay đạt trên 269 tỷ đồng, tập trung vào các chương trình tín dụng: giải quyết việc làm (72,5 tỷ đồng), hộ nghèo (50,1 tỷ đồng), hộ cận nghèo (43,7 tỷ đồng), hộ mới thoát nghèo (25 tỷ đồng), nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn (28 tỷ đồng).

Huyện Mai Châu huy động tiết kiệm để tăng vốn chính sách

Những năm qua, Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Mai Châu đã thực hiện các giải pháp linh hoạt trong huy động vốn tiết kiệm trong cộng đồng dân cư. Qua đó giúp tăng nguồn vốn để bổ sung cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn.

Phát huy vai trò các tổ chức nhận uỷ thác vốn chính sách

Những năm qua, thông qua các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác, nguồn vốn tín dụng chính sách đã đến tận tay hộ nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn tỉnh. Hoạt động ủy thác cho vay đã phát huy tối đa hiệu quả, giúp nhiều người dân vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng.

Thu ngân sách Nhà nước ước thực hiện trên 767.900 triệu đồng

Đến hết tháng 2/2024, thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh ước thực hiện 767.936 triệu đồng, bằng 19% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao, bằng 13% so với chỉ tiêu Nghị quyết HĐND tỉnh và bằng 139% so với cùng kỳ. Trong đó, thu nội địa 699.172 triệu đồng, bằng 19% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao, bằng 13% so với chỉ tiêu Nghị quyết HĐND tỉnh; thu xuất nhập khẩu ước đạt 56.964 triệu đồng, bằng 22% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao và chỉ tiêu Nghị quyết HĐND tỉnh giao.

Xã Mường Chiềng vượt khó xây dựng nông thôn mới

Đến hết năm 2019, xã Mường Chiềng (Đà Bắc) hoàn thành 19/19 tiêu chí, cán đích nông thôn mới (NTM). Tuy nhiên, năm 2020, xã Mường Tuổng (cũ) sáp nhập vào xã Mường Chiềng, qua rà soát, số tiêu chí NTM mới đạt 12 tiêu chí.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục