Trong quý I/2024, hoạt động thương mại, dịch vụ tại tỉnh Hòa Bình diễn ra khá nhộn nhịp, doanh thu ước đạt 22.290 tỷ đồng, tăng 17,9% so với cùng kỳ năm trước.
Siêu thị Vì Hòa Bình đảm bảo nguồn cung hàng hóa có chất lượng phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân.
Theo đánh giá của Sở Công Thương, trong quý I, hoạt động bán lẻ và kinh doanh dịch vụ tiêu dùng tăng cao do là thời điểm Tết Nguyên đán Giáp Thìn. Sức mua chủ yếu tập trung vào một số mặt hàng lương thực, thực phẩm, quần áo, giày dép và các hàng hóa thiết yếu phục vụ dịp Tết. Với nhiều giải pháp được triển khai hiệu quả, chất lượng hàng hóa đảm bảo với mẫu mã phong phú, đa dạng, giá cả ổn định, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân.
Để phát triển thương mại - dịch vụ, thời gian tới, Sở Công Thương tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, nắm bắt tình hình cung - cầu, đảm bảo ổn định thị trường tiêu dùng.
Minh Vũ
Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các tổ chức tín dụng gửi đường dẫn của chuyên mục công bố các loại lãi suất về Ngân hàng Nhà nước trước ngày 1/4/2024.
Ngày 12/3, UBND huyện Lạc Sơn tổ chức chương trình gặp mặt các doanh nghiệp (DN), nhà đầu tư, hợp tác xã (HTX), hộ kinh doanh dịp đầu Xuân Giáp Thìn 2024.
Để đảm bảo môi trường kinh doanh lành mạnh, văn minh mùa lễ hội đầu xuân, lực lượng quản lý thị trường (QLTT) đã tăng cường kiểm tra, kiểm soát giá cả, chất lượng hàng hóa, dịch vụ.
Theo báo cáo của UBND tỉnh, tính đến nay, tổng số dự án đầu tư vào các khu công nghiệp của tỉnh là 111 dự án, trong đó có 26 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, tổng vốn đăng ký 379,77 triệu USD và 81 dự án đầu tư trong nước, tổng số vốn đăng ký 15.952,29 tỷ đồng.
Giá vàng trong nước liên tục tăng cao ngất ngưỡng đã phá mọi kỷ lục từ trước đến nay và đang tạm đứng ở ngưỡng 82 triệu đồng/lượng (vàng SJC) vào sáng ngày 11/3, trong khi giá vàng nhẫn 4 số 9 cũng đang ở quanh mức 71 triệu đồng/lượng. So với thời điểm cuối năm 2023, hiện giá vàng đã tăng khoảng 5,5 triệu đồng/lượng.
Ngày 1/4/2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 523/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Sau 3 năm thực hiện, ngành lâm nghiệp cả nước đã đạt nhiều kết quả tích cực, nâng cao chuỗi giá trị sản xuất, góp phần phát triển kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường bền vững.